Ca đoàn Thiếu nhi và Điều ước Giáng sinh
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
- Mình vừa phát hiện là nó ập tới liền vì nhà mình cách sông chỉ có 30m, sụp một cái là tới nhà mình. Mình chỉ kịp chạy vô lấy giấy tờ chạy ra là cái sân bị sụp, húc luôn cái chân của mình.
- Thường thì lở ngoài mé sông, nếu có lở tiếp thì cả tháng sau mới sạt sâu vào bờ. Còn cái này chỉ trong 1 tiếng đồng hồ sụp toàn bộ cả chục công đất, chưa từng thấy cảnh này.
- Lỡ hồi 4-5 giờ chiều gì đó, tôi không còn nhớ và biết cái gì nữa rồi. Tôi cứ ngồi lang thang, ngồi ngoài bờ ngoài bụi như thế này. Tối thì ngủ nhờ nhà đứa cháu.
Đó là ký ức kinh hoàng của hơn 12 hộ dân vừa mất trắng nhà, đất vì sụt lở tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Đã hơn 1 tuần trôi qua, người dân ở đây vẫn chưa hết lo lắng, sợ hãi. Đây được cho là vụ sạt lở nghiêm trọng nhất, quy mô nhất từ trước đến nay.
Tổng diện tích sạt lở ước khoảng 4,1ha, trong đó phần đất bãi bồi khoảng 2.600m với có 22 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo tính toán của ngành chức năng, tổng thiệt hại nhà đất, vườn cây, ao cá... của người dân khoảng 35 tỷ đồng.
Hiện ngành chức năng đã di dời khẩn cấp những hộ dân trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn cũng như đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người dân. Đồng thời, để san sẻ khó khăn, lãnh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương cùng nhiều đơn vị, nhà hảo tâm những ngày qua đã trực tiếp đến thăm hỏi, hỗ trợ vật chất và động viên các hộ dân sớm ổn định cuộc sống.
Dẫu vậy, rất nhiều người có nhà ven sông Cổ Chiên vẫn nôm nớp lo sợ “trắng tay” vì tài sản có thể bị cuốn theo dòng nước bất kì lúc nào.
Không chỉ tại Vĩnh Long, sạt lở đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng với tốc độ khủng khiếp ở các tỉnh thành khác ở miền Tây. Theo ông Trịnh Công Minh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong 10 tháng năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 98 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 4.000m, ước tính kinh phí khắc phục gần 69 tỷ đồng. Nặng nhất là khu vực các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây nằm về đầu nguồn sông Tiền.
Sông Ba Rày là một trong những tuyến sông sạt lở nặng nề và còn diễn biến phức tạp. Ghi nhận, tuyến sông Ba Rày chảy qua huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy đã có hàng chục điểm sạt lở lớn, nhỏ... đe dọa đời sống, sản xuất của người dân. Nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng đang chờ được xử lý, khắc phục.
Ông Đoàn Văn Sĩ, người dân ngụ ấp 2, xã Cẩm Sơn kiến nghị: Bây giờ yêu cầu các cơ quan của mình coi khắc phục làm cho sớm, càng sớm càng tốt, chứ để nó lở sâu vô nữa thì càng gây khó khăn cho dân mình lưu thông.
Trước tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân, tỉnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm phòng, chống sạt lở, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân.
Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhận định về tình trạng sạt lở và các giải pháp cần thiết: Tình trạng sạt lở có thể nói ngày càng nghiêm trọng, dù chúng ta sử dụng nhiều giải pháp công trình hay phi công trình cũng không thể xử lý kịp.
Riêng tỉnh Tiền Giang ngoài xử lý các sông, kênh, gạch thì phải xử lý đối với 32km bờ biển, cho nên ngân sách rất lớn và độ an toàn cũng không bền vững. Chúng tôi kết hợp nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp công trình và phi công trình, sử dụng ngân sách Trung ương, địa phương và một phần xã hội hóa.
