Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước căng thẳng Biển Đỏ

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 07/02/2024, 20:06 (GMT+7)

Cước vận chuyển đường biển tăng cao; thời gian vận chuyển kéo dài; thiếu container rỗng; các hãng tàu áp thêm phụ phí nhiều tuyến vận tải; tình trạng thiếu hàng hoá, gián đoạn chuỗi cung ứng ở một số khu vực, thậm chí gia tăng áp lực lạm phát…

Đó là những tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại, ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất nhập khẩu của nước ta. Làm thế nào để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước căng thẳng Biển Đỏ? 

 

Ảnh minh họa: TTXVN

Ảnh minh họa: TTXVN

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đi các nước châu Âu (EU) và Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình căng thẳng Biển Đỏ, đặc biệt là thị trường EU. Đây là 2 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Và có thể thấy khả năng tác động của cuộc căng thẳng Biển Đỏ đến Việt Nam là không hề nhỏ. 

Một số tác động tiêu cực có thể nhìn thấy ngay đó là việc giá cước vận tải tăng, nghiêm trọng hơn là tình trạng thiếu container rỗng, thời gian vận chuyển kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đơn hàng xuất nhập khẩu.

Tại cuộc họp thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu do tình hình tại biển Đỏ do Bộ Công Thương tổ chức hôm qua, bà Đỗ Thị Thương - đại diện Cục Hàng hải Việt Nam thông tin cụ thể về tình hình giá cước vận tải trong 2 tháng đầu năm nay: "Tuyến Việt Nam đi châu Âu thì tăng khoảng độ tầm 120%, tức tăng hơn gấp đôi; còn tuyến đi châu Mỹ tuy rằng không phải là ảnh hưởng trực tiếp bởi Biển Đỏ nhưng mà nó cũng nằm trong chuỗi đó và cũng bị ảnh hưởng, và giá cước đã tăng từ 30 - 40%. Và cũng có thông tin khả quan hơn cung cấp cho các doanh nghiệp, đó là trong tuần vừa rồi thì giá cước hiện nay đã giảm được 4%. 4% so với việc tăng 120% thười gian qua thì nó chỉ là một con số rất nhỏ thôi, nhưng cũng có thể đây là một diễn biến tích cực trong thời gian tới".

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, chỉ riêng thời gian vận chuyển kéo dài từ 10-15 ngày do các tàu chuyển hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng đã khiến chi phí gia tăng đáng kể. Cùng với chi phí tăng cao, việc các chuyến hàng cập cảng trễ hơn từ 1-2 tuần cũng khiến chuỗi cung ứng nguyên liệu vật tư của các nhà sản xuất bị đảo lộn, hàng phục vụ sản xuất bị trễ lịch, ảnh hưởng tới chất lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu...

Ông Nguyễn Hoàng Hà - Phó TP Phòng Thuận lợi hoá thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hành trình kéo dài cũng sẽ làm cho việc thiếu container rỗng và giá container rỗng tăng lên: "Khi tàu kéo dài hải trình ra thì thời gian container rỗng quay lại để đón hàng nó sẽ bị chậm lại và dẫn đến nó có thể gây thiếu cục bộ, đặc biệt là với thị trường, với các nước mà là những trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu lớn ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn, có thể nó sẽ gây thiếu cục bộ các container rỗng để đóng hàng…"

Giới phân tích nhận định, về lâu dài, việc tăng chi phí vận tải và giá dầu sẽ gây ra “hiệu ứng domino” đối với giá cả hàng hóa khác và làm tăng thêm bất ổn kinh tế và địa chính trị, từ đó cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu… Vì vậy, rất cần có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là khi hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã tăng trưởng chậm lại trong suốt gần một năm qua, và mới có dấu hiệu phục hồi lại từ nửa cuối năm ngoái, đầu năm nay.

Trước ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu về chi phí cước vận tải tăng nhanh và tăng cao bất thường, ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam nêu quan điểm: "Thật ra các hãng tàu thì họ cũng phải đối phó rất nhiều. Tôi cũng phải chỉnh lại một chút - ví dụ nói là họ cắt giảm các chuyến - nhưng thật ra là họ cũng là cực chẳng đã thôi. Bởi vì do vấn đề không an toàn nên họ phải đổi lịch trình qua mũi Hảo Vọng kéo dài thời gian. Về vấn đề kéo dài thời gian này không phải chỉ ảnh hưởng cho hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta mà ảnh hưởng cho chính họ - với các cam kết thương mại. Đấy là một gánh nặng rất lớn trong việc điều chuyển tầu quốc tế".

