Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

TP.HCM: Người dân cung cấp gần 1.000 hình ảnh vi phạm giao thông mỗi tháng

Nguyễn Sử: Thứ năm 22/08/2024, 06:12 (GMT+7)

Theo thống kê của đơn vị tiếp nhận hình ảnh thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM, số lượng phản ánh vi phạm trật tự ATGT gửi về ngày một tăng, nhất là sau khi có thư ngỏ của Giám đốc Công an Thành phố. Hiện nay đã đạt tới gần 1.000 phản ánh mỗi tháng.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Văn Bình - Phó trưởng Phòng CSGT Công an TP.HCM về nội dung này.

 

PV: Thưa Thượng tá, mới đây, Giám đốc Công an Thành phố đã có thư ngỏ kêu gọi người dân nếu phát hiện phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông thì gửi hình ảnh cho lực lượng chức năng kịp thời xử lý. Thượng tá có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Thượng tá Nguyễn Văn Bình: Căn cứ vào Thông tư của Bộ Công an, chúng tôi đã tham mưu cho đồng chí Giám đốc Công an Thành phố có thư ngỏ để người dân có thể phản ánh các vi phạm giao thông.

Trên cơ sở này, Phòng (PC08) đã bố trí bộ phận theo dõi, tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, và sau khi tiếp nhận, Phòng sẽ phân loại tùy theo địa bàn của Phòng, của quận huyện để chuyển đến các đơn vị địa bàn nhằm xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Về cơ sở vật chất và con người, Phòng (PC08) đã sử dụng các trang thiết bị hiện có, và cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đã thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm để đảm bảo tốt nhiệm vụ này.

Ảnh minh hoạ: Chu Đức

Ảnh minh hoạ: Chu Đức

PV: Vậy người dân có thể cung cấp những hình ảnh đó như thế nào, và chúng ta sẽ tiến hành xử lý ra sao, thưa Thượng tá?

Thượng tá Nguyễn Văn Bình: Khi người dân ghi được các clip hoặc hình ảnh vi phạm giao thông, có thể cung cấp cho đơn vị cảnh sát giao thông thông qua các hình thức sau:

Một là, trực tiếp đến cơ quan đơn vị cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc để gửi clip vi phạm giao thông. Thứ hai, gửi clip vi phạm giao thông qua thư điện tử, qua cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, và số điện thoại đường dây nóng của Phòng (PC08) Công an TP.HCM.

Thứ ba, người dân có thể gửi clip vi phạm qua đường bưu điện. Thứ tư là có thể gửi clip vi phạm qua phần mềm kết nối chia sẻ dữ liệu.

Hiện nay, người dân có thể sử dụng tài khoản Zalo để gửi clip vi phạm giao thông cho Phòng PC08 qua trang Zalo official của Phòng Cảnh sát Giao thông.

Sau khi nhận được clip, chúng tôi sẽ tổ chức xác minh các hình ảnh vi phạm rồi tiến hành xử phạt theo đúng quy định của pháp luật

PV: Để thông tin phản ánh của người dân được đảm bảo trong việc tiếp nhận, giải quyết và xử lý của lực lượng CSGT, thì cần phải đáp ứng các tiêu chí, quy định nào? Cũng như thông tin của người cung cấp sẽ được chúng ta bảo mật như thế nào, thưa Thượng tá?

Thượng tá Nguyễn Văn Bình: Thông tin phản ánh, clip hoặc hình ảnh phải khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng về hành vi vi phạm, thời gian và địa điểm xảy ra vi phạm, không xâm phạm đến quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và các quyền lợi  hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức.

Khi gửi các thông tin phản ánh vi phạm, người dân phải để lại thông tin họ tên, địa chỉ và các phương thức liên lạc để lực lượng chức năng có thể liên hệ khi cần thiết. Người cung cấp phải phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông khi được yêu cầu, và đặc biệt, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực cũng như nguyên vẹn của clip và hình ảnh đã cung cấp.

Đơn vị cảnh sát giao thông tiếp nhận thông tin có trách nhiệm đảm bảo bí mật họ tên, địa chỉ, số điện thoại, bút tích và các thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin.

PV: Vâng, xin cảm ơn Thượng tá

Nguyễn Sử/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.