Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Trà đá đi...

Mai Phương: Thứ sáu 12/07/2024, 07:15 (GMT+7)

Giữa nhịp sống hiện đại có chút hối hả, xô bồ, người ta vẫn thấy một Hà Nội thật giản dị, cùng những nét văn hóa rất riêng, mà trà đá vỉa hè là một trong số đó. Cái đơn sơ mộc mạc lại tạo nên một đặc trưng không thể hòa lẫn của mảnh đất này.

Người dân phố cổ mở quán trà đá ngay trước cửa nhà

Người dân phố cổ mở quán trà đá ngay trước cửa nhà

Một khoảng bé xíu hiên nhà hay vỉa hè, mấy chiếc ghế nhựa, một phích nước, một ấm trà thơm, hay vài phong kẹo lạc, thế là thành quán. Bất cứ đâu ở Hà Nội, bạn cũng thể bắt gặp những âm thanh này, hình ảnh này.

Không ai biết trà đá xuất hiện từ bao giờ, có người nói từ sau năm những 1930, khi người dân Hà Nội bắt đầu quen với đồ uống có đá. Những cốc trà đá mát lạnh với hậu vị ngọt thanh đã trở thành thức uống giải tỏa cơn khát trong ngày hè oi bức. Dần dà, hơn cả thói quen, trà đá vỉa hè trở thành nếp sống.

Càng trong phố cổ, quán trà đá vỉa hè dường như càng nhiều hơn. Có những quán tuổi đời hàng chục năm, chứng kiến bao đổi thay của con người và phố thị. Bộ hành qua phố cổ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một Hà Nội xưa cũ và bình yên trong những căn nhà cũ, bên cạnh là những con ngõ chỉ rộng chừng 50-60 phân.

Tấc đất tấc vàng, nhưng có những ngôi nhà mặt phố chỉ mở hàng nước, như quán trà đá của bà Đặng Thị Nguyệt ở Hàng Cót:

"Nói chung là bán cái này thì bán vui thôi, chứ để mà nhiều thì cũng không lãi nhiều. Không chỉ riêng hàng nhà cô, nhà nào cũng bán, kiểu ngày xưa cũng bán quán nước, bên kia đường nữa. Tất cả những người nào già, về hưu không còn sức khỏe nữa thì ngồi.

Nói chung ở Hà Nội, thứ nhất là tất cả những khách vãng lai ở các tỉnh lên, thứ hai là mình đi ra gặp nhau nói chuyện, có thể là vài ba người hàng xóm ngồi mời nhau, nói chuyện, rồi bạn cùng lớp, cùng tuổi đến để ngồi buôn".

Không chỉ người có tuổi mê trà đá, người trẻ cũng thích dừng chân ở những quán nhỏ bình dị

Không chỉ người có tuổi mê trà đá, người trẻ cũng thích dừng chân ở những quán nhỏ bình dị

Gia đình bà mở quán nước từ những năm tám mươi, truyền lại đến tận bây giờ. Các loại đồ uống theo thời gian cũng đa dạng hơn để chiều lòng ẩm khách, nhưng đặc trưng nhất vẫn là trà đá, nước vối đá, mỗi cốc chỉ 3 đến 5 nghìn đồng. 

Với những người đã có tuổi như bà Nguyệt, mở quán ngay trước cửa nhà như một nhu cầu điểm hẹn. Vài cụ già ngồi đánh cờ, hút thuốc lào; mấy người lao động ngoài trời tìm bóng râm và ly nước mát; vài thanh niên “chém gió” lúc rảnh rang, hay vài vị khách Tây lân la trải nghiệm nét văn hóa bản địa trong sự tò mò và thích thú. Bà thuộc đến từng vị khách:

"Cái đồng chí này này, nhà ở Hàng Gà đi sửa điều hòa lên đây ngồi uống nước. Có nhiều khách quen, toàn quen thôi, hàng xóm. Đấy rất đơn giản, lá vối này, chè tươi, chè mạn thế thôi, không có nhiều".

Ngang qua một quán trà đá vỉa hè, bạn có thể nghe được đủ thứ chuyện trên đời. Từ thời sự báo đài, đến chuyện hàng xóm, gia đình, con cái, tiền điện tiền nước. Thậm chí nhiều cuộc thương lượng, đàm phán diễn ra ngay quán trà.  Và có cả những người đi xa, về phố, chỉ thèm một ly trà đá, để cảm nhận một Hà Nội an yên.

Giới trẻ giờ có nhiều sự lựa chọn khi cần tìm một chỗ để gặp nhau. Những quán cà phê có điều hòa, có cả giá sách, cả nhạc, với nhiều loại đồ uống thời thượng. Dẫu vậy vẫn có những bạn trẻ lựa chọn dừng chân tại quán trà đá vỉa hè:

"Thích gió mát như này, thích ngắm phố cổ. Sở thích thôi, cũng giống như đi cà phê nhưng vì không thích điều hòa và không khí cà phê lắm. Muốn một cái gì đấy nhẹ nhàng, Việt Nam một tí thì có trà đá".

"Mình thấy Hà Nội ngoài những thứ mà ồn ào, náo nhiệt ra thì vẫn còn những thứ rất là bình yên, nhỏ bé thôi nhưng rất văn hóa rất Hà Nội ấy. Nên là mình rất thích đi những quán trà đá như này, vừa uống trà đá vừa nói chuyện bạn bè, vừa ngắm phố phường".   

Trà đá là món đồ uống bình dân, phổ biến tại Hà Nội

Trà đá là món đồ uống bình dân, phổ biến tại Hà Nội

Bộ hành qua phố, có đôi bạn thấy hơi phiền lòng vì phải vòng tránh những chiếc ghế nhựa của một quán trà đá vỉa hè. Song, cũng có những ngày mùa đông, hơi ấm tỏa ra từ một ly trà nóng bên đường khiến bạn bâng khuâng, muốn sà vào để hít hà và nhâm nhi từng giọt vàng sóng sánh.

Sự mâu thuẫn ấy trong mỗi người, cũng như giằng co của một đô thị đang lớn, vừa muốn ngăn nắp hiện đại, vừa muốn giữ lại những gì thân thuộc đã in sâu vào ký ức.

Có những lựa chọn không mấy dễ dàng. Nhưng bất kể ngày mai ra sao, thì hôm nay, lúc này, dưới đáy li trà, vẫn in bóng vòm cây, in bóng mặt người đang chậm lại giữa ồn ào, in cả những bóng bộ hành lướt qua.

Mai Phương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.

Phố phường sau bão

Phố phường sau bão

Quang cảnh phố phường Hà Nội sau một đêm bão lớn mang lại nhiều ấn tượng và cảm nhận khác nhau cho mỗi người.

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Cần đồng nhất chính sách cho vay ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội

Nghị định số 100 năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã mang đến một loạt thay đổi.