Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Sớm gỡ vướng kinh phí di dời lưới điện cho dự án mở rộng QL 13

Theo TTXVN: Thứ sáu 04/08/2023, 14:48 (GMT+7)

Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua tỉnh Bình Dương sau hơn 1 năm triển khai bị chậm tiến độ theo kế hoạch. Nguyên nhân được cho là vướng trong di dời hạ tầng kỹ thuật mạng lưới điện vì các bên liên quan chưa thống nhất được kinh phí di dời.

Lưới điện chưa được di dời trên đoạn đường nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

Lưới điện chưa được di dời trên đoạn đường nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương, đến nay, công trình đã thi công đạt 31% khối lượng và hiện, còn vướng giải phóng mặt bằng và di dời lưới điện. Trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng để giao đất triển khai dự án đang quyết liệt được thực hiện.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, đến nay, đoạn qua địa bàn thành phố Thuận An đã bàn giao mặt bằng đạt khoảng 76% trên tổng diện tích, đoạn qua địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã bàn giao mặt bằng đạt 96% trên tổng diện tích. Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

UBND thành phố Thuận An đang thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về sử dụng chi phí của dự án để thực hiện di dời lưới điện; hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng phần còn lại đối với đoạn từ nút giao Tự Do đến đoạn Lê Hồng Phong để bàn giao mặt bằng thi công, quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2023. Tỉnh cũng đã giao UBND thành phố Thuận An nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để bổ sung các chi phí thực hiện di dời lưới điện.

Mới đây, trong đợt cao điểm đi kiểm tra, đôn đốc các dự án giao thông trọng điểm, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi đặc biệt lưu tâm về dự án mở rộng Quốc lộ 13 có tầm quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ. Do đó, Bí thư yêu cầu các địa phương và đơn vị thi công nhanh chóng triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công.

Ngày 3/8, trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện Công ty Điện lực tỉnh Bình Dương cho biết, về di dời lưới điện Điện lực Bình Dương đã tích cực phối hợp cùng các chủ đầu tư dự án để rà soát cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan đối với lưới điện hiện hữu thuộc phạm vi dự án di đời lưới điện nói chung và Quốc lộ 13 nói riêng.

Đơn vị đã thực hiện hoàn tất lập phương án kỹ thuật và dự toán di dời lưới điện 22kV thuộc phạm vi dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13 gửi Sở Công Thương và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Thành phố Thuận An. Tuy nhiên, qua cuộc họp ngày 26/7/2023 về thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13 đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến ngã tư cầu Ông Bố do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thì vẫn chưa có sự thống nhất về trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí thực hiện di dời.

Đại diện Công ty Điện lực Bình Dương cho biết thêm: văn bản phúc đáp của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND tỉnh Bình Dương cho thấy, theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng; trong đó, có chi phí di dời lưới điện nằm trong chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc tổng mức đầu tư của dự án. Các chi phí này được xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Do vậy, đối với dự án đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định của pháp luật, UBND tỉnh Bình Dương căn cứ theo quyết định phê duyệt dự án, bố trí vốn đầu tư công để thực hiện di dời lưới điện tồn tại trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phúc đáp UBND tỉnh Bình Dương về di dời mạng lưới điện để xây dựng mở rộng Quốc lộ 13 cũng đề nghị sử dụng vốn đầu tư công thì chi phí di dời lưới điện đã bao gồm trong chi phí giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư dự án.

Công ty Điện lực Bình Dương đã gửi báo cáo kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành sớm tham mưu về chủ trương thực hiện di dời lưới điện bố trí vốn ngân sách nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Điện lực Bình Dương sớm hoàn thiện phương án di dời lưới điện 22kV còn có đoạn di dời trụ 110kV và xử lý giao chéo đường dây 110kV Thuận An-Gò Đậu đoạn nối với Quốc lộ 13.

Ông Thuận cho hay, đến nay tỉnh chưa xác định việc di dời lưới điện được chi bằng nguồn vốn đầu tư công hay do đơn vị ngành điện chi trả. Hiện việc di dời hạ tầng kỹ thuật điện đang được tỉnh tạm ứng nguồn ngân sách để chi trả và sau đó có sự thống nhất chỉ đạo của Trung ương sẽ được tính nguồn kinh tế trên do đơn vị nào chịu.

Dự án mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 làn xe lên 8 làn xe đoạn qua tỉnh Bình Dương được khởi công vào tháng 4/2022 từ Cổng chào Bình Dương (phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An) đến ngã tư Lê Hồng Phong (thành phố Thủ Dầu Một) với chiều dài khoảng 12,7km, tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng theo hình thức BOT, do Tổng công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.

Dự án có 552 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó nhiều nhất là thành phố Thuận An với 470 hộ, 58 tổ chức, còn lại là ở thành phố Thủ Dầu Một./.

 

Theo TTXVN/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Chật vật tìm tài xế xe hạng nặng

Trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, ùn tắc thường xuyên xảy ra, nhiều tài xế, đặc biệt là lái xe khách, container, bị áp lực vì thời gian làm việc giới hạn và lo lắng bị xử phạt, dẫn đến nhiều đơn vị vận tải thiếu hụt lái xe, khó tuyển dụng mới.

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Phân luồng để sửa chữa Vành đai 3 trên cao, được đi vào làn khẩn cấp

Sở Xây dựng vừa thông báo tổ chức giao thông trên đường vành đai 3 trên cao đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Mai Dịch (giai đoạn 3) để thi công sửa chữa 16 khe co giãn. Thời gian thực hiện từ ngày 12/5/2025 đến ngày 01/7/2025.

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Bảng thông tin tại nhà chờ xe buýt không có thông tin

Các bảng thông tin điện tử được lắp đặt tại các nhà chờ xe buýt ở TP.HCM từng mang lại nhiều tiện ích cho hành khách, giúp họ dễ dàng theo dõi lộ trình, thời gian đến của xe và thông tin tuyến đi, góp phần nâng cao trải nghiệm khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Phân luồng phục vụ thi công ga ngầm đường sắt trên đường Trần Hưng Đạo

Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được rào chắn tổ chức phục vụ thi công ga ngầm trên đường Trần Hưng Đạo.

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, hộ kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6 tới, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Theo ngành thuế, việc đăng ký sử dụng rất đơn giản, 'chỉ 5 phút là xong'.

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Dọn “mạng nhện” trên phố, làm sao để không còn cảnh “nay đào, mai lấp”?

Tình trạng dây điện, cáp viễn thông chằng chịt như "mạng nhện" trên không từng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều tuyến đường tại TP.HCM, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn không ít nguy cơ về an toàn. Để từng bước giải quyết vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều dự án ngầm hóa hạ tầng.

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Tăng giá điện: Áp lực tăng chi phí sinh hoạt và kinh doanh?

Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Việc tăng giá bán lẻ điện có thể khiến hóa đơn tiền điện của người dân lập "hat-trick" tăng 3 tháng liên tục. Điện tăng giá liệu các mặt hàng khác có “tát nước theo mưa”?