Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Sẵn sàng cho một khí thế mới

Kim Loan: Thứ hai 19/02/2024, 07:49 (GMT+7)

Sau một tuần nghỉ Tết Nguyên đán thì vào ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng) người lao động đã trở lại làm việc. Không chỉ có các cơ quan hành chính mà nhiều công ty, xí nghiệp, công trường giao thông… đã sẵn sàng bắt tay ngay vào công việc.

Mùng 6 tết, khi những nhành mai vàng trong tiết trời se lạnh của mùa xuân Phương Nam còn vương vấn trên cành thì xa xa đã nghe âm thanh vang dội của máy cuốc, máy xúc… từ công trình thi công đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua địa bàn tỉnh An Giang.

Tại gói thầu số 44 do Công ty CP Tập đoàn Thành Huy thi công đã huy động 100% công nhân quay trở lại công trường.

Anh Đỗ Hoàng Em, kĩ sư xây dựng tại gói thầu số 44 cho biết, từ tháng 8/2023 anh đã có mặt trên công trường cao tốc trục ngang ở miền Tây làm việc cho đến nay. Trong những ngày Tết, anh được công ty cho về đón năm mới cùng gia đình.

Mùng 6 tết, công ty cho công nhân quay trở lại làm việc và anh đã có mặt từ rất sớm trên công trường và phấn khởi vì được đóng góp chút ít công sức của mình vào việc hoàn thành cao tốc trong điểm của đất nước: Hôm nay công trường hoạt động, tất cả công nhân tập trung thì công trường nhộn nhịp lắm. Chúng tôi bố trí mặt bằng, xe cộ, máy móc vào vị trí để lắp dầm. Công việc chúng tôi phân bổ từng nhiệm vụ và kiểm soát xuyên suốt.

Công trường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại điểm đầu tỉnh An Giang đã huy động 100% công nhân trở lại làm việc từ ngày mùng 6 Tết.

Công trường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại điểm đầu tỉnh An Giang đã huy động 100% công nhân trở lại làm việc từ ngày mùng 6 Tết.

Trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới, gói thầu 44 chia làm 6 mũi thi công với những công việc cụ thể là: khoan cọc nhồi, gác dầm ngang bản mặt hai cây cầu đã lao dầm trước đó, thực hiện việc lao dầm nhịp ba của cầu kênh Ngang Huệ Đức và thi công cầu tạm cầu Kênh Đông 2. Ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc điều hành dự án, Công ty CP Tập đoàn Thành Huy cho biết ngoài lý do tạo khí thế đầu năm làm việc vui vẻ thì 2024 cũng làm năm mà đơn vị dồn sức thi công với khối lượng công việc rất lớn: Xác định 2024 là năm có khối lượng thi công nhiều nhất, hoàn thành tất cả các cây cầu và cống, ngay cả các cống chưa thi công được cũng phải tập kết vật liệu về. Ngoài ra, những mỏ cát được cấp cũng phải hoàn thành khối lượng khai thác nên gần như dự án tập trung toàn bộ sản lượng ở năm nay.

Còn tại Đồng Tháp, mùng 6 tết, nông dân bắt tay ngay vào chuyện đồng áng với việc cắt và bán lúa Đông Xuân. Lúa chín đúng ngay sau Tết, nông dân cho máy cắt xuống ruộng lúc 8h thì tới 10h là có lúa để bán ngay cho thương lái. Giá bán tại ruộng vụ này là 9.050 đ/kg lúa tươi (đối với loại giống OM18), còn IR 50404 thì giá giao động từ 8.300 đồng đến 8.500 đồng, năng suất bình quân đạt từ 6,5 đến 6,8 tấn/hecta nên trên khắp các cánh đồng từ huyện Cao Lãnh đến Lai Vung, nông dân rất phấn khởi. Đến thời điểm này, Đồng Tháp đã có hơn 50.000 hecta lúa Đông Xuân được thu hoạch, các diện tích còn lại đang trổ chín sẽ thu hoạch cao điểm cuối tháng 2 này. Với tín hiệu vui ngay từ đầu năm sẽ tạo thêm động lực để nông dân Đồng Tháp canh tác nông nghiệp thắng lợi cho cả năm.

Ông Lê Thành Thiệt – nông dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vui vẻ cho hay: Thấy đời sống mình phấn khởi, ăn tết xong mình hăng say để làm vụ tiếp theo. Bà con vui quá vì từ đó giờ chưa bao giờ giá lúa cao như vậy, tôi làm ruộng hơn 30 năm mà mới lần đầu chứng kiến giá lúa đạt tới 170 ngàn/ giạ.

Từ ngày mùng 5 Tết, nhiều ngư dân tỉnh Tiền Giang thu hoạch ao nuôi cá tra theo yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để hoạt động sau Tết. Do nguồn cung ít, khan hàng trong khi đó nhu cầu cần nguyên liệu cho các nhà máy sau Tết tăng cao nên đầu ra cá tra rất thuận lợi, giá rất cao. Toàn tỉnh Tiền Giang có gần 170 ha ao cá tra thương phẩm, nuôi tập trung ở các địa phương ven sông Tiền của huyện Cái Bè, Cai Lậy. Theo bà con ngư dân, vụ cá tra dịp Tết này chóng lớn, ít dịch bệnh, thức ăn thủy sản giá cũng ổn định nên người nuôi lãi cao.

