Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Video

Tấm vé Tết nào về quê?

Hồng Lĩnh: Thứ năm 28/12/2023, 07:32 (GMT+7)

Có người đã chọn về quê sớm hơn do làn sóng cắt giảm công nhân, có người chặng đặng đừng phải ở lại thêm, cố kiếm chút đỉnh, có thêm món quà tấm bánh, bộ quần áo mới cho con...

Để có được tấm vé về quê bớt nhọc nhằn, phần lớn mọi người đều đang vội vã làm việc, nhưng càng sát Tết, giá vé máy bay tăng cao, khiến cho hành trình về quê thêm phần áp lực.

Năm nay thính giả chọn về quê ăn Tết bằng phương tiện nào?


Nhiều năm xa quê, Tết là dịp để anh Phùng Bá Nhân (ngụ tại quận 3, TP.HCM) cùng gia đình sửa soạn cho mình một chuyến hành trình về nhà.

Có mặt ở ga Đường sắt Sài Gòn vào những ngày giữa tháng 12 để mua vé về ga Vinh, anh Nhân chia sẻ với PV VOV Giao thông, thật nhiều đắn đo trong sự lựa chọn phương tiện vì gia đình có cháu nhỏ.

Mọi năm, nhà anh vẫn đặt vé máy bay từ sớm, nhưng năm nay kinh tế khó khăn, trong khi giá phương tiện này đắt đỏ hơn và tăng cao “chóng mặt”.

“Mình về vào ngày 23 Tết, nếu đi bằng máy bay hết khoảng 18 triệu, nhưng mua vé tàu chỉ hơn 5 triệu thôi, giảm được tận hơn 3 lần. Đối với mình là dân văn phòng, đi máy bay với giá này cũng phải cân nhắc, chưa nói là người dân lao động miền Trung và miền Bắc, có số lượng người làm việc ở miền Nam rất nhiều”, anh Nhân bộc bạch.

Để hành trình về quê dịp Tết bớt áp lực

Anh Nhân tâm sự, dù có đi đâu, làm gì trong một năm qua, thì cứ Tết là phải về nhà. Mà thông thường cả gia đình sẽ cùng nhau về nên vô hình chung, hành trình trở về nguồn cội trở nên áp lực với mọi người khi phải cân lên đặt xuống nhiều về giá vé phương tiện.

“Nói chung làm cả năm không đủ tiền vé máy bay, nên vô hình chung nét đẹp của dân tộc – Tết cổ truyền trở thành áp lực cho mọi người dân. Người dân không có nhiều sự lựa chọn, nếu không đi Vietnam Airlines thì phải đi Bamboo Airways, không thì Vietjet chứ làm gì còn sự lựa chọn nào nữa, chỉ có nước đổi phương tiện. Nhìn quanh các nước Đông Nam Á thôi, như Thái Lan, Indonesia hay như Singapore,... họ cũng có tới 10 hãng. Còn đối với ô tô, vừa rồi chúng ta thấy các vụ tai nạn cũng làm cho mọi người lo lắng về mức độ an toàn”, anh Nhân phân tích.

1nF6ffssbCvwWGYtZYDzrFKaxKG0us87s

Ông Nguyễn Văn Khiêm, quê ở Thanh Hoá, vào Sài Gòn trông cháu. Điều kiện kinh tế không dư dả, nên khi Ga Sài Gòn thông báo mở bán vé Tết âm lịch là ông thu xếp đến mua vé sớm. Ông chia sẻ: “Đi máy bay thì lúc vào còn có đồ đạc lỉnh kỉnh nữa, quà của gia đình gửi vào cho con cháu, nên mình chọn đi tàu để mang được nhiều đồ nhỏ, còn đi máy bay thì hạn chế”.

Tuy nhiên, ông cũng băn khoăn vì đi tàu thời gian di chuyển lâu nên đôi lúc không phù hợp với người lớn tuổi. Ngoài ra, ông cũng góp ý, hệ thống nhà vệ sinh trên tàu cần chú trọng hơn nữa để đảm bảo an toàn cho người già.

z4028026550007_38a1471248c49168e48b735d67af9062

Đúng giờ, nhiều trải nghiệm, chi phí hợp lý là lợi thế cạnh tranh để năm nay nhiều người dân lựa chọn phương tiện đường sắt. Theo Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, sau 2 tháng mở bán, đến nay, toàn hệ thống đã bán trên 130.000 vé tàu và số lượng vé vẫn còn khá nhiều, đặc biệt là chiều vào sau Tết.

Không phủ nhận ngành đường sắt trong nhiều năm qua đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để hút khách, đặc biệt trong dịp Tết, nhưng theo anh Phùng Bá Nhân, cần nhiều hơn những bứt phá.

05 (1)

“Vé của ngành đường sắt theo tôi vẫn cao. Vé ngày thường và ngày Tết chênh nhau chỉ khoảng từ 200-300 ngàn. Bên cạnh đó, ngành đường sắt cũng cần nâng cao chất lượng ví dụ như chăn ga gối đệm cần phải được sạch sẽ hơn, nhân viên cần phải tận tình phục vụ hơn nữa, không chỉ với hành khách trên tàu mà khi hành khách di chuyển trên tàu, đặc biệt là thực đơn, đồ ăn thức uống trên tàu phải đa dạng hơn và đảm bảo an toàn thực phẩm” - trong ký ức của anh Nhân, những chuyến tàu, xe về quê dịp Tết từ thời sinh viên luôn đẹp.

Đó là hành trình mà bản thân anh mong muốn nhiều người được trải nghiệm.

Thăm dò ý kiến: Năm nay thính giả chọn về quê ăn Tết bằng phương tiện nào?

 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.