Thính giả hiến kế “giải cứu” nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến
Hôm nay đã bước sang ngày thứ tư phương án thí điểm tổ chức lại giao thông nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thời điểm tết đang đến gần, chỉ cần lướt ít phút trên nền tảng mạng xã hội facebook...sẽ không khó để bắt gặp những bài đăng chào mời “hỗ trợ vay tiêu dùng”, “cho vay tiền tư nhân góp tháng”, “chỉ cần căn cước công dân sẽ có tiền”... Điểm chung của những bài đăng như thế là thủ tục nhanh gọn và dễ dàng vay mượn được với số tiền cao mà chỉ cần căn cước công dân của người vay. Tuy nhiên, trong những bài đăng chào mời vay vốn lại không đề cập đến lãi suất rõ ràng.
Để rõ hơn về quy trình vay vốn và việc phải trả tiền góp theo tháng sẽ như thế nào, phóng viên đã gọi thử đến những số điện thoại đăng chào mời trên mạng xã hội.
“Chỉ cần căn cước công dân, nếu làm thì mình sẽ gặp mặt trực tiếp để làm. Kết bạn qua zalo em sẽ hướng dẫn anh kĩ hơn.”
“Mượn 15 triệu thì sẽ góp 600 ngàn/ngày, góp trong 31 ngày. Chỉ cần căn cước công dân hoặc hình ảnh hộ khẩu là được.”
Nhanh, gọn, lẹ, không cần thế chấp là những yếu tố mà “tín dụng đen” đánh vào tâm lý đối với những ai đang cần tiền, đặc biệt ở thời điểm cận tết khi nhu cầu mua sắm tăng cao. Cứ thế, những lời mời chào ngọt như mật dẫn dụ được không ít “con mồi” rơi vào “bẫy”. Sau cùng, kết cục của người vay tiền đều giống nhau đó là dễ vay nhưng không dễ trả.
Bà Nguyễn Thị Lụa, ngụ tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang – một nạn nhân của “tín dụng đen” cho biết, trong giai đoạn khó khăn về tài chính và bản thân bà Lụa lại không hiểu biết về “tín dụng đen” nên đã bất chấp vay mượn dẫn đến những ngày tháng trả nợ dài dai dẳng.
“Mới lúc đầu vay khoảng 10 triệu từ từ chồng chất lên gần 100 triệu. Mỗi lần trả nợ là khổ, hôm nào mà trả trễ là phải năn nỉ họ để họ cho mình yên ổn làm việc kiếm tiền chi trả nợ nần. Tới bây giờ vẫn còn vướng cảnh khó khăn.”
Hậu quả của “tín dụng đen” là rất lớn khi khiến không ít gia đình rơi vào cảnh “tan nhà nát cửa” và thậm chí phải tự “kết thúc” cuộc đời vì số nợ ngày một tăng cao, không còn khả năng chi trả. Là thế, tuy nhiên hiện nay, nhiều nơi ở các tỉnh Miền Tây người dân vẫn còn “mơ màng” với loại hình cho vay này.
Bà Hồ Thị Hà, sống tại An Giang cho biết, tình trạng người dân trở thành nạn nhân của “tín dụng đen” vẫn còn diễn ra bởi hình thức tuyên truyền còn hạn chế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vấn đề quảng cáo trái phép của các đối tượng cho vay trên không gian mạng còn chưa tốt. Ngoài ra, hiện nay, thủ tục vay mượn hợp pháp, an toàn ở các ngân hàng vẫn còn rườm rà, yêu cầu xét duyệt khó khăn khiến người dân e ngại:
“Theo tôi ngành chức năng cần quyết liệt hơn với các đối tượng cho vay tiền mà ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Người dân thì đâu phải ai cũng thường xuyên xem tin tức để hiểu biết về những hậu quả của vấn đề “tín dụng đen”, đặc biệt ở bộ phận người lao động nghèo, họ đâu có điều kiện, thời gian để theo dõi. Vì thế việc tuyên truyền ở các địa phương rất quan trọng, cần thực hiện theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để người dân biết. Bởi vấn đề cho vay nặng lãi này rất phức tạp.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ nhiệm đoàn luật sư TPHCM, cho vay nặng lãi là một trong những hoạt động bị pháp luật nước ta nghiêm cấm. Do đó, đối với hành vi phát tờ rơi, dán quảng cáo, đăng bài trên mạng xã hội để chào mời vay vốn đều được xem là vi phạm pháp luật. Những ai đang thực hiện hành vi quảng cáo và cho vay nặng lãi sẽ phải đối diện với mức xử phạt hành chính và thậm chí là xử lý hình sự tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.
“Về xử phạt vi phạm hành chính thì người quảng cáo sẽ bị xử phạt từ 70-100 triệu theo quy định của nghị định 38. Trong trường hợp sử dụng mạng xã hội để quảng cáo thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu theo quy định của nghị định số 15. Đối vối truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi quảng cáo, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định của điều 201 – Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị phạt từ 50 triệu cho đến 1 tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tuỳ theo giá trị tài sản thu lợi bất chính.”
Để kết thúc câu chuyện người dân trở thành nạn nhân của “tín dụng đen”, nhất là trong những ngà tết đến, xuân về thì việc ngành chức năng nâng cao công tác tuyên truyền và quyết liệt đấu tranh, xử lý là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở ý thức của người dân. Đừng chỉ vì một chút “tiện” và những lời mật ngọt của các đối tượng xấu mà rơi vào cạm bẫy không lối thoát mang tên “tín dụng đen”.
Hôm nay đã bước sang ngày thứ tư phương án thí điểm tổ chức lại giao thông nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Trong thời gian từ 22/1 đến 22/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng năm Ất Tý), Sở GTVT Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô thành phố dịp này theo 6 hướng.
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo nghiên cứu, điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông, rà soát, đề xuất việc sử dụng tạm thời vỉa hè trong thời gian cuối năm, giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phương tiện xe container, xe tải, ô tô….phải “chôn chân” nhiều giờ trên đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ, thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) vì kẹt xe.
Như kế hoạch trước đó thì kể từ ngày hôm nay (21/1/2025), tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức thu phí đối với hành khách sau thời gian 30 ngày miễn phí.
Sáng 21/1/2025, tuyến Metro số 1 chính thức triển khai bán vé cho hành khách. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh với VOV Giao thông về việc hệ thống thanh toán tự động gặp sự cố, buộc họ phải mua vé giấy thủ công.
Sáng 21/1, cầu Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân đã chính thức được thông xe, đánh dấu sự hoàn thành của một dự án giao thông quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Tây Nam thành phố.