Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

San sẻ nguồn nước cần đảm bảo tính liên kết, bền vững và hiệu quả

Mỹ Phụng: Chủ nhật 07/04/2024, 10:32 (GMT+7)

Xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt nghiêm trọng trong mùa khô tại ĐBSCL vẫn đang là câu chuyện được nhiều người quan tâm hiện nay. Các bộ ngành, địa phương cũng đang tích cực tìm các giải pháp ứng phó. Bên cạnh những giải pháp trước mắt thì cũng không ngừng nỗ lực tìm những giải pháp lâu dài, bền vững.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, những đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực Nam bộ khả năng tập trung trong tháng 4 và tháng 5-2024. Theo ghi nhận, trong tháng 3/2024, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, cao hơn cùng kỳ năm 2023; một số thời điểm cao hơn năm 2016. Xâm nhập mặn với cường độ cao đã khiến cho Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Để cứu khát cho vùng hạn mặn Bến Tre, mới đây, tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã đưa ra đề xuất nghiên cứu dẫn nước từ sông Đồng Nai, Sài Gòn về để sử dụng. Theo Chủ tịch Tam, nếu thực hiện được sẽ giúp giải quyết phần nào bài toán hạn mặn cho người dân "xứ dừa". Đồng thời cũng có thêm cứu cánh cho tỉnh lân cận trong tương lai.

Chính quyền địa phương và người dân đang triển khai các biện pháp khắc phục

Chính quyền địa phương và người dân đang triển khai các biện pháp khắc phục

Trước đề xuất này, theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, cố vấn khoa học, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng phương án nói trên rất khó khả thi vì vào mùa khô hạn, các sông đều ít nước chứ không riêng gì một số khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chưa kể sông Sài Gòn, Đồng Nai đang bị ô nhiễm, nếu đưa về miền Tây cần tính toán vấn đề môi trường.

PGS. TS Lê Anh Tuấn chia sẻ, thay vì dẫn nước từ sông Đồng Nai, Sài Gòn thì có thể dẫn nước từ Đồng Tháp Mười về sẽ khả thi hơn: Nếu mà chúng ta mà khai thác được cái lượng nước trữ ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tháp Mười là cái nguồn trữ nước lũ rất là lớn.

Nếu chúng ta có những hệ thống mà chúng ta trữ lại, chúng ta không có làm đê bao để chúng ta trữ nước ở lại thì vẫn có thể là lấy một phần nước mà từ trong vùng đồng Tháp Mười đưa về Bến Tre thì nó vẫn là hữu hiệu hơn là đưa về từ Sài Gòn hay Đồng Nai, bởi vì ngay thời điểm bây giờ Sài Gòn và Đồng Nai cũng đang thiếu nước.

 

Hệ thống sông rạch ở tỉnh Bến Tre nguồn nước đều bị nhiễm mặn

Hệ thống sông rạch ở tỉnh Bến Tre nguồn nước đều bị nhiễm mặn

Trước kiến nghị của Lãnh đạo tỉnh Bến Tre về việc dẫn nước từ sông Đồng Nai, Sài Gòn về miền Tây, mới đây tại hội nghị công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, ngày 21/3, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, vấn đề dẫn nước ngọt về Tiền Giang, Bến Tre cơ quan này đã nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, việc dẫn nước từ sông Đồng Nai, Sài Gòn về Bến Tre thời điểm này không thực hiện được, từ tình hình thực tế lẫn kỹ thuật.

Liên quan đến đề xuất xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau thông qua hệ thống trạm bơm, chuyên gia nghiên độc lập về sinh thái ĐBSCL – Nguyễn Hữu Thiện phân tích rằng, vùng Trần Văn Thời-U Minh không phải vùng ngọt mà là ngọt hóa, tức là vùng này không có nhận nước ngọt từ sông Hậu nên trước đây có chế độ mặn-ngọt theo mùa. Mùa mưa thì ngọt nhờ nước mưa, sang đến mùa khô khi nước mưa bốc hơi hết thì còn lại nước mặn.

Sau đó vùng này được bao đê để trữ nước mưa để ngọt hóa quanh năm, nhưng gặp năm khô hạn thì nước mưa hết nhanh từ đầu mùa khô, nước mặn thì không vào được nên kênh mương khô cạn, thậm chí nứt đáy nên toàn bộ diện tích đất bên trong bị khô, co ngót thể tích gây sụt lún. Nơi đắp cao làm đường xá ven kênh thì sụt lún mạnh hơn làm đứt gãy, hư hại đường xá.

