Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Trả lại tên cho đường, nếu chưa thành cao tốc

Quách Đồng - Kiều Tuyết: Thứ năm 03/08/2023, 12:01 (GMT+7)

Toàn quốc hiện có một số dự án đường bộ do yêu cầu phân kỳ đầu tư nên chỉ có 2 làn xe, không có dải phân cách giữa, nhưng vẫn được coi là cao tốc và tổ chức giao thông theo dự án cao tốc. Điều này có thực sự hợp lý?

Cần nghiên cứu, trả lại đúng tên cho những đoạn đường chưa phải là cao tốc mà bị gọi là cao tốc ra sao để có phương án tổ chức khai thác phù hợp?

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai có quy mô phân kỳ đầu tư 2 làn xe đã bộc lộ nhiều bất cập. Ảnh: Thanh niên

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai có quy mô phân kỳ đầu tư 2 làn xe đã bộc lộ nhiều bất cập. Ảnh: Thanh niên

Thường xuyên lưu thông trên cao tốc Bắc – Nam, tài xế Nguyễn Đình Thành, ở Hà Đông, Hà Nội rất băn khoăn khi không chỉ tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai tồn tại đoạn đường chỉ có 2 làn xe, không có dải phân cách cứng, mà sau này, một số tuyến như: Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Cam Lộ - La Sơn mỗi chiều đường cũng chỉ có 2 làn xe chạy, không có làn dừng khẩn cấp kéo dài toàn tuyến, chỉ có điểm dừng khẩn cấp, điểm vượt xe.

Theo tài xế Nguyễn Đình Thành, với những trường này, khi xe gặp sự cố thì rất dễ xảy ra ùn tắc hoặc những như xe cứu thương, cứu hỏa cũng khó tiếp cận hiện trường: "Trường hợp không thể đi lại được nữa, phải dừng, bất khả kháng thì nó ảnh hưởng, chiếm dụng làn lưu thông của các xe khác. Mà tốc độ lưu thông đang 80, 90 mà không kịp xử lý thì sẽ đâm nhau, gây ra tai nạn liên hoàn".

Tài xế Nguyễn Xuân Đức, ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng rất băn khoăn khi một số cao tốc mới đưa vào khai thác, dù định danh là cao tốc, nhưng chỉ chạy được 80km/h: "Ví dụ cao tốc Cao Bồ- Mai Sơn chạy là 80km/h, thế mà chạy ra Quốc lộ 1 lại chạy được 90km/h, trong khi đó cao tốc Cao Bồ- Mai Sơn 2 làn và chỉ dành cho ô tô, không có giao thông hỗn hợp. Đấy là điều cực kỳ bất cập".

Lãnh đạo môt doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT thừa nhận, xây dựng cao tốc 2 làn xe theo phân kỳ đầu tư là giải pháp “con nhà nghèo”. Về phương án khai thác, đối với cao tốc 2 làn xe cũng có hệ thống đường gom hai bên, không cho xe thô sơ lưu thông. Tuy vậy, việc chỉ có 2 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp, thậm chí không có dải phân cách cứng khiến nguy cơ mất an toàn giao thông cao hơn, đặc biệt là việc xử lý sự cố, tai nạn mất nhiều thời gian:

"Thứ nhất là không có dải phân cách giữa thì cũng nguy hiểm, vì xe chạy với tốc độ  80 cũng là cao rồi. Về việc khai thác tuyến cao tốc mà không có làn dừng khẩn cấp, phương tiện đi lại sau này có tai nạn hay xe trục trặc trên đường thì rất bí và ùn tắc ngay. Nhưng các cơ quan liên quan có lẽ đã tính toán về “hầu bao”, về túi tiền, chứ còn chuẩn cao tốc phải có làn đi tốc độ cao, làn đi bình thường, làn dừng khẩn cấp thì nó tốt hơn nhiều", vị lãnh đạo này cho biết.

Đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chỉ thiết kế 2 làn xe chạy mỗi bên, không có làn dừng khẩn cấp dài toàn tuyến. Ảnh: Tiền Phong

Đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chỉ thiết kế 2 làn xe chạy mỗi bên, không có làn dừng khẩn cấp dài toàn tuyến. Ảnh: Tiền Phong

TS Đào Huy Hoàng, Viện KHCN GTVT thừa nhận, không có tiêu chuẩn cho cao tốc 2 làn xe, mà đó là tiêu chuẩn cơ sở phục vụ cho các dự án cao tốc phân kỳ đầu tư. Theo TS Đào Huy Hoàng, hiện việc tổ chức giao thông đối với các dự án cao tốc 2 làn xe, không có dải phân cách giữa vẫn như áp dụng đối với cao tốc. Bởi vậy, khi lưu lượng phương tiện cao, trong khi đường không có dải phân cách giữa, không có làn khẩn cấp khiến người tham gia giao thông bất an:

