Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Trẻ con có thực sự muốn học thêm?

Nguyễn Yên - Quách Đồng: Thứ ba 11/02/2025, 17:45 (GMT+7)

Xung quanh những tranh luận về việc cấm dạy thêm, học thêm, cho đến nay trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là ghi nhận ý kiến người lớn, từ giáo viên, phụ huynh và các nhà quản lý, trong khi, đối tượng trung tâm, chịu tác động trực tiếp của quy định mới này lại chưa được hỏi ý kiến.

Thậm chí có ý kiến cho rằng, bàn về Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm thì điều cốt yếu phải trả lời được câu hỏi: học sinh có vui vẻ và mong muốn học thêm hay không?

Vậy thực tế, bao nhiêu trẻ em thực sự mong muốn đến các lớp học thêm, sau khi đã ở trường cả ngày? 

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Trước khi có Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT, việc học sinh tham gia học thêm ở trong và ngoài nhà trường là thực trạng chung ở các nhà trường hiện nay. Trong đó, nhiều các em ở bậc tiểu học được bố mẹ cho đi học thêm vào các buổi chiều tối vì đi làm về muộn, không kịp đón con và mong muốn con được thầy cô kèm cặp thêm.

Chương trình học ở khối tiểu học còn khá nhẹ nên em Tú Linh ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cảm thấy thoải mái ở lớp học thêm: “Con đi học thêm 3 buổi một tuần, con cảm thấy vui và thấy học 3 buổi một tuần là vừa”.

Tuy nhiên, em Tuấn Phong, học sinh lớp 6 một trường THCS tại quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, lịch học thêm 4 buổi một tuần khiến em và nhiều bạn trong lớp cảm thấy mệt mỏi: “Con đi học thêm khá nhiều, con không thích lắm vì một ngày học từ sáng đến chiều đã khá mệt, giờ học thêm nữa con càng mệt, con muốn ở nhà chơi nhiều hơn. Các bạn bè của con cũng oải”.

Bao nhiêu trẻ em thực sự mong muốn đến các lớp học thêm, sau khi đã ở trường cả ngày? (Ảnh minh họa. Nguồn: Lao động)

Bao nhiêu trẻ em thực sự mong muốn đến các lớp học thêm, sau khi đã ở trường cả ngày? (Ảnh minh họa. Nguồn: Lao động)

Tương tự Tuấn Phong, ngoài giờ học chính khóa trên lớp, em Lê Nguyễn Bảo Châu, học sinh lớp 7 một trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội còn học thêm 6 buổi chiều do nhà trường tổ chức.

Ngoài ra, Châu còn học thêm 4 ca ở ngoài. Lịch học chính, học thêm dày đặc; nhiều lúc chưa kết thúc ca học này đã vào ngay ca học thêm khác nhưng em vẫn phải chấp nhận:

"Không phải thích lắm, nhưng theo cháu thấy học thêm thì sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn, vì nhiều lúc những kỳ thi ở trường hay kỳ thi của câu lạc bộ thì kiến thức đều ngoài chương trình cả. Hầu hết là do thời gian trên lớp mỗi tiết chỉ 45 phút nên không thể nào học hết những kiến thức trong phần đó được, cho nên phải học thêm ở trường, và nếu được thì cũng phải đi học ở nhà các cô nữa”

Ở bậc trung học phổ thông, nhiều học sinh thấy rằng, các em không có nhu cầu học buổi 2, các em chỉ muốn học thêm để luyện thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy nhưng vẫn phải học buổi 2 ở trường vì không còn cách nào khác. Điều này, theo em Nguyễn Mỹ Linh, ở quận Thanh Xuân đang gây lãng phí thời gian, công sức của các em:

“Con thấy nó hơi thừa, đáng ra môn nào mình không học được thì mình đăng ký học thêm nhưng đây mình phải học hết, con không thích đi học thêm nhiều, mình tự học hoặc chủ động tìm lớp học theo ý mình sẽ hiệu quả hơn”.

Dạy thêm, học thêm luôn là vấn đề 'nóng' trong giáo dục. Ảnh: Báo Đầu tư

Dạy thêm, học thêm luôn là vấn đề "nóng" trong giáo dục. Ảnh: Báo Đầu tư

Không chỉ học sinh, mà ngay cả một số phụ huynh cũng không đồng tình với việc dạy thêm tràn lan trong các nhà trường. Bày tỏ sự đồng tình với yêu cầu dừng dạy thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chị Nguyễn Thị Liên, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho hay, với những lớp, những trung tâm ôn luyện vào trường chuyên, lớp chọn do phụ huynh lựa chọn thì vẫn được chấp nhận, nhưng với việc dạy thêm do các trường tự mở ra để dạy và “ép” học sinh thì nên bị dẹp bỏ:

"Em phản đối chuyện học sinh cấp 1 đã học ở trường xong lại bắt về nhà cô để tự dạy ở nhà cô theo kiểu ép khéo đi học là kiểu em hoàn toàn phản đối. Vì em thấy kiểu dạy ở trung tâm, ở nhà cô chỉ phù hợp với những bạn không thể theo được thì cần cô kèm cho thôi”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị Dung, một phụ huynh có 2 con học cấp 1 và cấp 2 chia sẻ, cả 2 con của chị đều đang phải học thêm, trong đó bé học cấp 2 phải học thêm 6 buổi tại trung tâm do nhà trường tổ chức. Đó là chưa kể 4 buổi học thêm bên ngoài do bố mẹ lựa chọn. Từ việc giáo viên phải phân chia nội dung để dạy thêm, chị Dung cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiệt huyết, tâm sức của giáo viên khi dạy chính khóa:

"Nếu việc tổ chức dạy thêm quá tràn làn sẽ gây ra một hệ lụy là các con chạy xô học ở trường, rồi học ở nhà. Rồi thay vì chuyên tâm dạy ở trường, thì nếu dạy thêm ở ngoài, các cô cũng phải dồn tâm sức, sự sáng tạo của mình cho việc dạy thêm ở ngoài nhiều hơn, như thế sẽ ảnh hưởng đến các con”.

Trong khi đó, tại một số quốc gia châu Âu hiện nay, học sinh cấp 1, cấp 2 đa phần chỉ học đến 3 giờ chiều hàng ngày là được về nhà. Việc học thêm tại trường và các trung tâm học thêm hầu như không có, các em được khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu và học thêm các kỹ năng khác. Các thầy cô giáo cũng không giao quá nhiều bài tập về nhà, điểm kiểm tra của học sinh cũng được gửi riêng cho học sinh và phụ huynh, không công khai trên lớp.

Còn một phụ huynh Việt có con học lớp 8 tại Nhật Bản cho biết, chị cho con đi học thêm toán 1 buổi/ 1 tuần vì thấy con cần được hỗ trợ. Tại quốc gia này, hầu hết học sinh dành phần lớn thời gian cho việc học tập tại trường.

Tuy nhiên, việc học trên lớp chỉ giải quyết được những vấn đề cơ bản nên nhiều trung tâm học thêm và luyện thi đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu của những em ham học. Tuy vậy, giáo viên ở các trường chính quy không được tham gia giảng dạy ở trung tâm luyện thi, nếu vi phạm sẽ bị sa thải, hiệu trưởng trường đó phải từ chức.

Nguyễn Yên - Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.