Dịch vụ chở nước ngọt phục vụ những vùng thiếu nước

Dịch vụ chở nước ngọt phục vụ những vùng thiếu nước

Vì vậy, nếu dẫn nước vào vùng này cần có sự tính toán kỹ lưỡng: Cần phải tính đến bài toán kinh tế. Chi phí chuyển nước từ sông Hậu về U Minh-Trần Văn Thời là rất lớn về tốn diện tích đất làm công trình kênh mương, trạm bơm, nhiên liệu. Lợi ích là để duy trì ngọt hóa, tăng thêm được vụ lúa mùa khô lợi ích không đủ bù chi phí chuyển nước. Chuyển một lượng nước khổng lồ từ sông Hậu về cho vùng U Minh trong mùa mưa thì trữ ở đâu và thất thoát bao nhiêu khi sang mùa khô.

Địa hình vùng này không bằng phẳng, nếu trữ nước quá nhiều trong đê bao vùng ngọt hóa thì những vùng trũng sẽ ngập rất sâu. Còn nếu lấy một lượng nước khổng lồ của sông Hậu trong mùa khô thì mặn sẽ thọc sâu vào sông Hậu theo ngả Trần Đề-Định An, có khi Cần Thơ bị mặn không có nước để uống. Đó là chưa nói đến các tác động môi trường khi làm đảo lộn dòng chảy sông ngòi.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, cố vấn khoa học, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ, việc dẫn một lượng nước lớn từ sông Hậu về Cà Mau nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa hạn mặn cũng không hiệu quả về mặt kinh tế lẫn môi trường.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, nếu lượng nước được dẫn về theo đường ống chỉ để phục vụ sinh hoạt và một phần nhỏ chăn nuôi thì hoàn toàn khả thi: Nếu mà chúng ta chỉ đơn thuần mà nhận nước ngọt đi về để phục vụ cho vấn đề ăn uống, trong sinh hoạt hằng ngày thì cái lượng nước ngọt đưa về nó có thể đủ. Bởi vì lượng nước ở trên trên sông Hậu thì vẫn có khả năng là có thể cung ứng được và chúng ta phải chọn những cái giải pháp mà đưa về làm sao mà cho nó ít bị tổn thất. Ví dụ như là đưa về các đường ống thay vì chúng ta đưa về các kinh mương thì nó rất dễ bị thẩm hay bị bốc hơi rất là nhanh và cũng khó được đưa xa.

Nếu chúng ta phải sử dụng nước cho vấn đề ăn uống và một phần cho chăn nuôi thì có lẽ là nó khả thi. Tuy nhiên mà nếu mà chúng ta mà đưa nước ngọt chúng ta ngăn mặn lại và đưa nước ngọt về để chúng ta sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sử dụng nước ngọt thì cái điều đó nó lãng phí và nó không có hợp lý lắm.

Người dân vùng xe chở nước về phục vụ sinh hoạt gia đình hay cho gia súc gia cầm uống,

Người dân vùng xe chở nước về phục vụ sinh hoạt gia đình hay cho gia súc gia cầm uống,

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, TS Trần Hữu Hiệp cho rằng trước tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, khó lường thì bên cạnh giải pháp phi công trình thì cũng cần những giải pháp công trình, dài hạn. Tuy nhiên, các giải pháp công trình lớn để chia sẻ nước mang tính liên vùng, liên tỉnh thì cần cân nhắc kỹ lưỡng. TS Hiệp cho rằng, nước ở các tỉnh miền Tây không có ranh giới hành chính mà là vấn đề cả vùng, kể cả liên hệ tới hệ thống sông Mekong.

Cho nên giải pháp chống khô hạn phải có được sự cân bằng tổng thể, trong đó cần tính toán để phân vùng cụ thể nhằm đưa ra mức độ ứng phó tương xứng: Bến Tre đề xuất làm công trình dẫn nước từ sông Đồng Nai về và Cà Mau đề xuất là công trình dẫn nước từ sông Hậu về để giải quyết vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn cũng như là sạt lở do thiếu nước.

Thứ nhất, đó là ghi nhận những cái sáng kiến đó. Tuy nhiên, mỗi cái giải pháp công trình thì đều phải cân nhắc cái chi phí về lợi ích và cái tính khả thi, đặc biệt là cái hiệu quả của nó. Bởi vì chúng ta đã có nhiều cái bài học kinh nghiệm ở những cái công trình thủy lợi lớn rồi. Vì vậy ứng phó dài hạn là cần thiết nhưng mà phải tính toán và đặc biệt là cần cái sự phối hợp nội vùng và liên vùng.

Bởi vì vấn đề nước nó không chỉ có ranh giới của một tỉnh mà cái sự phối hợp đó hết sức quan trọng. Vấn đề điều tiết nước đó là quan trọng hơn hay là cân bằng tổng thể cái tài nguyên nước là quan trọng.

