Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dự án đã đạt được giải thưởng tại cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp - Startup first 2023. Để hiểu rõ hơn về dự án “Thổi hồn vào rơm thành các sản phẩm thân thiện môi trường” của các bạn, nhóm trưởng Trần Phạm Thoại Như đã có một vài chia sẻ với VOV Giao thông:
PV: Xin chào Thoại Như, đầu tiên em có thể cho biết từ đâu mà em và các bạn có ý tưởng xây dựng nên Dự án “Thổi hồn vào rơm thành các sản phẩm thân thiện môi trường” vậy em?
Trần Phạm Thoại Như: Dự án “Thổi hồn vào rơm thành các sản phẩm thân thiện môi trường” của chúng em thì cũng bắt nguồn từ thực tiễn ở địa phương của chúng em thôi.
Do chúng em cũng sống ở vùng nông thôn nên là sau những vụ mùa thu hoạch lúa thì người dân thường sẽ đốt rơm để gặt và việc đốt rơm rạ như vậy sẽ tạo ra những cái chất khí ô nhiễm môi trường. Nên chúng em tìm tòi nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nó vừa giúp phục vụ cuộc sống và việc học tập của chúng em.
PV: Em có thể chia sẻ với dự án này thì nhóm có thể “hô biến” rơm rạ trở thành những sản phẩm gì? Quy trình tạo ra các sản phẩm này được thực hiện ra sao?
Trần Phạm Thoại Như: Qua rơm rạ thì chúng em làm ra được rất nhiều thứ nhất là giấy và các sản phẩm thủ công từ giấy. Ngoài ra chúng em còn kết hợp được những chất chống thấm để làm ra được những chiếc ly, chiếc hộp uống nước.
Những sản phẩm này có thể thay thế ly nhựa được. Ngoài ra có thể tạo ra những bức tranh, tấm thiệp nữa. Về quy trình thì chúng em chọn rơm ra từ các nguồn khác nhau. Về rửa sạch và cắt nhỏ rồi bỏ vào nấu. Xay nhuyễn hỗn hợp và bổ sung các nguyên liệu thích hợp, sau đó đem phơi khô. Cuối cùng là tạo ra sản phẩm như ly, hộp, tranh…
PV: Sản phẩm của mình đã được đưa ra thị trường chưa và đối tượng mình sẽ hướng đến là những ai vậy em?
Trần Phạm Thoại Như: Sản phẩm của chúng em đã đưa ra thị trường được 3,4 tháng rồi chị. Đối tượng của bọn em là học sinh, sinh viên và những người thích các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khoảng 12-28 tuổi.
PV: Dự định sắp tới của nhóm để phát triển dự án này ra sao?
Trần Phạm Thoại Như: Sắp tới chúng em muốn ứng dụng KHKT vào sản xuất như là mua máy xay giấy hay những nồi áp suất… để tăng năng suất sản xuất cũng như đồng đều về sản phẩm đầu ra. Chúng em cũng sẽ tạo ra những câu chuyện liên quan đến sản phẩm để mọi người hướng đến sản phẩm của chúng em.
PV: Thông qua dự án này nhóm mình muốn chuyển tải thông điệp gì đến với mọi người về bảo vệ môi trường?
Trần Phạm Thoại Như: Dự án của chúng em luôn gắn với thông điệp là hồn rơm hướng đến tiêu dùng xanh. Qua dự án này chúng em cũng là nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ mội trường, kêu goị mọi người sử dụng nhiều hơn nữa những sản phẩm thân thiện với môi trường. Giảm bớt khí thải từ rơm rạ ra môi trường.
PV: Cảm ơn Thoại Như rất nhiều về những chia sẻ vừa rồi. Chúc em và cả nhóm sẽ thật thành công với dự án của mình nhé!
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.