Xác minh clip người đàn ông chặn đầu ô tô thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”
Một người đàn ông lái xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Gia Trí rồi đầu ô tô kèm lời thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Hà Nội – đất kinh kỳ. Người Hà Nội vốn nổi tiếng về cái sự tinh tế trong công việc ăn uống. Chả gì thì nơi đây, qua hàng ngàn năm lịch sử, là mảnh đất hội tụ đủ thứ tinh tuý của các dân tộc, các vùng đất khác trên cả nước, thậm chí cả thế giới. Tạo nên nét riêng, nét độc đáo của ẩm thực Thủ đô.
Nói không ngoa, cứ dừng chân ở bất kỳ hàng quán nào, ở mọi ngóc ngách trên đường phố Hà Nội, đặc biệt khu vực trung tâm phố cổ, dù khó tính đến mấy cũng sẽ cảm thấy hài lòng với món ăn mà bạn lựa chọn.
Người Hà Nội có thói quen ăn uống ở vỉa hè. Những quán đông khách nhất, được truyền tai nhau là ngon nhất, cũng đều nằm trên vỉa hè cả. Chẳng ai thích vào nhà hàng, khách sạn để ăn, trừ khi phải tiếp khách sang trọng, đặc biệt.
Không phải vì những chỗ đó đắt đỏ không thể vào, mà vì, những nơi đó không bao giờ mang lại cảm giác thích thú, ngon miệng như khi ngồi ăn trên vỉa hè.
Vừa ăn, vừa nhìn ngắm phố phường, xe cộ qua lại.
Nhưng cũng chính vì thói quen, sở thích ăn uống nơi vỉa hè mà người Hà Nội lại cũng chọn những quán hàng oái oăm, không dành cho những người nhìn đâu cũng thấy vi trùng.
Người ta sẽ thoải mái hơn khi ngồi ăn uống trên vỉa hè, ngay bên cạnh là thùng rác, hay rãnh nước thải. Vừa ăn vừa ngửi thấy mùi thoang thoảng của chất thải trôi xuống cống. Chẳng ai phàn nàn với chủ quán rằng: Sao lại chọn cái chỗ ngay cạnh cống nước, hay cạnh thùng rác để bán hàng?
Cứ thử nhét các thực khách này vào trong nhà, ngồi bàn ghế sạch sẽ xem họ có chịu không? Hay vào quán lúc nào cũng phải chọn ngồi bên ngoài vỉa hè? Cho nó thoáng mát!
Nhưng ngồi vỉa hè chưa phải là điều gì kỳ lạ trong “văn hoá ẩm thực” của người Hà Nội. Điều kỳ lạ, là người ta còn trưng dụng cả… nhà vệ sinh công cộng làm quán bán hàng.
Lang thang trong phố cổ, thỉnh thoảng lại bắt gặp những gánh bún riêu cua, gánh phở, cháo quẩy… được đặt ngay trước cửa nhà vệ sinh công cộng. Thực khách đông nghìn nghịt, ngồi kín chỗ, ai đến muộn phải đứng chờ.
Đứng dựa luôn vào tường nhà vệ sinh mà chờ. Chả ai thắc mắc đến cái khái niệm gọi là: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Người ta cứ ngồi xì xụp húp tô bún riêu với cảm giác thoả mãn và thích thú.
Phổ biến nhất trong việc trưng dụng nhà vệ sinh là lấy nó làm quán bán trà đá, giải khát. 10 nhà vệ sinh thì có đến 9 cái người ta sử dụng để bán hàng. Chủ quán, chính là các chị công nhân vệ sinh được phân công trông coi, làm vệ sinh những nơi này, rồi các chị kết hợp mở quán nước để bán cho người qua lại kiếm thêm chút thu nhập.
Có lần tôi chứng kiến cảnh mấy vị khách du lịch nước ngoài cứ đứng tần ngần trước cửa một nhà vệ sinh công cộng ven hồ Hoàn Kiếm mà không dám vào, bởi trước cửa là mấy người đang ngồi uống nước chè, còn từ cửa nhà vệ sinh vào đến bên trong thì chủ quán bày phích, ấm đun nước, bàn ghế, khay đựng nước giải khát…
Có lẽ, họ không biết đó có phải là nhà vệ sinh hay là quán bán hàng?
Có anh bạn tôi, là dân sành ăn uống, hay lọ mọ khắp các quán hàng trong phố cổ bảo: Cứ quán nào nhìn bẩn bẩn, ấy chính là quán ngon! Vậy ra, cái câu các cụ vẫn dạy: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm là sai toét với đám con cháu ngày nay…
Một người đàn ông lái xe máy chạy ngược chiều trên đường Nguyễn Gia Trí rồi đầu ô tô kèm lời thách thức “tao thích đi ngược chiều, mày làm gì tao”.
Dài chưa tới 1km nhưng dự án đường nối phố Mễ Trì - phố Đỗ Đức Dục (Hà Nội) đã "lỡ hẹn" tiến độ hơn 10 năm. Sự chậm trễ trong thi công đã biến nơi đây thành một bãi rác lộ thiên khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Các ca mắc sởi đang xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, thậm chí nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta chủ quan, không làm tốt công tác phòng bệnh. Diễn biến thực tế của dịch ra sao? Nguyên nhân nào khiến sởi cứ mãi dai dẳng?
Những làng nghề lâu đời của Thủ đô đang ngày càng khẳng định giá trị du lịch được khai thác từ giá trị văn hoá truyền thống.
Hà Nội vừa ban hành giá cho thuê nhà ở xã hội với mức thấp nhất là 48.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng, cao nhất lên tới 198.000 đồng/m2 sàn sử dụng/tháng.
Vừa qua, trước tình trạng nhiều học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ, Phòng CSGT Hà Nội đã chỉ đạo các đội địa bàn phối hợp với Công an cơ sở tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm.
Thính giả Bảo Linh (Hà Nội) hỏi: “Tôi sắp đến thời hạn đổi GPLX ô tô. Xin hỏi tôi có cần đổi trước thời hạn GPLX hết hạn hay không? Nếu tôi đổi GPLX muộn hơn trong vòng 1 tháng thì có được không?”