Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

“Thầy giáo thợ hồ” và câu chuyện hết lòng với học sinh

Thanh Phê: Thứ ba 10/09/2024, 14:31 (GMT+7)

Gần chục năm nay, thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam, giáo viên trường THCS Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, luôn được đồng nghiệp, học sinh yêu quý không chỉ bởi nhiệt huyết với nghề mà còn vì tấm lòng anh dành cho những học sinh khó khăn.

 

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam cùng nhóm thiện nguyện Minh Phước hỗ trợ nhà cho hoàn cảnh khó khăn- Nguồn: Quang Triều

Thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam cùng nhóm thiện nguyện Minh Phước hỗ trợ nhà cho hoàn cảnh khó khăn- Nguồn: Quang Triều

Chào anh Nam. Anh bén duyên với những công việc thiện nguyện này từ khi nào?

Nói chung từ giai đoạn anh về trường công tác khoảng năm 2010 tới giờ nhưng mà phong trào này thì bắt đầu duy trì, lớn mạnh từ năm 2015.

Khi bắt đầu, anh Nam có gặp khó khăn gì không?

Thật sự giai đoạn khoảng năm 2015, việc thiện nguyện chỉ mang tính chất vừa gọi là mình trò chuyện, tâm sự với những người bạn, những người thân hoặc những người bạn của bạn mình hoặc là những người phụ huynh.

Có điều kiện thì mình kêu gọi giúp đỡ, ví dụ như đơn giản là tập, gạo, cũng như là học bổng, hoặc là phương tiện, có thể là xe đạp cũ để tận dụng sửa lại hoặc là mình kết nối nhờ vận động hỗ trợ tiếp liên quan đến mảng học tập cho học sinh.

Trong suốt những năm qua, anh Nam có nhớ mình đã giúp cho bao nhiêu gia đình có nhà mới không anh?

Việc cất nhà, trước tiên là khoảng năm 2016-2018 thì nhà chủ yếu là mình sửa, mình xin được 5 triệu-10 triệu-2 triệu thì mình sửa lại. Sửa nhưng mà cũng giống làm mới. Cái nhà quá lụp xụp rồi.

Từ khoảng năm 2020 cho đến nay thì nhà là kiên cố hơn. Có thể là nhà nâng nền để chống ngập, lót gạch men. Vách tôn, mái lợp tôn như nhà tiền chế. Nhưng mà từ khoảng cuối năm 2020 tới nay thì vừa làm tiền chế, vừa xây tường bê tông luôn.

Là giáo viên vừa đi dạy vừa làm công việc thiện nguyện thì anh phân chia thời gian như thế nào?

Bữa nào dạy buổi sáng thì rảnh buổi chiều. Ngày nghỉ, chủ nhật hoặc ngày lễ, mình có nhiều thời gian cho thiện nguyện thứ nhất. Thứ hai là anh có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Đồng nghiệp tại trường và đồng nghiệp xung quanh mình, phụ huynh hoặc học sinh cũ, hoặc là từ bên ngoài.

Cảm ơn anh Nam với những chia sẻ vừa rồi. Chúc anh có nhiều sức khỏe, công tác tốt và sẽ giúp được cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Đã có hơn 20 căn nhà được thầy Nam và các mạnh thường quân hỗ trợ - Nguồn: Quang Triều

Đã có hơn 20 căn nhà được thầy Nam và các mạnh thường quân hỗ trợ - Nguồn: Quang Triều

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nam cho hay, dù công việc có bận rộn nhưng với được giúp những học trò khó khăn có mái ấm lành lặn, được tiếp tục đến trường là bao mệt mỏi dường như tan biến.  Cứ vậy, sau giờ dạy, anh tranh thủ dành thời gian đến động viên, tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình học sinh khó khăn, để thông qua bạn bè, người quen tìm nguồn giúp đỡ. Những năm trước, mỗi năm, anh vận động 4-5 học sinh bỏ học trở lại trường. Một mình làm không xuể, thầy Nam trở thành người kết nối cùng bạn bè chung tay làm thiện nguyện.