Đồng tình và chia sẻ về các tác động khách quan khiến thời gian vận chuyển lâu hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, chi phí, phụ phí tăng lên, nhưng làm sao để tránh việc đẩy giá lên cao nhưng lại khó kiểm soát - là vấn đề được ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đặt ra:

"Đúng là tăng giá, nhưng vấn đề là nó có công bằng, công khai, minh bạch hay không? thì cái này có lẽ là các doanh nghiệp và các hãng tàu, các chủ thể có liên quan đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic có lẽ cần phải giải quyết vấn đề này. Và vai trò của Nhà nước ở đây thì tôi cho rằng cũng rất quan trọng. Bởi vì cái quan hệ ở đay thì rõ ràng có những doanh nghiệp yếu thế hơn, có những ngành hàng yếu thế hơn. Cho nên là cũng như bất cứ ngành hàng nào thì Nhà nước cần phải can thiệp để bảo vệ những doanh nghiệp yếu thế hơn trong chuỗi mắt xích này".

Ghi nhận và đánh giá cao các khuyến nghị giải pháp của các cơ quan bộ ngành, doanh nghiệp đưa ra, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đề nghị các hãng tàu trong bối cảnh hiện nay duy trì tuyến, nhanh chóng đưa container rỗng về, thực hiện đúng quy định về giá cước, phụ phí; Đồng thời nghiên cứu, xem xét thêm phương thức vận tải đa phương thức kết hợp với đường sắt, đường biển và đường hàng không…

Về phía các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, ông Trần Thanh Hải cho rằng: "Đối với Hiệp hội doanh nghiệp vụ logistics và các chủ tàu chủ hàng cũng như các hiệp hội trong lĩnh vực logistics thì chúng tôi cũng đề nghị là tiếp tục bám sát tình hình để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có những thuận lợi lớn nhất. Các Hiệp hội ngành hàng thì cũng có khuyến cáo cho hội viên theo dõi sát sự việc và chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó".

Trước những khó khăn trong vận tải quốc tế, Cục Xuất nhập khẩu cũng như các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp thu, nghiên cứu các thông tin, ý kiến đề xuất của các đơn vị, đồng thời theo dõi, bám sát tình hình để tham mưu cho lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan cũng như báo cáo lên các cấp cao hơn để có những giải pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp.

Thông tin trong nước

Ảnh minh họa: Dân Việt

Ảnh minh họa: Dân Việt

# NHNN Việt Nam đã có công điện về việc đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng dịp Tết Giáp Thìn. Trong đó, cần đáp ứng nhu cầu rút tiền qua ATM và thanh toán online, đồng thời xử lý kịp thời các yêu cầu khiếu nại của khách hàng. 

# Và theo thống kê, dù kinh tế toàn cầu khó khăn, song lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt kỷ lục 16 tỷ USD trong một năm qua, và tiếp tục tăng cao trong thời gian sát Tết Nguyên đán.

# Thời điểm cuối năm, các ngân hàng đang tiến hành phát mại tài sản chủ yếu là sản phẩm của bất động sản. Thậm chí, có những dự án, lô đất đã đưa ra đấu giá nhiều lần nhưng không thành. 

# Và dự báo, chi phí dự phòng tăng khi nợ xấu có xu hướng đi lên khiến lợi nhuận của nhiều nhà băng bị ảnh hưởng và chưa hoàn thành được chỉ tiêu cổ đông đã thông qua. 

# Với thị trường BĐS: theo bđs.com.vn, trong năm 2024, nguồn cung mới tiếp tục hạn chế, giỏ hàng chuyển nhượng kém đa dạng trong khi nhu cầu lớn sẽ khiến giá bán chung cư tại Hà Nội sẽ neo ở mức cao. 

# Còn DKRA dự báo, nguồn cung mới phân khúc đất nền năm nay tại phía Nam tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Nguồn cung mới dao động khoảng 3.000 nền, tập trung chủ yếu tại Long An, Đồng Nai và Bình Dương. 

# Ghi nhận tại nhiều hệ thống bán lẻ, do lo ngại bị thổi nồng độ cồn, nhiều khách hàng không còn thiết tha mua bia dịp Tết. Thay vào đó, họ quan tâm hơn đến các loại nước trái cây lên men và bia không cồn. 

# Và dù nhiều hãng xe máy tăng sản lượng trước Tết, nhưng dự báo, sưc mua vẫn yếu do thận trọng trong chi tiêu hơn, dự kiến doanh số bán xe máy trong năm 2024 có thể bằng hoặc tiếp tục giảm so với năm 2023. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Lực cầu đẩy mạnh giúp thị trường tiếp tục bứt phá trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. VNIndex đóng cửa ở mức cao trong phiên, tại 1.198,5 điểm, tăng 10 điểm.

# VN30 quay lại dẫn dắt thị trường chung khi ghi nhận đến 26 mã tăng và chỉ 1 mã giảm là MWG.

Trong đó, tất cả các mã Ngân hàng trong rổ đều kết phiên với sắc xanh, nổi bật nhất là TCB, CTG, HDB, TPB, MBB. Các mã vốn hóa lớn VHM, VRE, SAB cũng khởi sắc.

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh sàn HOSE duy trì ở mức thấp 14,9 nghìn tỷ đồng, dù cải thiện 16% so với phiên trước. Khối ngoại giao dịch cân bằng khi chỉ bán ròng nhẹ 11 tỷ đồng./.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Người dân trong vùng phát thải thấp chuẩn bị ra sao?

Vào ngày 12/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) ở TP Hà Nội. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.