TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong số các câu chuyện truyền cảm hứng từ người trẻ, có những câu chuyện từ sự tỏa sáng trên con đường học hành, lập nghiệp với thành công vang dội;
Có những cảm hứng đến từ sự vượt lên số phận nghiệt ngã; Có những câu chuyện lan tỏa tình yêu nghệ thuật và giá trị truyền thống dân tộc ra thế giới…
Đinh Ngọc Quang, 23 tuổi, nhập ngũ cách đây 4 năm, từng là Tiểu đội trưởng Trung đội Vệ binh, Lữ đoàn 239, Binh chủng Công binh…
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp Quang hồi nhập ngũ, đó là một thanh niên hơi lầm lì, có chút e ngại và dè dặt trong giao tiếp.
Sinh ra ở miền quê Khánh Hải, Yên Khánh, Ninh Bình, con nhà nông, nhưng phút bốc đồng của tuổi trẻ khiến Quang dang dở việc học cấp 3, rồi quyết định nhập ngũ, để rèn giũa lại mình.
Nhớ lại những ngày đầu năm 2021, khi sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Quang cũng như bao đồng đội khác, háo hức, đợi chờ những cơ hội mở ra. Có người chọn học nghề lái ô tô, có người theo nghề cơ khí, sửa chữa máy móc, học nghề công nghệ cao, hoặc theo nghiệp gia đình, mở công ty, nhà xưởng riêng, v.v.
Đi làm, phụ giúp gia đình hay thậm chí cưới vợ sinh con, tu chí làm ăn, một cuộc sống mà nhiều người coi là ổn? Quang đã từng phân vân trước những câu hỏi đó.
Tình cờ, vào một đêm đông, khi gác chung ca với một người em khóa dưới, một người đang chan chứa hoài bão trên con đường học tập. Soi vào dự định hăm hở của người đồng chí, nhìn lại sự học dở dang của mình, Đinh Ngọc Quang chợt thấy mình sáng tỏ:
“Thật ra, khi mà em sắp ra quên thì em cũng có nói chuyện với một đồng chí trong đơn vị. Đồng chí đó thì cũng đã học xong đại học rồi. Hai anh em thì có gác chung với nhau, mình có trao đổi là em cũng muốn tiếp tục đi học. Cậu ấy khi ấy là người truyền động lực cho em là sẽ tiếp tục đi học. Em quyết định sau khi ra quân thì sẽ nộp đơn vào trường cấp ba ở gần nhà để tiếp tục ôn luyện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi vào đại học.”
Mới chỉ là dự định thôi, nhưng khi Quang vừa chia sẻ, không ít người xung quanh cho như vậy hơi gàn dở, bàn tán ra vào:
“Một người anh nói thẳng với em “21 tuổi rồi, còn đi học là học nữa cũng chả để làm gì hết!”. Tại vì ở quê em, bình thường đi lính về sẽ đi làm một công việc nào đó ổn định lấy vợ…”
Quang cũng nghĩ rằng, cha mẹ mình có thể sẽ thấy con đường mà cậu đi hơi ngược, lãng phí thời gian và không cần thiết. Nhưng bất ngờ, chính cha mẹ lại ủng hộ và trở thành điểm tựa tinh thần của Quang để cậu bước qua ngần ngại.
Lấy hết can đảm, chàng trai trẻ hạ quyết tâm, tự tay viết đơn xin quay trở lại trường cấp 3 năm xưa, nối lại sự học hành dang dở.
Thế nhưng, niềm hào hứng vừa mới nhen lên, đã bị dội ngay một gáo nước lạnh: “Lúc về trường cấp ba, cái khó khăn lớn nhất là sau hai năm đi vào quân ngũ, em đã quên gần hết kiến thức ở trong trường lớp rồi. Lúc đó vào, học kỳ II đã tới với các bạn lớp 12, hầu như là em không thể theo kịp. Các bạn thì các bạn học xong và bắt đầu luyện đề”.
Đinh Ngọc Quang đành tạm dừng để cân nhắc lại giấc mơ học tập. Cậu băn khoăn, phải làm sao trước cú sốc này? Không thể học tiếp cấp 3, thì đi đâu, làm gì bây giờ, với kiến thức phổ thông còn chưa hoàn tất?
“Em chia sẻ với bố vào học trong trường cấp 3 gần một tháng rồi mà cảm thấy là em không thể theo kịp được các bạn ở trong lớp. Nhưng, em vẫn muốn tiếp tục đi học. Bố em cũng khuyên em là sẽ nộp hồ sơ vào một trường cao đẳng nghề ở Ninh Bình để tiếp tục theo học.”
Vậy là, Quang đăng ký vào một trường cao đẳng nghề. Làm quen chưa được bao lâu, tháng 4/2021, Covid-19 bùng phát trở lại. Khát khao trở lại con đường học hành để lập nghiệp của Quang, một lần nữa đứng trước thử thách cam go…
“Lúc đó không phải riêng em bị ảnh hưởng mà tất cả các học sinh, sinh viên trong cả nước. Lúc đó, bắt buộc phải học online qua điện thoại hoặc là máy tính. Dù em không thể trao đổi trực tiếp với cái thầy cô, bạn bè nhưng có chưa hiểu gì đó thì em luôn chủ động nhắn tin hỏi thầy cô cuối giờ, luyện tập thật nhiều để tránh quên tay nghề”.