Suốt gần chục năm qua, đã có trên 20 căn nhà được sửa chữa, xây mới từ số tiền anh Nam vận động các nhà hảo tâm. Với anh Nam, khi giúp được căn nhà cho các học trò khó khăn, các em sẽ yên tâm, có điều kiện học tập tốt hơn, không dang dở chuyện học hành. 

Nói về việc làm của mình, anh Nam chia sẻ: "Tùy duyên với hoàn cảnh, ví dụ như có những hoàn cảnh anh gửi vào nhóm hoặc anh vận động đủ điều kiện thì cất nhà tường, bê tông còn không đủ điều kiện thì mình cất nhà tiền chế. Nói chung ra nhà tiền chế có thể ở được 20 năm là khỏe, giúp gia đình vượt qua khó khăn chỗ là nhà ở, còn cuộc sống thì chỗ ở ổn định rồi thì phấn đấu vươn lên, an tâm, làm việc kiếm tiền để lo cho gia đình hơn".

Trung bình mỗi căn nhà hỗ trợ từ 15 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Nguồn: Quang Triều

Trung bình mỗi căn nhà hỗ trợ từ 15 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Nguồn: Quang Triều

Theo lời anh Nam, nhiều học sinh có đất xây, sửa nhà ở tận ruộng xa, đường đi khó khăn, anh vẫn không nề hà chuyện vác vật liệu đến tận nơi hỗ trợ, để trò nghèo có mái ấm lành lặn. Có lẽ vì vậy, nhiều người gọi vui thầy là “thầy giáo thợ hồ”.

Với những gia đình đơn chiếc, thầy Nam còn đứng ra nhận trông coi xây cất, mua, chọn vật liệu giùm. Trong những ngôi nhà sửa chữa, xây dựng mới, có hơn một nửa là thầy đứng ra trông coi, tham gia xây cất. Trung bình mỗi căn nhà hỗ trợ từ 15 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng.

"Em mừng dữ lắm, ước mơ có được căn nhà. Nằm mơ còn chưa được vậy nữa, mà có được thật sự vậy rất mừng. Bên mái ấm Minh Phước cho em 70 triệu, em bù vào 14 triệu nữa, rồi thầy xin thêm ở ngoài được 10 triệu nữa".

"Thợ đó có thể là thợ mình thuê hoặc thợ làm từ thiện miễn phí hoặc thợ vừa làm, vừa hỗ trợ tức là vẫn tính tiền công nhưng ở mức độ phừ hợp chứ không phải lấy tiền công trọn vẹn".

Có nhà mới sẽ giúp các học trò khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn. Nguồn: Quang Triều

Có nhà mới sẽ giúp các học trò khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn. Nguồn: Quang Triều

Để tiền mạnh thường quân đóng góp sử dụng hiệu quả, thầy giáo địa lý này đứng ra tính toán chi tiết, lên bản vẽ căn nhà, mua vật tư và thuê thợ thi công và kiêm luôn trông coi xây cất…

"Vận động hoặc nhờ kết nối vận động xin một căn nhà thì mình phải có căn nhà để báo mạnh thường quân. Thứ 2 gia đình gặp khó khăn về nhiều mặt, về nhà ở và cuộc sống cho nên anh có thể là cầm tiền đi mua vật tư, vật liệu, anh kêu thợ".

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Nam cho hay, anh đang ấp ủ ước mơ xây dựng được ngôi nhà kiên cố để các cụ già neo đơn, không con cháu có được nơi gửi gắm khi tuổi xế chiều. Hy vọng với tấm lòng yêu thương rộng mở, thầy Nam sẽ không đơn độc mà luôn có những người xung quanh  ủng hộ để hành trình thiện nguyện tiếp tục được nối dài, giúp thêm nhiều em học sinh khó khăn, người dân nghèo có nơi nương tựa vật chất lẫn tinh thần.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc  TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.