Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Trang bị kỹ năng cứu hộ an toàn cho trẻ em: Nguyên tắc cơ bản phòng chống đuối nước

Hải Hà: Thứ ba 03/06/2025, 06:13 (GMT+7)

Đuối nước là một trong 5 nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ em từ 1-14 tuổi. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Dù Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp, nhưng mỗi năm chỉ giảm được khoảng 100 trẻ tử vong và mức độ giảm không đồng đều giữa các khu vực.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ trẻ em khỏi những vụ đuối nước thương tâm.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Caroline Lukaszyk, Cán bộ kỹ thuật Phòng chống tai nạn thương tích của Tổ chức y tế Thế giới tại Thụy Sĩ về nội dung này.

Ảnh: Hồng Lĩnh

Ảnh: Hồng Lĩnh

PV: Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam đang đứng ở vị trí nào trong bản đồ thế giới về đuối nước?

Tiến sĩ Caroline Lukaszyk: Để xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ đuối nước trong khu vực và trên toàn cầu cần xem xét nhiều yếu tố. Điều đó sẽ phụ thuộc vào khía cạnh hay chỉ số mà chúng ta đang xem xét.

Xét về mặt chiến lược, Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu trong một số lĩnh vực như có chiến lược quốc gia, có đầu mối quốc gia phụ trách phòng chống đuối nước và triển khai nhiều biện pháp can thiệp phòng chống đuối nước trong cộng đồng. Tuy nhiên, gánh nặng và tỷ lệ đuối nước vẫn còn khá cao.

Quá trình 20-30 năm trở lại đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ quan trọng trong giảm thiểu tình trạng đuối nước. Tôi nghĩ điểm tích cực là việc giảm tỷ lệ đuối nước đang diễn ra, tuy chậm nhưng ổn định. Việt Nam đang duy trì được đà này với các giải pháp can thiệp phòng chống đuối nước ở mặt chính sách và chiến lược, cũng như cải thiện dữ liệu. Chúng ta cần tiếp tục tập trung vào những nỗ lực này. Tuy nhiên, điều chúng tôi nhận thấy là mức giảm này không đồng đều. Một số khu vực giảm nhiều hơn những khu vực khác.

Điều mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) mong muốn là tỉ lệ giảm này cần diễn ra ở tất cả các bối cảnh và môi trường khác nhau. WHO hiện có nhiều công cụ kỹ thuật, gói giải pháp và tài nguyên để hỗ trợ Việt Nam thực hiện.

Chúng tôi đã xác định nhiều giải pháp dựa trên bằng chứng có thể được triển khai ở cấp cộng đồng với chi phí không cao. Chúng tôi cũng đã có hướng dẫn dành cho các nhà hoạch định chính sách, quan chức chính phủ để cải thiện hệ thống luật pháp và các chiến lược liên quan nhằm bảo vệ người dân khi ở gần nước. Dù tốc độ giảm chậm nhưng đó là tín hiệu đầy hy vọng và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực.

PV: Tổ chức Y tế Thế giới có những khuyến nghị gì cho Việt Nam trong công tác phòng chống đuối nước?

Tiến sĩ Caroline Lukaszyk: Việt Nam hiện đang triển khai nhiều biện pháp can thiệp cộng đồng rất hiệu quả mà WHO khuyến nghị trong phòng chống đuối nước. Ví dụ như chương trình dạy bơi cho trẻ em trong độ tuổi đi học, hiện đang được thực hiện rất rộng rãi trên khắp cả nước. Một trong những thách thức ban đầu là yêu cầu phải có bể bơi để dạy bơi cho trẻ.

Và Việt Nam đã phát triển một giải pháp rất sáng tạo: các bể bơi di động, có thể vận chuyển đến vùng nông thôn, lắp ráp, bơm nước vào để trẻ em ở những cộng đồng này có thể học các kỹ năng bơi cơ bản và an toàn dưới nước.

Dịch vụ trông trẻ (day-care) cũng đã được xây dựng rất tốt ở Việt Nam nhằm đảm bảo trẻ nhỏ được giám sát khi ở gần nước. Dù Việt Nam đang thực hiện nhiều chiến lược và chương trình rất hiệu quả nhưng vẫn còn những lĩnh vực cần được củng cố thêm.

Ví dụ như về chính sách, hiện Việt Nam chưa có luật quốc gia cấm sử dụng rượu bia gần các khu vực công cộng có nước. Mà chúng ta biết rằng, rượu bia kết hợp với việc ở gần nước là một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến đuối nước. Vì vậy, vẫn còn những khía cạnh cần được cải thiện.

Tuy nhiên, nhìn chung, nỗ lực ở cấp quốc gia tại Việt Nam là rất mạnh mẽ, và WHO rất trân trọng khi được đồng hành trong hành trình đó.

