Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Trăm năm nghề đan mê bồ

Nhóm PV: Thứ ba 13/12/2022, 20:44 (GMT+7)

Đan mê bồ là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Qua từng năm tháng, nghề này tưởng chừng như sắp mai một nhưng thời gian gần đây phát triển trở lại, những người còn bám nghề ai nấy cũng phấn khởi.

Không chỉ dân quê, mà ngay nhiều nhà ở các thành phố những năm nghèo khó cũng không lạ gì tấm mê được đương (đan) từ cây trúc. Các làng quê thuở ấy có cả những người đi bán dạo mê bồ quây lúa trên những chiếc ghe bầu.

Nếu người mua cần nhiều, có thương lái còn sẵn sàng ở lại để mua trúc, chẻ, đương mê ngay tại chỗ...

tre_bo_1

Theo những lão nông ở xã Mỹ Trà, nghề đan mê bồ không biết chính xác có tự bao giờ. Cứ đời ông truyền cho cha, cho con rồi đến cháu thế là kéo dài cũng cả trăm năm nay.

Nhiều tài liệu cũng ghi chép lại, làng nghề đan mê bồ Mỹ Trà hình thành cách đây khoảng trên 100 năm, trước kia thuộc xã Mỹ Trà, nằm ở vùng nông thôn cách trung tâm khoảng 2 km, nhưng do chia tách về mặt địa lý hành chánh nên nay là một phần diện tích chia tách của phường Mỹ Phú năm 2005 và xã Mỹ Trà thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp chủ yếu tập trung ở Rạch Chanh, Rạch Bà Mụ, Mương Khai…

Theo những người đan mê bồ ở đây, thì mê bồ hiện nay được dùng vào việc lót tàu, xà lan, bán sang Campuchia cho bà con dự trữ lúa, hay sấy nhãn, sấy vải. Hiện tại, trung bình mỗi ngày một người làm được khoảng 6 – 8 tấm mê bồ vỏ hoặc 15 – 20 tấm mê bồ ruột, tính công theo sản phẩm từ 10.000 – 15.000 đồng/tấm. Nhờ công việc này mà nhiều người lớn tuổi cũng có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống:

"Mình già rồi không có mần mướn nổi, làm cái này chơi vậy. Mình thì mình cũng 80 mấy tuổi rồi. Ở không thì con cái nuôi. Như tôi đi làm hồ nhiều khi vác một bao xi măng cũng không nổi".

"Nếu đi làm mướn thì người ta không mướn, đi vô công ty thì cũng không được, bây giờ ngày nào mạnh giỏi thì mình đương, mình ăn lây lất qua ngày, còn hôm nào yếu thì về nhà".

Ông Nguyễn Văn Mơ, ở ấp 1, xã Mỹ Trà gần 80 tuổi thì đã có thâm niên 70 năm đan mê bồ, ông có 8 người con thì 7 người làm nghề đan mê bồ. Mặc dù theo thời gian, nghề có lúc mai một nhưng gia đình ông vẫn bám trụ cho đến nay.

Ông Mơ kể: Bận trước, xóm nghề chộn rộn dữ lắm. Trời vừa hừng sáng là đầu làng đến cuối xóm đã náo nhiệt tiếng chẻ tra, đương mê bồ rồi tiếng cười nói, đùa giỡn của nam nữ. Thế nhưng, giờ chỉ còn chừng trăm hộ dân sống dọc theo kênh này tiếp tục duy trì nghề. Hiện nay dù tuổi cao nhưng ông vẫn còn khỏe đan giỏi như hồi còn trẻ và càng phấn khởi khi lúc này mê bồ có giá. Thay vì đầu năm 2013, giá một mê bồ da, dài 4,2 mét, ngang 1,2 mét là 50 ngàn đồng, nay tăng 55 ngàn đồng. Còn mê bồ ruột, dài 3,5 mét cũng ngang 1,2 mét trước đây chỉ 8 ngàn đồng nay tăng 14 ngàn đồng. Đây là tín hiệu vui cho nhiều gia đình xã Mỹ Trà còn bám nghề.

Ông Mơ chia sẻ: "Mình cũng có kiếm nghề này nghề kia để làm. Bồ này mà không có giá thì không ai bán, mạnh ai nấy bán bán, không bán thì cũng bỏ. Ở đây thì mỗi người làm thêm mần hồ này kia để có thêm tiền sống. Lợp tay thì không có dư nhiều mà nhờ làm máy thì mới có dư nhiều, ví dụ như hai vợ chồng của chú một ngày lâm râm cũng một người 100.000 trừ hết chi phí còn 100.000. Còn nếu làm bàn tay thì không có được 100.000 đồng/ngày. Bởi vì trẻ tối ngày hai cây trúc này không biết có rồi hay không mướn người ta đương còn gì nữa đương thì mất giá còn mình làm máy thì mình không có tốn công".

Ảnh: Lao động

Ảnh: Lao động

Theo người trong nghề, đan mê bồ tuy không khó nhưng mất thời gian bởi quy trình sản xuất khá công phu. Để có tấm mê bồ bền đẹp phải trải qua nhiều công đoạn, được phân việc rõ ràng. Đàn ông có sức khỏe thì đảm nhận chẻ trúc, vót nan. Đàn bà thì đương mê bởi bàn tay khéo léo. Nguyên liệu đương mê bồ chủ yếu là trúc, có nơi cũng sử dụng tre.

