Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Sinh ra “thời COVID”, nhiều trẻ chậm nói, nhút nhát hơn độ tuổi

Huy Hoàng - Hải Hà: Thứ bảy 15/10/2022, 07:00 (GMT+7)

Trở lại trường kể từ sau khi COVID-19 qua giai đoạn căng thẳng, nhiều trẻ em có biểu hiện nhút nhát hơn, kém chủ động trong giao tiếp so với trước đó. Trong khi, nhiều em bé sinh ra “thời COVID”, gần 2 tuổi nhưng mới chỉ bi bô vài từ, do không có người nói chuyện.

 

Tuy vậy, chỉ mới ít phụ huynh đưa con đi khám để can thiệp kịp thời.

Chào đời cuối năm 2020, cặp song sinh ở quận Hà Đông, Hà Nội phải gần như chỉ ở trong 4 bức tường chung cư đến tháng thứ 16. Bà Lan, người trực tiếp trông nom 2 bé cho biết:

"Bây giờ 23 tháng rồi nhưng cháu chỉ nói được bà bà, bố bố. cháu kia thì đi học lớp chậm nói nhưng mà mỗi ngày chỉ đi học 1 tiếng thôi. Cứ giờ ăn là cho xem TV thôi những bài hát tiếng anh, những con vật. Nó nói mình chả biết nó nói cái gì cứ xì la, xì lô".

Giai đoạn giãn cách xã hội, thu nhập của vợ chồng chị Bùi Thị Thanh Vân quận Bình Thạnh (TP.HCM) bị sụt giảm nghiêm trọng. Tâm lý căng thẳng, áp lực kinh tế, chị Vân thừa nhận không có nhiều thời gian nói chuyện hay quan tâm đến các nhu cầu của con trai:

"Trong giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi gia đình rất hạn chế cho bé ra ngoài vì sợ dịch bệnh. Một phần nữa là chính bố mẹ cũng không được ra ngoài, tác động kinh tế do dịch đến tâm lý bố mẹ cũng ảnh hưởng đến trẻ. Vợ chồng em chưa cho bé đến khám ở bệnh viện chính quy vì muốn theo dõi thêm, nếu sau vài tháng nữa tình trạng chưa cải thiện thì chắc chắn sẽ phải có phương án điều trị".

Nhiều phụ huynh khác chia sẻ về những tác động thấy rõ tới con trẻ-nhất là trẻ tập nói, do bị “nhốt” trong nhà quá lâu bởi COVID:

"Giai đoạn đầu nó ở nhà nhiều quá, chỉ bó gọn trong khuôn viên gia đình, ít gặp người ngoài nên chưa có sự tự tin, khi cho tham gia ra ngoài thì bé bị sợ".

"Bạn này thì bạn ý biết rồi nhưng kỹ năng bò, tập đi bạn ý chậm hơn các bạn khác. Bạn ý phát triển kỹ năng nói trước".

Ảnh minh họa: TheHill

Ảnh minh họa: TheHill

Quan sát hơn 40 trẻ và trao đổi với phụ huynh, bà Mai Thị Quỳnh Nga, Hiệu trưởng hệ thống giáo dục mầm non Ngôi nhà xanh nhận thấy, sau giãn cách xã hội quay trở lại trường, có đến 40% trong số này trở nên nhút nhát hơn:

"Sau thời gian nghỉ dịch đi học lại  gần như các bạn đều bị hạn chế khả năng vận động và giao tiếp, ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ không nói, không chủ động nói chuyện rất nhiều, phụ huynh nhờ các cô mời thêm giáo viên về can thiệp sâu rất nhiều".

Bác sĩ Đinh Thạc – Trưởng khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng , TP.HCM  khẳng định, đại dịch Covid chắc chắn tác động về tâm lý, bệnh lý đối với nhóm trẻ em được sinh ra trong giai này, nhưng chưa nhiều phụ huynh đưa  con đến khám:

"Lúc mà bị cách ly, giữ ở nhà nhiều quá thì bé bị rối loạn cảm xúc rồi dẫn đến một số hành vi bất thường. Tuy nhiên khi thấy bé có những hành vi, rối loạn tâm lý họ cũng ngại cho tiếp xúc với bên ngoài nên mình cũng khó có số liệu thực tế chính xác để báo cáo. Ghi nhận thì có lèo tèo vài ca, đa số các bé cũng sớm trở lại bình thường".

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Giảng viên trường Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, giai đoạn 2-3 tuổi là thời kỳ rất quan trọng về phát tâm sinh lý của trẻ, não bộ nhạy cảm về ngôn ngữ cũng như cách đối xử của người chăm sóc:

"Trong giai đoạn giãn cách, nếu trẻ không được tiếp xúc với mội môi trường giàu ngôn ngữ người thật, ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm sinh lý cũng như về mặt trí tuệ.

Nếu bỏ mặc các em, không quan tâm đến nhu cầu của trẻ thì sẽ hình thành lên sự lo lắng và sẽ khiến đứa trẻ dường như quấy phá hơn, không có khả năng kiểm soát cảm xúc, khi đến trường học dễ khó dễ ăn vạ, cáu kỉnh…"

TS Trần Thành Nam cho rằng, các cơ quan bảo vệ trẻ em cần dự báo tốt hơn, cần có thêm nghiên cứu cơ bản để đưa ra bằng chứng xác đáng về sự tác động của thời kỳ Covid tới trẻ em cho cộng đồng biết, từ đó, xây dựng những chương trình giáo dục trong các trường học và hướng dẫn cho phụ huynh cách chăm sóc, hướng các em đến môi trường giao tiếp nhiều hơn.

Huy Hoàng - Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Bộ Tài chính cho biết các khoản phí trong vé máy bay là giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, không phải các khoản phí nộp ngân sách.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Ở một siêu đô thị đông đúc trên 9 triệu phương tiện xe cá nhân lưu thông như TP.HCM, việc chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Sau gần 9 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014 và một số Nghị định cho thấy còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi. Trong khi đó, Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng, từ 1/7/2024.

Thủy cung trên cạn

Thủy cung trên cạn

Cây cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của người dân khi được ví như “thủy cung trên cạn” với vẻ lung linh, rực rỡ của mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội trên vòm cầu, khi thành phố lên đèn.

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Trong 4 phiên đấu thầu vàng gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì có đến 3 phiên bị hủy và 1 phiên “ế ẩm”. Trong bối cảnh thị trường vàng thiếu nguồn cung, vì sao các phiên đấu thầu vàng không thành công? Và liệu đây có phải là giải pháp khả thi?