Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Phòng cháy, chữa cháy trường học: Ai quản?

Như Ngọc - Nguyễn Yên: Thứ năm 22/09/2022, 16:40 (GMT+7)

Trường học với những nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố cháy nổ cao và lây lan rất nhanh bởi các dụng cụ như sách vở, bàn ghế…Tuy nhiên, thực tế PCCC ở các trường học còn nhiều bất cập; nhiều trường học, cơ sở giáo dục không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Hình ảnh các cháu được đưa ra ngoài trên tầng 2 và 3 tại Trường Mầm non tư thục Gấu Trúc khi phát hiện có khói bốc lên.

Hình ảnh các cháu được đưa ra ngoài trên tầng 2 và 3 tại Trường Mầm non tư thục Gấu Trúc khi phát hiện có khói bốc lên.

Trên phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội đang có nhiều cơ sở mầm non tư thục với đặc điểm chung là cải tạo từ nhà dân. Đây là những cơ sở mầm non tư thục với quy mô nhỏ, diện tích sàn khoảng 40 - 50m2, phía trước có cửa sắt đóng kín và cũng là cửa ra vào duy nhất ở đây. Phía sau và hai bên là nhà dân, không có bất cứ cửa thoát hiểm nào.

Chị Nguyễn Thị Minh, một phụ huynh gửi con tại đây chia sẻ, vấn đề phòng chống cháy nổ hầu như chưa được các chủ trường quan tâm: “Thường thì phụ huynh chỉ đưa con đến chứ nhiều khi ko biết hết các thiết kế, các thiết bị trong trường và cũng ngại đóng góp với trường vấn đề này. Trẻ con mầm non thì quá bé để có khả năng sinh tồn trong trường hợp cháy nổ mà các cô mầm non chưa chắc có thể xử lý nhanh nhạy”.

Chị Thu Trang, quận Hoàng Mai cũng bày tỏ, một trong những lo lắng về an toàn của con ở trường là an toàn PCCC khi chị buộc phải gửi con ở trường mầm non dưới chân chung cư, nơi chị thấy chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định về PCCC:

“Việc PCCC ở trường chỉ giống như ở chung cư thông thường, không có thiết bị PCCC dành riêng cho trường học, nếu có cháy chỉ có thể thoát hiểm theo lối của tòa nhà, chứ không có lối thoát hiểm riêng cho trường học nên tôi rất lo lắng. Trường cũng không có chương trình đào tạo về PCCC cho giáo viên và học sinh giống như yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo với các trường học”, chị Trang nói.

Theo lực lượng chức năng, các quy định liên quan đến PCCC tại trường học đều đầy đủ để đảm bảo an toàn. Mặc dù có quy định nhưng việc thực hiện trên thực tế lại có nhiều thiếu sót. Đặc biệt, tại các trường mầm non tư thục hiện nay chủ yếu sắm các bình chữa cháy để phục vụ việc kiểm tra, còn các quy định về lối thoát hiểm, an toàn sử dụng điện, vách ngăn cháy đều bị bỏ qua. 

Kiểm tra các phương tiện PCCC được trang bị tại các nhà trường. Ảnh: ANTĐ

Kiểm tra các phương tiện PCCC được trang bị tại các nhà trường. Ảnh: ANTĐ

Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng Công an quận Thanh Xuân đánh giá, nhiều các cơ sở giáo dục, nhóm lớp tư thục thuê hoặc sử dụng, thay đổi công năng từ nhà dân, chung cư mi ni làm lớp học mà các địa điểm này không được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Cơ sở vật chất chưa bảo đảm, giáo viên chủ yếu là nữ, nên khi xảy ra cháy thì ứng phó và xử lý gặp nhiều khó khăn:

“Để đảm bảo an toàn PCCC với các cơ sở này, đề nghị các giáo viên nhà trường phải tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ PCCC, củng cố hồ sơ quản lý, xây dựng phương tán tại chỗ để khi xảy ra cháy nổ có thể phân công nhiệm vụ cho từng CBCNV, tăng cường tự kiểm tra PCCC. Đề nghị người đứng đầu, các giáo viên thực hiện đầy đủ kiến nghị của cơ quan cảnh sát PCCC”, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm thì các trường mẫu giáo, mầm non tư thục, trường công đều nằm trong diện kiểm tra PCCC mỗi năm 1 lần. Hiện nay phân cấp kiểm tra các trường hợp này thuộc về đội cảnh sát PCCC quận/huyện.