Tương tự, Cần Thơ cũng nỗ lực chi ngân sách và có kế hoạch xây dựng các tuyến kè chống sạt lở ở các điểm nóng. Từ đầu năm 2022 đến nay, Cần Thơ ghi nhận ít nhất 9 điểm sạt lở bờ sông, làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần. Tổng thiệt hại ước tính hơn 2,6 tỷ đồng. Những khu vực sạt lở phức tạp nằm chủ yếu dọc theo các tuyến sông Trà Nóc, Rạch Cam - Ông Tường thuộc các phường Trà Nóc, Long Hòa và Thới An Đông, quận Bình Thủy. Và cứ một bận sạt lở xảy ra thì giao thương, đi lại gặp vô vàn cách trở.
Ông Nguyễn Quí Ninh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết: Thông thường sạt lở xảy ra và thiệt hại lớn ở những thời điểm giao mùa, giữa mùa mưa và mùa khô. Đặc biệt là chân triều thấp và cuối mùa lũ. Không có quy luật rõ ràng và khi xét về sạt lỡ phải dựa trên nhiều yếu tố và đặc biệt là yếu tố mùa và vị trí địa lí.
Thường sạt lở thường xảy ra ở những đoạn bờ sông cong, ở phần bụng của đoạn cong đó là bị sạt lở. Nhìn lên trên thì thấy người dân xây nhà lấn chiếm lòng sông và ghe tàu qua lại nơi đó nhiều. Ngoài ra còn nói đến vận tốc dòng chảy tác động vào bờ và nền địa chất gốc vủa vùng châu thổ chúng ta nữa.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều điểm có nguy cơ sạt lở rất cao, đặc biệt là những tuyến đường giao thông nông thôn, những tuyến đường xung quanh các tuyến đê bao bảo vệ khu dân cư ở các cồn, như: cồn Tân Lộc (quận Thốt Nốt), cồn Sơn (quận Bình Thủy).
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết đã chỉ đạo các quận, huyện thường xuyên kiểm tra các tuyến đê bao, để kịp thời tôn tạo những đoạn đê bao thấp, các tuyến đê xung yếu để tránh sạt lở, nhằm bảo vệ các khu dân cư, vườn cây ăn trái, những vùng nuôi trồng thủy sản của người dân.
Riêng An Giang, tính chung 9 tháng của năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 điểm sạt lở, sụt lún, răn nứt đất bờ sông, kênh, rạch với tổng chiều dài trên 1.500m, ảnh hưởng 17 căn nhà của người dân, ước thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Việt Trí nhận định tình hình sạt lở ngày càng gia tăng về quy mô, tần suất; sạt lở lan rộng các kênh, rạch nội đồng theo chiều hướng nghiêm trọng.
Hàng năm, Sở TN&MT đều thực hiện công tác đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở bờ sông 2 đợt vào mùa khô và mùa mưa, triển khai đo đạc sạt lở đột xuất kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh này đã triển khai k khảo sát xác định mỏ cát, rủi ro về sạt lở trên sông Tiền và sông Hậu nhằm nắm tình hình, ứng phó sạt, lở hiệu quả hơn.
Theo đánh giá các ngành chức năng, sạt lở bờ sông, bờ biển tại ĐBSCL sẽ còn tiếp tục diễn biến khó lường. Do đó, lãnh đạo các sở, ngành các địa phương khẩn trương tập trung công tác phòng, chống sạt lở; đẩy mạnh triển khai thực hiện dự án chỉnh trị dòng chảy, các giải pháp công trình và phi công trình, ứng dụng công nghệ cảnh báo sạt lở sớm trên địa bàn tỉnh để chủ động ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Do biến đổi khí hậu, cộng với tác động của con người khiến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra, là ĐBSCL đã bàn vấn đề này nhiều lần, cả nguyên nhân cùng giải pháp cũng được kiến nghị không ít, thế nhưng vẫn chưa có một kế hoạch căn cơ để phòng, chống sạt lở.
Bàn nhiều nhưng người dân vẫn từng ngày chạy lở
Chưa bao giờ, tình trạng sạt lở lại nóng như vậy với hàng loạt vụ sạt lở “kỷ lục” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân. Qua mỗi năm, sạt lở lại ngày càng phức tạp, gây hậu quả nặng nề hơn năm trước. Nếu không có biện pháp căn cơ hơn để phòng, chống và khắc phục thiệt hại do sạt lở gây ra thì người dân vẫn sống trong sự thấp thỏm, lo âu thường trực.