"Khi thiết kế một tuyến đường phải căn cứ trên khảo sát lưu lượng thiết kế và việc tính toán cho năm tương lai là bao nhiêu năm, ví dụ 15 năm để ông thiết kế ra một cong đường là có mấy làn xe. Và khi tính toàn thiết kế vẫn đảm bảo cho các phương tiện có thể khai thác được đến tốc dọ thiết kế. Nhưng bây giờ khi lưu lượng nó lớn quá, thì nó lại không hiệu quả về mặt khai thác", TS Đào Huy Hoàng cho biết.

Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cũng cho rằng, đường cao tốc và đường bộ thông thường có tiêu chuẩn riêng. Nếu đảm bảo tiêu chuẩn cao tốc thì mới được gọi là cao tốc, còn không đạt thì xem xét đạt tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cấp phù hợp, không có truyện nhập nhèm giữa cao tốc và đường bộ thông thường, bởi đường cao tốc hoàn chỉnh bảo đảm kết cấu hình học, kết cấu công trình trên đường, thỏa mãn tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc thì được công nhận là đường cao tốc và được thu phí. Bởi lưu thông tốc độ cao, yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu:

"Nếu đường cao tốc không đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu cái này, thiếu cái kia thì dứt khoát không được thừa nhận đấy là cao tốc. Trong trường hợp cao tốc bị vi phạm, vẫn được khai thác do phân lỳ đầu tư, cũng được, nhưng không được thừa nhận là đường cao tốc. Nó có thể là đường cấp 1, hoặc tương đường cấp 1 hoặc cấp 2 đường bộ. Cái đấy phải rõ. Đã đảm bảo cao tốc rồi thì tất cả các tiêu chuẩn phải thỏa mãn, không có châm chước", Chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cho biết.

Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp hạn chế hiệu quả đầu tư: Ảnh: PLO.

Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp hạn chế hiệu quả đầu tư: Ảnh: PLO.

Đến thời điểm này, không có tiêu chuẩn cho cao tốc 2 làn xe. Bởi vậy, một số ý kiến cho rằng, những dự án đường bộ chỉ có 2 làn xe, không có dải phân cách giữa, không có làn dừng khẩn cấp vẫn có thể được thông xe, được thu phí, nhưng không nên coi những dự án đó là cao tốc và càng không nên ứng xử như cao tốc.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Những “người sẽ lớn”.

Pháp luật Việt Nam và các nước, dù quy định hơi khác nhau một chút về độ tuổi trẻ em, nhưng chung quy đều lấy một mốc tuổi để phân biệt: hoặc trẻ em, hoặc không còn là trẻ em. Và giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, có quy định rõ về số năm, về các quyền và nghĩa vụ, làm căn cứ ứng xử cho các bên liên quan. Không có nơi nào gọi tên nhóm dưới tuổi trưởng thành là "người sẽ lớn”.

Việc định danh nhóm tuổi với các đặc điểm về sinh học và năng lực hành vi rất quan trọng. Bởi nếu gọi sai tên nó, ứng xử của những chủ thể liên quan có thể sẽ lệch hoàn toàn khỏi chuẩn mực pháp luật và dẫn đến vô số hậu quả tai hại.

Câu chuyện với những con đường đang là giai đoạn “vị thành niên” của cao tốc cũng có phần tương tự. Về bản chất, ai cũng hiểu rằng con đường đó, nếu không có gì thay đổi, rồi sẽ thành cao tốc khi được nâng cấp cho đạt chuẩn.

Nhưng điểm khác biệt căn bản ở đây dù những người “bảo hộ pháp luật” đã ngầm coi đoạn đường là “vị thành niên”, tổ chức giao thông cho nó với giới hạn tốc độ như với đường chưa là cao tốc, nhưng cái tên mà họ đưa ra cho mọi người, lại là “thành niên”, tức là đương nhiên “cao tốc”, dẫn đến những ảo tưởng, những hiểu lầm cho lái xe, và cả những không hài lòng về các trách nhiệm tài chính liên quan.

Thật lạ lùng, một vị thành niên được/hay bị gọi là thành niên, chỉ vì đứng kế tiếp một người trường thành, trong cùng bối cảnh.

Thật bất ngờ, khi người tham gia giao thông gặp một tuyến đường mới biết đó chưa phải “thành niên cao tốc”, vì tên được công khai là cao tốc đàng hoàng.