Ông Nguyễn Hoàng Thảo - ngư dân tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang vừa thu hoạch được 300 tấn cá tra hồ hỡi cho biết: Mình bán cho nhà máy tại Sa Đéc (Đồng Tháp), người ta cần nguyên liệu để ngày mùng 6 Tết khai trương nên bắt cá ngày mùng 5. Đợt này mình bán cá size nhỏ giá 28 nghìn đồng/kg. Lúc này đang thiếu cá do “cung không đủ cầu”. Vụ này cá ít bệnh do thời tiết thuận lợi, vả lại vào mùa nước nổi, lượng nước ra vô thường xuyên nên cá ít bệnh.

Tại TP Cần Thơ, trong khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất… đã có hơn 90% lao động trở lại làm việc. Trong những ngày tới, 100% doanh nghiệp trên địa bàn sẽ hoạt động lại. Số công nhân chưa trở lại công ty đa số đều có đơn xin nghỉ phép, một số khác đang trong thời gian nghỉ thai sản. So với những năm trước, năm nay, tỉ lệ công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán cao hơn.

Rất nhiều doanh nghiệp có đông công nhân ở ĐBSCL đã hoạt động bình thường trở lại sau Tết, sẵn sàng tăng tốc phục hồi trong năm 2024. Theo Liên đoàn Lao động các địa phương, để tạo khí thế làm việc tích cực, đạt hiệu quả cao ngay từ đầu năm, trong ngày đầu đi làm trở lại, tất cả công nhân lao động đều được lì xì. Tại Tiền Giang và Vĩnh Long, để động viên những công nhân đã quay lại làm việc đúng thời gian quy định, lãnh đạo doanh nghiệp đã đến tận nhà xưởng gặp gỡ, chúc năm mới, lì xì cho công nhân. Những hoạt động này đã tạo sự phấn khởi, vui tươi để người lao động bắt đầu công việc. Đồng thời họ cũng hy vọng năm mới công ty có nhiều đơn hàng để được tăng ca, có thêm thu nhập.

Mùng 6 Tết, nông dân bắt đầu ra đồng thu hoạch vụ lúa Đông Xuân.

Mùng 6 Tết, nông dân bắt đầu ra đồng thu hoạch vụ lúa Đông Xuân.

Ở những bộ phận đặc thù, nhiều lao động đã tạm gác lại cái Tết sum vầy để làm việc và đón giao thừa tại công trường. Sau khi hết Tết, bộ phận này được tạo điều kiện nghỉ bù và những lao động đã vui trọn vẹn mùa xuân bắt đầu trở lại công việc để thay thế. Không khí sôi nổi làm việc đầu năm ngoài ý nghĩa may mắn, tạo khí thí thế vui tươi, thành công… thì còn là sự nỗ lực cùng chung tay phấn đấu cho năm mới này no đủ và thuận lợi, phát tài hơn năm cũ. Để người lao động hăng hái trở lại làm việc đầu năm thì vai trò và trách nhiệm chăm lo của đơn vị sử dụng lao động rất quan trọng. 

Theo số liệu báo cáo từ các khu chế xuất, khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp ở ĐBSCL thì đến mùng 6 Tết, nhiều nơi đã đạt tỷ lệ từ 95 đến 100% lao động trở lại làm việc. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong những ngày đầu năm mới và cũng đặt ra trách nhiệm cho Doanh nghiệp về việc chăm lo tốt, hỗ trợ hiệu quả để người lao động yên tâm gắn bó, có công ăn việc làm ổn định.

Trên thực tế, nhiều Doanh nghiệp đã biết giữ chân người lao động của mình bằng các hoạt động chăm lo Tết rất thiết thực. Đó là hỗ trợ và thưởng tiền tiêu Tết, hỗ trợ vé tàu xe về quê hoặc tổ chức xe đưa đón chu đáo. Những người không về quê được tặng quà và các đồ dùng thiết yếu, lì xì đầu năm, tổ chức rút thăm trúng thưởng ngày xuân với nhiều phần quà có giá trị. Tổ chức đưa công nhân đi khám sức khỏe định kỳ, thậm chí có Doanh nghiệp hỗ trợ tiền thuê nhà, tặng xe máy cho công nhân nghèo, hỗ trợ tiền hay thuốc chữa bệnh.

Tuy nhiên, ai cũng biết, Tết thì mức chi tiêu cũng khác hơn so với ngày thường. Mỗi người lao động đều có những lý do chính và vui vẻ để chi tiền tiêu Tết nên sinh hoạt đầu năm khi trở lại công việc chắc chắn sẽ chật vật. Những gia đình công nhân có con còn phải lo chuyện học hành, trông nom con cái. Một số công nhân thất nghiệp do Doanh nghiệp phá sản cũng đang chơi vơi tìm kiếm việc làm mới.

Trong thời điểm này, những công nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng muốn Doanh nghiệp cho ứng tạm tiền lương để trang trải, lo toan cuộc sống của những ngày đầu trở lại làm việc nên Doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người lao động để hỗ trợ, chăm lo, giúp đỡ người lao động. Đây là nghĩa cử nhân đạo, và là động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Đối với nông dân, hết Tết là ra đồng, thu hoạch vụ mùa để chắc góp đồng lời sau những tháng ngày dằm mưa dải nắng. Nhiều nơi ở ĐBSCL đang đối mặt với hạn mặn xâm nhập, có nơi phải thu hoạch “chạy mặn”. Ở đây rất cần công tác giám sát của địa phương và ngành chuyên môn trong việc kiểm soát hạn mặn, đưa nước ngọt về cho nông dân canh tác vụ mùa tiếp theo.

Hy vọng, với sự chung tay, đoàn kết, giúp đỡ, bằng sức mạnh nội sinh, trong khí thế làm việc nhộn nhịp đầu năm, toàn thể người dân ĐBSCL sẽ đạt được nhiều thắng lợi trong năm 2024.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.