Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Cứ mỗi năm vào các ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang lại đón một lượng lớn khách ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến tham dự lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Trong khoảng thời gian này, nhiều tiểu thương trong và ngoài tỉnh sẽ quy tụ đến để thuê gian hàng nhóm chợ với đa dạng những sản phẩm độc đáo thu hút du khách ghé qua tham quan trải nghiệm và mua sắm. Nói chính xác thì đây là hội chợ Đình Nguyễn Trung Trực nhưng dần dà nhiều người dân gọi thành quen với cái tên là chợ Đình.
Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là lễ hội có quy mô lớn nhất tại tỉnh Kiên Giang với hàng trăm ngàn lượt khách ghé qua mỗi năm. Thế nên chợ Đình cũng vì thế được tổ chức với quy mô tương ứng nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, vui chơi của tiểu thương và du khách khi đến với lễ hội.
Ông Lê Lập - một người dân sống gần khu vực chợ cho biết, việc tập trung buôn bán vào dịp lễ hội chỉ mới hình thành và duy trì hơn 10 năm nay. Thời điểm trước đó chỉ có một vài hộ buôn bán lẻ. Tuy nhiên qua từng năm, nhận thấy lượng khách và tiềm năng ngày một tăng, nhiều tiểu thương khắp nơi đã tìm đến buôn bán vào dịp này, góp phần tạo nên bầu không khí nhộn nhịp của kỳ lễ hội.
“Lễ hội này như một tết thứ 2 của người dân Rạch Giá. Một năm mọi người tề tựu lại một lần vào dịp tháng 8 âm lịch, ngày giỗ ông. Đông vui lắm, mọi người ở khắp nơi đến ghé thăm đình thắp nhang cho cụ Nguyễn rồi sẵn ghé qua hội chợ mua sắm luôn, kích cầu giao thương vậy đó. Nhiều tiểu thương gôm vào chung một khu hội chợ mỗi người bán một món vậy đó.”
Chợ Đình được tổ chức bày bán tại khu vực dân cư 16ha Hoa Biển đoạn đối diện cổng khu di tích văn hóa mộ và đình anh hùng Nguyễn Trung Trực. Bởi bị dòng sông Kiên ngăn cách, du khách sẽ phải đi bộ qua cây cầu sắt gần đó để có thể đến lễ hội hoặc tham quan hội chợ.
Bà Nguyễn Ánh - một tiểu thương tại chợ cho biết, giống mọi năm, các tiểu thương ở nhiều tỉnh, thành phố như An Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, TPHCM…đến thuê mặt bằng và dựng rạp từ ngày 10.8 âm lịch và bán đến qua ngày giỗ cụ Nguyễn là cuối tháng 8 sẽ ngưng. Mỗi quầy hàng trong hội chợ mang một màu sắc sáng tạo riêng về cách bán, cách chào mời tạo nên một không gian hội chợ đặc biệt vui nhộn.
“Mỗi người bán một sản phẩm và cách bán khác nhau. Ví dụ người thì bán theo kiểu truyền thống tức là mỗi món đồ sẽ có giá khác nhau tùy theo giá trị, còn có người thì bán theo kiểu siêu thị đồng giá 10.000 đồng, 20.000 đồng. Bán theo kiểu đồng giá vậy thì rất là thu hút người ghé xem và mua, rất hay. Chợ Đình như vậy cũng nhộn nhịp hơn, năm nay chị đoán chắc có thể sẽ đông vui hơn năm trước.”
Đối với người dân Kiên Giang và nhiều tỉnh thành khác, chợ Đình là một phần không thể thiếu trong ngày giỗ của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - ngày hội lớn của người dân miền Cửu Long. Lễ hội và chợ Đình không chỉ là điểm đến du lịch tâm linh, điểm vui chơi mà còn là khoảng thời gian để những người con vùng biển trời Tây Nam đang sống và làm việc ở khắp nơi tạm dừng các công việc để nghỉ ngơi, về quây quần bên gia đình.
Hơn 10 năm duy trì giao thương trong dịp lễ hội, Chợ Đình trở thành nét văn hóa và là thói quen in sâu trong tiềm thức của nhiều người dân miền tây vào ngày giỗ của vị anh hùng dân tộc. Đối với nhiều người dân, thiếu hội chợ trong ngày lễ giỗ cụ Nguyễn Trung Trực thì không còn đặc sắc và nhộn nhịp.
“Nếu giỗ cụ Nguyễn mà không có hội chợ thì còn gì vui nữa.”
“Quen với việc đi đình thắp nhang rồi ghé qua chợ đi bộ tham quan mua này mua kia rồi, vậy mới vui. Nếu mà thiếu thì buồn lắm.”
“Mình đi làm xa mà tới đình cụ Nguyễn là xin nghỉ để về. Giống như ngày tết vậy, về thắp nhang cụ cầu mong sức khỏe may mắn rồi về thăm gia đình vậy đó.”
Chợ Đình sẽ đông và nhộn nhịp vào những ngày cận lễ hội. Dù thế nhưng thời điểm này, chợ Đình đã nhen nhóm không khí rộn ràng tấp nập. Nhiều người mong rằng năm nay thời tiết sẽ thuận lợi và trông chờ một mùa lễ hội thành công.
Ngày nay, chợ Đình giống như một thói quen đến hẹn lại lên mỗi năm. Mọi người đến chợ không chỉ vì nhu cầu giao thương mà còn là một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong đời sống.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.