Đến giờ, sau gần hai năm theo học tại Trường Cao đẳng nghề Ninh Bình, Quang tự tin và hãnh diện kể về những thành tích nho nhỏ: “Mình rất vui vì nhận giấy khen qua các kỳ học và một lần giành học bổng của nhà trường. Em cũng cảm thấy bản thân mình mạnh mẽ, trưởng thành hơn khi dám bước theo một hướng đi mới.”
Từng sinh hoạt cùng tiểu đội với Quang hồi tại ngũ, Phan Minh Châu (20 tuổi, ở Tứ Kỳ, Hải Dương), luôn ngưỡng mộ người đồng chí, tiểu đổi trưởng của mình. Những câu chuyện về Quang đã truyền cảm hứng cho lớp đàn em như Châu. Cậu rèn luyện, phấn đấu trở thành Đảng viên khi vừa tròn 20 tuổi.
Đầu năm nay, Minh Châu xuất ngũ, lập tức chuyên tâm học tiếng Nhật để tìm cơ hội đi du học, làm việc tại nước ngoài: “Anh Quang là một người tiểu đội trưởng mình rất tôn trọng, quý mến… Trong huấn luyện thì anh ấy nghiêm túc, kỷ luật nhưng những lúc đời thường thì rất tình cảm và giúp đỡ đồng chí đồng đội. Khi biết anh ấy kiên trì học tập như vậy mình càng cảm thấy nể phục và cũng trở thành động lực, tấm gương để mình cố gắng, nỗ lực và dũng cảm hơn trước những thử thách”.
Còn với Đinh Ngọc Quang, không tự mãn trước những kết quả bước đầu, Quang vẫn nghiêm túc xác định phải nỗ lực không ngừng. Chàng thanh niên trẻ dự định, sau khi tốt nghiệp trường nghề sẽ tìm một công việc chuyên môn để vừa làm vừa củng cố các điều đã học, và nhất định không quên tiếp tục trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội có được để học thêm nhiều hơn nữa:
“Em mong muốn sẽ có thể liên thông lên đại học. Điều đó thì còn tùy vào công việc của mình, nếu mà mình cần thiết thì mình sẽ học thêm nữa… Theo em, việc học sẽ không bao giờ muộn cả. Nhất là đối với những người trẻ khi đất nước ngày càng hội nhập và phát triển thì mỗi người, đặc biệt là những người trẻ như bọn em thì luôn luôn phải học, học hỏi những kiến thức mới, những kinh nghiệm mới.”
Đó là câu chuyện giản dị về Quang, một người trẻ sau khi kết thúc thời gian quân ngũ, đã lựa chọn một hướng đi khá là..khác lạ: Quay trở lại học tiếp cấp 3, rồi lại học nghề, và vẫn nuôi giấc mơ vào đại học, để được học nữa, học mãi. Dù bạn bè cùng lứa với Quang, người đã học xong ĐH, người đã bắt đầu xây dựng được một cơ ngơi…
Câu chuyện về Đinh Ngọc Quang được kể lại từ một người em, một người đồng đội của Quang trong quân ngũ, một người mà từ khi là học sinh cấp 3 cho đến bây giờ 22 tuổi, vẫn là bạn đồng hành của VOV Giao thông. Đó là bạn trẻ Hữu Phúc, ở Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
PV: Xin chào Hữu Phúc!
Bạn Hữu Phúc: Chào chị Tuyết, chào các bạn đang nghe VOV Giao thông!
PV: Trong câu chuyện về Quang, tôi thấy Phúc có nhắc đến một người đồng chí cùng ca gác, một người mà ham mê học hỏi và các dự định của cậu ấy đã phần nào tác động đến lựa chọn hướng đi của Quang. Tôi thấy ngờ ngợ. liệu đó có phải là….
Bạn Hữu Phúc: Vâng chị, đó chính là em! Hồi đó em vừa học xong ĐH, trường Báo chí và tuyên truyền. Và em cũng vừa nhập ngũ, cùng đơn vị với anh Quang.
PV: Đúng là, không phải người trẻ nào, ở cái tuổi mười tám đôi mươi, cũng nghĩ được như vậy và dám chọn như vậy! Lúc quyết định nhập ngũ sau khi tốt nghiệp ĐH, Phúc có lường đến các khó khăn sau khi ra trường không, ví dụ kỹ năng nghề báo của mình bị gián đoạn, mai một đi, tìm việc làm sẽ khó?
Bạn Hữu Phúc: Em có, nhưng em ưu tiên nghĩa vụ quan sự quan trọng hơn, vả lại cũng nghĩ rằng khi mình được rèn luyện thử thách, có bản lĩnh vững vàng, thì khó khăn nào mình cũng vượt qua được!
PV: Và sau 2 năm xuất ngũ, Phúc có thấy điều đó là đúng không?