Một trong những khuyến nghị của WHO là trẻ em trong độ tuổi đến trường nên được học kỹ năng bơi và an toàn dưới nước. (Ảnh: Hồng Lĩnh)

Một trong những khuyến nghị của WHO là trẻ em trong độ tuổi đến trường nên được học kỹ năng bơi và an toàn dưới nước. (Ảnh: Hồng Lĩnh)

Một trong những khuyến nghị của WHO là trẻ em trong độ tuổi đến trường nên được học kỹ năng bơi và an toàn dưới nước. Nhiều người khi nghe đến điều này sẽ hình dung cảnh trẻ em học bơi trong bể bơi chuẩn Olympic, nhưng đó không phải là mục đích chính của khuyến nghị này.

Điều quan trọng là trẻ không chỉ học bơi mà còn phải biết kỹ năng an toàn dưới nước, như nổi trên mặt nước, hoặc cách xử lý khi gặp các mối nguy hiểm khác nhau trong môi trường nước; kỹ năng cứu hộ an toàn và hồi sức tim phổi.

PV:  Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bão lũ xảy ra ngày càng thường xuyên tại Việt Nam. Vậy Việt Nam cần lưu ý điều gì trong công tác phòng chống đuối nước, thưa bà?

Tiến sĩ Caroline Lukaszyk: Một trong những khuyến nghị của WHO là tăng cường quản lý rủi ro lũ lụt trong cộng đồng để giảm thiểu số người tiếp xúc với nước lũ trong những tình huống nguy hiểm. Đây không phải là việc dễ dàng mà đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bộ ngành chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

WHO khuyến nghị cần có sự phối hợp rõ ràng, giữa các bên liên quan để lập kế hoạch tốt hơn. Trước hết, cần hiểu rõ tác động thực sự là gì – cộng đồng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất, ở đâu, khi nào xảy ra các ca tử vong do đuối nước, và hoàn cảnh nào dẫn đến tình huống nguy hiểm đó.

Khi đã có dữ liệu chắc chắn đối với các vấn đề trên, chúng ta có thể xem xét các biện pháp can thiệp phù hợp nhất với bối cảnh. Đây là quá trình dài hơi nhưng cốt lõi là phải hiểu vấn đề, đánh giá, rồi xác định và triển khai giải pháp thông qua sự hợp tác nhiều bên.

PV: Vâng, xin cảm ơn bà!

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Xã, phường sẽ cấp sổ đỏ lần đầu

Xã, phường sẽ cấp sổ đỏ lần đầu

Trước đây, khi thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu thì phải có văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp, sử dụng đất ổn định hoặc phù hợp với quy hoạch. Nhưng nay nếu giao thẩm quyền cho chính quyền cấp xã thì người dân sẽ không cần giấy tờ đấy...

Thay đổi mới, giá bán lẻ điện sinh hoạt cao nhất gần 4.000 đồng/kWh

Thay đổi mới, giá bán lẻ điện sinh hoạt cao nhất gần 4.000 đồng/kWh

Từ ngày 29/5, giá bán lẻ điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là khoảng 3.967 đồng một kWh, chưa gồm thuế VAT.

Hà Nội kết thúc nắng nóng gay gắt, chuyển mưa dông từ đêm nay

Hà Nội kết thúc nắng nóng gay gắt, chuyển mưa dông từ đêm nay

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Bộ, trưa và chiều 2/6, Hà Nội trải qua một ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ đo được tại các trạm khí tượng lúc 13h lên tới 39 độ C.

Đường càng nâng, nhà càng ngập: Vòng luẩn quẩn đến bao giờ

Đường càng nâng, nhà càng ngập: Vòng luẩn quẩn đến bao giờ

Một giải pháp chống ngập trong đô thị được triển khai nhiều năm qua là nâng đường. Khu vực nào càng ngập thì đường nâng càng cao và hệ lụy là nhiều nơi cùng nâng đường, nâng ngõ, nhà dân cũng phải nâng lên cao hơn hoặc biến thành hầm, cuối cùng ngập vẫn hoàn ngập.

Phiên chợ đồ xưa, khoảng lặng ký ức giữa phố phường

Phiên chợ đồ xưa, khoảng lặng ký ức giữa phố phường

Trong dòng chảy hối hả của Hà Nội, có một góc phố dường như ngưng đọng thời gian, nơi quá khứ vẫn thì thầm những câu chuyện cũ. Đó là phiên chợ đồ xưa Hoàng Hoa Thám, một điểm hẹn của những tâm hồn hoài cổ, nơi mỗi món đồ cũ không chỉ là vật vô tri mà còn là mảnh ghép ký ức.

Ga đường sắt đô thị trong “bán kính vàng” TOD: Quy hoạch sao cho hiệu quả?

Ga đường sắt đô thị trong “bán kính vàng” TOD: Quy hoạch sao cho hiệu quả?

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), không chỉ đơn thuần là phát triển tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao hay tuyến đường vành đai. Quan trọng hơn, đó là khai thác hiệu quả tối đa từ việc phát triển các hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn.

Nhà tập thể và tinh thần tập thể

Nhà tập thể và tinh thần tập thể

Các khu tập thể cũ đang dần được thay thế bằng những tổ hợp cao tầng hiện đại. Nhưng, không vì thế mà chúng ta lãng quên những giá trị sống của một thời tập thể.