TS Hiệp cũng cho rằng đề xuất dẫn nước ngọt từ các địa phương khác về miền Tây chống hạn mặn phải đặt trong sự xem xét về quy hoạch, tình hình thực tiễn, bài toán tổng thể và ứng dụng công nghệ giúp hài hòa về lợi ích.

Vĩnh Long hiện đang xuất hiện một số cánh đồng thiếu nước sản xuất

Vĩnh Long hiện đang xuất hiện một số cánh đồng thiếu nước sản xuất

Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”. Tuy nhiên, để các giải pháp đạt hiệu quả tối ưu thì các địa phương cần có sự đồng thuận, liên kết chặt chẽ và sẵn sàng chia sẻ lợi riêng vì lợi ích chung của toàn vùng...

Có thể thấy biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ, tiêu cực. Nếu như năm 2016 là 100 năm mới xảy ra hạn mặn lịch sử thì từ năm 2020 đến 2024, tính ra chỉ trong vòng 4 năm hạn mặn đã quay trở lại ĐBSCL. Nằm trong vùng khí hậu nhạy cảm và đặc thù địa chính, ĐBSCL đang đối mặt với xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp phi công trình thích ứng thì cũng cần có những giải pháp công trình dài hạn, bền vững. Trong đó, việc san sẻ nguồn nước ở những nơi có nguồn nước dồi dào đến những vùng khan hiếm cũng là một bài toán cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hiện nay vấn đề nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long khá nan giải. Bên cạnh sự phụ thuộc vào dòng Mekong từ phía thượng nguồn thì sự phân bổ nguồn nước ngọt ở các tỉnh, thành ĐBSCL cũng không đồng đều. Trước tình trạng ngày càng khan hiếm nguồn nước ngọt trong mùa khô thì địa phương nào nào cũng cần và "muốn" giữ nguồn nước ngọt cho mình, nên dẫn tới các tỉnh đầu nguồn dẫn nước vào nội đồng thì các tỉnh cuối nguồn lại khan hiếm nước.

Tuy nhiên, theo nguyên tắc là không địa phương nào được giữ nước cho riêng mình. Thay vào đó cần có sự san sẻ hợp lý, hiệu quả ở những vùng “khát nước” vào mùa hạn, mặn. Các địa phương nào đang có nguồn nước dồi dào cũng nên chia sẻ cho các địa phương thiếu nước, đảm bảo việc quản lý nguồn nước mang tính kết, liên vùng. Để làm được việc đó, các địa phương ĐBSCL cần có quy chế phối hợp trong việc san sẻ, đảm bảo an ninh nguồn nước cho toàn vùng.

Trước đề xuất dẫn nước từ sông Đồng Nai, Sài Gòn về miền Tây của một lãnh đạo tỉnh Bến Tre vừa qua cũng được cho là một ý tưởng mới mẻ. Dù ý tưởng chưa được đồng thuận của nhiều chuyên gia và bộ ngành, tuy nhiên cũng là một bước ngoặc để mở ra sự quan tâm về việc san sẻ nước mang tính liên vùng, liên tỉnh. Đối với đề xuất dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm nghiên cứu. Manh nha cho những ý tưởng chia sẻ nước để cứu khát cho các vùng hạn.

Thế nên, việc tìm ra giải pháp căn cơ, bền vững để ứng phó với câu chuyện khát nước ngọt vào mùa khô ở ĐBSCL là vấn để cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp công trình sẽ tốn kém chi phí, đặc biệt là các công trình lớn. Vì vậy, trước khi đi đến quyết định cuối cùng cần lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà khoa học để đảm bảo các công trình thực hiện hiệu quả, đáp ứng tính kinh tế cao.

tóm lại, việc “chia sẻ” nguồn nước cần một bài toán cân bằng tổng thể và chi phí lợi ích để đảm bảo những công trình đầu tư, đặc biệt là công trình đầu tư lớn đảm bảo cái nguyên tắc không hối tiếc, vừa giải quyết được cái tình trạng trước mắt nhưng mà hướng đến lợi ích lâu dài, bền vững.  

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL trong việc ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu để điều trị các ca bệnh khó cũng như có hạ tầng nhiều bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hơn 20 triệu dân của 13 tỉnh/thành ĐBSCL.

Phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga

Phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga

Nhiều bệnh nhân đã lựa chọn điều trị bệnh đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẫu thuật Phaco theo quy trình và tiêu chuẩn Châu Âu do các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và Liên bang Nga thực hiện tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga, đảm bảo an toàn, tỷ lệ thành công cao.