Bạn Hữu Phúc: Có chứ, em đi xin việc, thử thách qua nhiều vị trí, có biến động, có thay đổi nhưng em không bi quan, vẫn tiếp tục thử mình với các cơ hội mới. Em nghĩ có được điều đó cũng là nhờ một phần quan trọng từ thời gian quân ngũ.
PV: Trở lại câu chuyện của nhân vật Đinh Ngọc Quang mà Phúc chia sẻ. Phúc thấy, quá trình để Quang đi đến quyết định…học lại cấp 3 có khó không? Cậu ấy đã từng ái ngại vì điều gì?
Bạn Hữu Phúc: Anh ấy ại ngại vì sợ bạn bè chê cười, bảo già còn đi học cấp 3 với mấy em bé, rồi thì: hai mươi mấy tuổi đầu mà vẫn học hành, chưa làm được cái gì cho bản thân, cho gia đình, đại loại thế….
PV: Và Phúc, có thể coi là người đã tiếp động lực để Quang mạnh dạn lựa chọn hướng đi này! Ngược lại, quyết định đó của Quang và hành trình tiếp theo mà bạn ấy vượt qua, có tác động trở lại chút nào đến Phúc không?
Bạn Hữu Phúc: Có, nhiều là khác ạ! Em đã đi làm, nhưng em thấy kiến thức của mình chưa đủ, và chưa thực sự phù hợp với việc mình muốn. Em lại muốn đi học nữa. Giờ em vừa học vừa làm, để học một văn bằng 2 ngoại ngữ mà em yêu thích. Tất nhiên là khó khăn về kinh tế, và mất thêm ít nhất vài ba năm nữa. Nhưng khi mình đã tin là đúng, và thấy học hành là cần thiết, thì mình cứ mạnh dạn lựa chọn thôi!
PV: Đúng là cách nghĩ của người trẻ, rất mạnh dạn và tự tin, dám nghĩ khác, làm khác, dù nó có thể hơi ngược với số đông. Đây cũng là điều mà Kiều Tuyết thấy là cùng thời với mình, hồi mười tám đôi mươi, Kiều Tuyết và bạn bè mình quả thực là không từng nghĩ đến.
Lúc đó chỉ nghĩ mình học xong từng bậc, kiếm việc, phấn đấu cho công việc, rồi việc ổn định, có tiền thì đi học thêm để bổ sung kiến thức. Khác hẳn với các bạn, học đã, học nhiều thứ mà các bạn cho là cần, kiếm tiền chưa vội! Và sự thành đạt cũng không nhất thiết phải…giống người ta, đúng không Phúc?
Bạn Hữu Phúc: Vâng chị! Em cũng nghĩ sự học là vô cùng. Không bao giờ là muộn để bắt đầu, nhưng cũng không quá sớm để học những thứ quan trọng, thiết yếu cho mình. Bởi vì khi mình bớt trẻ đi, có thể việc học khó khăn hơn, do không sẵn sàng nhiều thứ: Ví dụ ràng buộc trách nhiệm này, hoặc là mải lo kinh tế, lo thăng tiến, v.v
PV: Cái này thì phải công nhận đấy! Cảm ơn Phúc rất nhiều. Chúc cho các chàng lính trẻ xuất ngũ của chúng ta, đã dám dũng cảm chọn một lối đi riêng, thì cũng sẽ đủ kiên trì, bền bỉ để đi tiếp và đạt được mục tiêu của mình trên con đường đó!
Ngọc Quang, Minh Châu, hay Hữu Phúc, những người trẻ đôi mươi, nhập ngũ khi còn ở tuổi vô lo vô nghĩ, và trưởng thành trong môi trường quân ngũ. Giờ đây, ngày trở về, họ đã tìm thấy lý tưởng, quyết đi theo con đường sán lạn của tri thức.
Đinh Ngọc Quang vẫn tỉ mẩn để làm cho những thao tác nghề của mình ngày một trở nên điêu luyện, tinh xảo, còn Châu cũng cất cánh bay xa trên hành trình mới; Phúc miệt mài học thêm một khóa nữa, vừa học vừa làm, vì muốn theo một nghề mà mình thực sự đam mê, và theo nó với hành trang đủ đầy, dày dặn…
Qua câu chuyện về họ, tôi thấy rằng, đúng là không bao giờ muộn để học, và học không bao giờ là đủ. Khi người trẻ dám đi lại đoạn đường đã đi, dám sửa những cái non, cái vấp để xây lại cái nền tảng, đó là lựa chọn dũng cảm.
Dám trì hoãn các kế hoạch làm giàu, kế hoạch thăng tiến để tích lũy hành trang đủ cho một quãng đường dài, cũng là lựa chọn dũng cảm.
Quan trọng hơn, chính sự dũng cảm bước ra khỏi vỏ bọc an toàn để thử thách mình, rèn luyện mình thành một phiên bản hoàn hảo hơn, đó thực sự là điều mà tôi thấy rất đáng suy ngẫm. Câu chuyện bình dị thôi nhưng có lẽ, sẽ làm nảy nở và lan tỏa nhiều cảm hứng trong chúng ta, như mầm non chồi biếc của mùa xuân vậy…
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.