Cây trúc được vận chuyển từ vùng Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau bởi đặc tính lóng dài, tính dẻo dai. Trúc mua về phải ngâm nước khoảng nửa ngày, rồi chẻ ra từng sợi nan, phơi khoảng một ngày nắng “dốt” để dễ chẻ ra thành các nan nhỏ. Đây là khâu khó nhất, nan chẻ từ phần vỏ bên ngoài được dùng đan mê bồ loại một, gọi là mê bồ cật hay là mê bồ da, giá cao hơn nan chẻ từ ruột có độ bền kém nên giá bán rẻ hơn. Nhưng do nhu cầu, xã Mỹ Trà có khoảng 30 hộ dành dụm tiền mua máy chẻ nan, công việc đỡ vất vả lại có thời gian đan thêm nhiều mê bồ. Trung bình một người đan mê bồ hiện nay có thu nhập từ 80 – 140 ngàn đồng/ngày.

Gia đình bà Lê Thị Phiên, ngụ xã Mỹ Trà, trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã, do chí thú làm ăn từ nhiều nghề và làm thêm nghề đan mê bồ nay thoát nghèo, hai con đang học Đại học sắp ra trường, bà Phiên cho biết: "Từ thời cha mẹ đã sống bằng nghề này không có ruộng đất, lúc đó cha chẻ nan, không có ai làm tiếp tôi nên mới làm tiếp mỗi ngày một cái mê. Khi lớn lên có gia đình đi cắt lúa mướn, cắt hết mùa lúa thì về mần bồ này làm mướn cho người ta tới nay vẫn còn làm. Mình làm lâu bền, người ta khen. Làm từ từ như vậy hoài nan nào làm cũng được hết. Mấy người này người ta nghỉ nghề bồ sau lại mới có máy chẻ đầu tiên chưa có mấy trẻ thì đương lục bình xỏ xâu, một xâu 200 - 500 đồng, một thời gian sau người ta chê, mình mới làm lại mê bồ này".

Trước đây, nghề đan mê bồ đã giúp nhiều gia đình trở nên khấm khá. Sản phẩm của bà con làm ra được tiêu thụ khá mạnh, chủ yếu dùng để làm bồ chứa lúa, làm vách, cửa nhà. Theo những người vẫn bám trụ với nghề đến nay, hiện mê bồ đang được thị trường ưa chuộng trở lại, chủ yếu phục vụ công trình tấn mé, dùng để phơi khô, phơi mứt mùa tết…

Ông Võ Văn Thọ có 30 năm trong nghề đan mê bồ chia sẻ, bồ bây giờ đang hút, dân thấy làm ăn đỡ hơn mấy năm trước, thu hút lao động cũng nhiều. Bây giờ được trang bị thêm máy móc, nên năng suất cũng cao hơn thời điểm làm bằng tay: "Nghề này là công việc phụ thôi chứ công việc chính không nổi bởi vì thu nhập không được cao nhưng mà cái phụ của nó khi mà gia đình không có công ăn việc làm thì có thể tạo nguồn vốn gọi là nghề chính của mình. Làm lai rai bán hoài. Ví dụ như đường lộ chỗ nào bị lỡ thì người ta mua vài ba chục tấm người ta tấn vào vô đất để tấn vào. Mình bán để tiêu thụ như vậy chơi lúa bây giờ ít ai sử dụng cái này".

Hồi trước nhà nhà đều làm ăn khấm khá từ nghề này, nên năm 2003, UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định công nhận làng nghề truyền thống. Sản phẩm của bà con làm ra tiêu thụ mạnh, chủ yếu dùng chứa lúa, đắp đê. Nhưng những năm sau đó nhu cầu tiêu thụ ít dần, có lúc giá thấp, nhiều người không có vốn để mua trúc nên nhiều nhà bỏ theo nghề khác. Nếu còn thì làm phụ thêm bên cạnh ngành nghề chính khác. Qua thống kê toàn xã chỉ còn hơn 150 hộ, giảm 70-80%.

Thế nhưng giữa năm 2013 đến đầu năm 2014 mê bồ bắt đầu có giá trở lại, tính đến nay, toàn xã tiếp tục nghề đan mê bồ có hơn 170 hộ, rãi đều cả 3 ấp và có thêm 20 hộ thuộc khóm Mỹ Thuận - phường Mỹ Phú, thu hút hàng trăm lao động nhàn rỗi. Hiện tại sản phẩm người dân làm ra không đủ cung cấp thị trường An Giang, Tiền Giang, Campuchia.

Đến xã Mỹ Trà và khóm Mỹ Thuận, phường Mỹ Phú lúc này, thấy không khí người dân đan mê bồ rất nhộn nhịp, cách vài nhà là thấy cây trúc hay những tấm mê bồ để trước nhà. Đây không chỉ là tín hiệu vui cho người dân mà của cả chính quyền địa phương luôn mong giá cả ổn định để bà con yên tâm theo nghề, ổn định cuộc sống gia đình bằng chính sức lao động của mình. Mê bồ làm ra, ít khi phải trữ lại trong nhà vì quanh năm luôn có người mua.

Và dẫu không còn được thịnh như xưa, nhưng ngày ngày vẫn có những đôi tay cần mẫn làm nên sức sống bền chặt của nghề đan truyền thống. Theo nhịp thở của thời gian, người làm nghề vẫn lặng lẽ gửi gắm những vệt buồn vui của cuộc sống trong mỗi chiếc mê bồ. Những đôi bàn tay cứ dày thêm những nếp nhăn, vết rạn. Song, những đôi tay ấy vẫn cứ thoăn thoắt bền bỉ với từng cọng nan hàng ngày, hàng giờ để nuôi dưỡng sức sống của làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.