Và cũng thật băn khoăn, khi đoạn đường được lên kế hoạch rồi sẽ thành cao tốc kia, thời gian chuẩn bị, có thể là rất nhiều năm, phụ thuộc vào đủ các biến số về tài chính, đầu tư, giải phóng mặt bằng, nhưng người ta vẫn mạnh dạn tạm ứng một cái tên oách hơn, khác xa bản chất hiện tại của nó.

Không phải mọi vị thành niên rồi sẽ trưởng thành. Có những biến cố khiến quá trình trưởng thành dừng lại hoặc thậm chí thụt lùi. Và thực tế, sự tạm ứng này cho đoạn tuyến Yên Bái - Lào Cai, bao lâu nay đã chứng minh điều đó.

Kéo theo là sự bất ngờ và bi động kéo dài ở người tham gia giao thông, là những hậu quả về tai nạn giao thông, về niềm tin xã hội vào sự minh bạch và cam kết hành động.

Việc đồng nhất tên con đường theo tên dự án đã là cách lạ lùng, vì đây là 2 đối tượng căn bản khác nhau. Nhưng đem tên của cả một dự án nhiều kỳ ở trạng thái hoàn chỉnh để gọi một đoạn đường ở giai đoạn sơ kỳ, lại càng lạ hơn. Lý do dù là sự dễ dãi cẩu thả, hay để làm đẹp những con số thống kê, đều không thể chấp nhận. Không một logic nào lý giải thuyết phục điều đó.

Điều đáng nói hơn, là sự vô lý về định danh này dù đã tồn tại cả chục năm nay, không những không được sửa chữa khắc phục, lại có dấu hiệu tiếp tục nhân rộng, dưới những áp lực tạo đột phá về hạ tầng giao thông.

Đột phá hạ tầng nếu muốn trở thành động lực cho phát triển, thì không thể nào chỉ là sự tăng lên dễ dãi của các con số thống kê chiều dài và số tuyến. Không thể mặc nhiên chấp nhận hoặc tiếp nối một nhầm lẫn nhiệm kỳ, dù biết nó thực sự không tốt cho hiện tại và cả tương lai.

Đã đến lúc, bên cạnh sự quyết liệt chỉ đạo các dự án phát triển mới cao tốc, cũng cần có yêu cầu về việc nhìn lại sự vội vàng hoặc lạc quan quá sớm trong phát triển cao tốc vừa qua, để sòng phẳng với các con đường ngay từ tên gọi.

Vì như các nhà khoa học và người dân đã nói mãi: chỉ có “cao tốc và không phải cao tốc”, chứ không thể đem tên gọi triển vọng tương lai để gán cho chất lượng hiện tai. Vì nó còn hài hước hơn việc gọi một thiếu niên hay vị thành niên là “người sẽ lớn”.

Quách Đồng - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Trẻ con có biết gì đâu…”

“Trẻ con có biết gì đâu…”

Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.

Chưa tăng lương hưu, lương công chức trong năm 2025

Chưa tăng lương hưu, lương công chức trong năm 2025

Năm 2025 sẽ chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.

Giá thuê cao, người thu nhập thấp khó tiếp cận nhà ở xã hội

Giá thuê cao, người thu nhập thấp khó tiếp cận nhà ở xã hội

Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 2): Hiệu quả lớn từ thay đổi nhỏ

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 2): Hiệu quả lớn từ thay đổi nhỏ

Mỗi ngày có 17 triệu học sinh trên cả nước di chuyển trên quãng đường từ nhà đến trường. Phần lớn khu vực cổng trường hiện nay đều thiếu biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc và các cảnh báo an toàn, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.

Tịch thu xe đua, rồi sao?

Tịch thu xe đua, rồi sao?

Theo quy định hiện hành, sau khi tịch thu xe đua, nếu là xe chính chủ, chủ phương tiện không liên quan, thì phải trả lại phương tiện. Điều này khiến việc xử lý gặp khó khăn, hiệu lực răn đe bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

“Rốn ngập” Cần Thơ hồi hộp trước đỉnh triều cao nhất năm

“Rốn ngập” Cần Thơ hồi hộp trước đỉnh triều cao nhất năm

Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt bờ kè... trăm tỷ là những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai và đưa vào ứng dụng trong năm 2024 nhằm khắc chế triều cường gây ngập lụt.

Ngõ Huyện - con ngõ 'quốc tế'

Ngõ Huyện - con ngõ "quốc tế"

Ngõ ở phố cổ Hà Nội không giống với chốn khác, ngõ mà như phố, phố lại giống ngõ, hầu hết các con ngõ ấy đều nhộn nhịp suốt ngày đêm. Và có lẽ hầu hết ngõ ở phố cổ có một điểm giống nhau, nối liền hai con phố lớn...