Có thể thấy, con người luôn nhỏ bé và chịu những tổn hại nặng nề khi thiên tai xảy ra. Trước các bài học nhãn tiền, đã đến lúc mọi người phải bình tâm xem xét và có quyết định sáng suốt hơn. Bà con không thể trông chờ một phép màu có thể giúp sạt lở ngừng lại, cũng chẳng thể đặt sự an toàn của bản thân và gia đình vào sự may rủi…
Đối diện với các dự báo và tình hình thực tế, hãy đưa gia đình đến nơi an toàn ngay khi có thể, bởi “còn người là còn tất cả”, đừng nấn ná rồi đặt cược tính mạng, tài sản trước dòng nước.
Ngay lúc này, chính quyền các địa phương cần gấp rút triển khai hỗ trợ bà con. Trước mắt, cần đưa họ đến nơi an toàn bố trí các khu tái định cư, nhu yếu phẩm và các điều kiện thiết yếu để họ mau chóng ổn định tâm lý, trở về cuộc sống thường nhật. Những người lãnh đạo, quản lý cần sâu sát, đến tận nơi để lắng nghe người dân.
Qua đó đảm bảo hỗ trợ kịp thời, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, tính toán kỹ lưỡng hơn về phương án tái định cư cho bà con; có kế hoạch, phương án chi tiết để ứng phó sạt lở, thiên tai dịp cuối năm nhằm chủ động trong mọi tình huống khẩn cấp.
Về lâu dài, các sở, ngành liên quan cần thận trọng tính toán các giải pháp căn cơ hơn. Vì sạt lở bên cạnh nguyên nhân của biến đối khí hậu gay gắt, còn do nạn khai thác cát trái phép dẫn đến dòng sông thay đổi dòng chảy, trực tiếp khiến sạt lở càng thêm trầm trọng.
Dù nỗ lực nghiêm trị nhưng những vi phạm tinh vi vẫn còn được ghi nhận. Nếu nguyên nhân gốc rễ này không được xử lý thì hệ quả sẽ còn tiếp diễn, mọi công sức phòng, chống sạt lở đều đổ sông, đổ bể.
Cũng phải khẳng định để cứu lấy ĐBSCL trước sạt lở, cần cân nhắc việc triển khai các biện pháp công trình. Tránh việc chạy theo sạt lở mà dựng lên tràn lan các công trình đắt đỏ, kém hiệu quả. Thay vào đó, cần những giải pháp “thuận thiên” có nhiều ưu điểm nhằm ngăn chặn, phòng chống sạt lở hiệu quả hơn. Qua đó, có thể bảo vệ tài sản, tính mạng, giúp người dân ổn định cuộc sống để thôi cảnh “tháo chạy” vì sạt lở…
Tại các Giáo xứ, Ca đoàn Thiếu nhi luôn là nền tảng để các em nhỏ tiếp bước trở thành các ca viên, nền tảng đó được thể hiện mộc mạc qua những lời ca trong trẻo và những ước mơ giản dị.
Chiều 23/12, đại diện Ban Quản lý Đường sắt Đô thị và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 thông tin với báo chí về quá trình triển khai và vận hành tuyến metro số 1 trong 2 ngày 22 - 23/12.
Có mặt tại ga Bến Thành từ 6 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Cường (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cùng các đồng đội không giấu nổi niềm xúc động. 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, giấc mơ về một hệ thống giao thông hiện đại của TP.HCM đã trở thành hiện thực khi tuyến metro đầu tiên chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư. Không chỉ vụ Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) lừa đảo 5.200 tỷ đồng mà nhiều vụ việc khác chưa bị phát giác, xử lý.
Theo thông tin mới nhất từ bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, trong ngày vận hành chính thức đầu tiên (22.12) từ 10h-22h có 175 lượt tàu và gần 150.000 hành khách trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành. Hàng ngàn người dân đã có mặt để chứng kiến và tham gia trải nghiệm. Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro.
Những vụ án thảm khốc diễn ra trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới đang ngày càng nhiều trên khắp thế giới đang cho thấy một sự bất an đối với giá trị nhân loại, hơn là câu chuyện của những cá nhân đơn lẻ.