Trong khi đó, chính quyền phường, xã chỉ có thể kiểm tra cơ sở giáo dục có trang bị bình chữa cháy; khu vực nấu ăn có đảm bảo PCCC hay không; còn các việc như quy định về lối thoát hiểm, an toàn sử dụng gas, kỹ năng PCCC của giáo viên thì địa phương không có đủ chuyên môn để kiểm tra.

Từ thực tế này, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu ý kiến nhằm nâng cao công tác quản lý PCCC tại trường học: “Điều quan trọng nhất không phải là kiểm tra 1 năm 1 lần hay nhiều lần khi ngay từ khâu thiết kế đã không đảm bảo, điều kiện thực tế không cải thiện được cho nên với những công trình mới cần chú ý tới việc thẩm định các yêu cầu về PCCC, đặc biệt với các cơ sở mầm non ngoài công lập, khi cấp phép để thành lập cần chú ý tới điều kiện này. Khâu phòng ngừa phải rất khắt khe”.

Để chủ động phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ tại các cơ sở trường học, bên cạnh việc siết chặt các quy định về cơ sở vật chất thì công tác kiểm tra, xử phạt của lực lượng chức năng đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC trong tất các cơ sở trường học phải được thực hiện thường xuyên, thực chất:

Đại tá Phạm Trung Hiếu – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội lưu ý vấn đề này: “Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến phần kỹ năng hiểu biết. Trước tiên là người đứng đầu cơ sở, hiệu trưởng, trong các lớp học thì các cô giáo chủ nhiệm phải nắm vững được nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và công tác chữa cháy khi không may có sự cố cháy, nổ xảy ra. Chúng tôi đưa ra cụ thể, ngắn gọn để mọi người nhớ, hiểu. Thứ hai nếu không may xảy ra cháy nổ, thì các cháu cũng có thể biết tự thoát nạn cho mình, có thể biết sử dụng những thiết bị ở tại trường mình học”.

Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng cơ bản trong việc phòng cháy chữa cháy tại trường

Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng cơ bản trong việc phòng cháy chữa cháy tại trường

Trước thực tế, vẫn đang tồn tại các cơ sở giáo dục không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, không gian và đặc biệt là tiêu chuẩn an toàn PCCC, nhưng vẫn hoạt động thì những mối nguy hiểm đe dọa đến an toàn của học sinh khi đến trường vẫn đang hiện hữu.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, cần sớm khắc phục những bất cập về phòng cháy, chữa cháy trong trường học hiện nay chứ “Cháy nổ trong trường, đừng “từ từ rồi tính”.

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm nay ở một trường tiểu học nọ mới xây, cô hiệu trưởng dãi bày rất thật với nỗi lo về nguy cơ mất an toàn, khi lan can tầng 3 quá thấp so với chiều cao của trẻ bây giờ. Tuy nhiên trường chưa được nghiệm thu PCCC, nên chưa thể làm lưới an toàn. Mà nếu làm trước thì sẽ không được nghiệm thu. Chia sẻ với nhà trường, mộ số phụ huynh gợi ý, cứ tạm lắp lưới, rồi khi nào PCCC đến nghiệm thu, lại tạm thời tháo ra.

Câu chuyện chỉ là một chi tiết nhỏ thảo luận đầu năm, nhưng cho thấy nhiều điều trong công tác quản lý an toàn PCCC ở trường học. Việc nghiệm thu PCCC đang được nhìn như một hoạt động mang tính thủ tục nhiều hơn là điều kiện thực tế để đảm bảo an toàn cho thầy trò. Hoặc, lo chỗ học cho các con đã, PCCC từ từ rồi tính. Bởi họ cho rằng, nguy cơ đó không đáng ngại bằng tai nạn thương tích hay đuối nước.

Nhưng thực tế không phải vậy. Nguy hiểm do cháy nổ không chỉ đến trực tiếp từ khói, lửa, mà còn từ vô số các yếu tố khác, nhất là sự hoảng loạn trong sự cố.

Áp lực thiếu chỗ học đã khiến câu chuyện PCCC đang được xếp vào thứ yếu, khiến hàng loạt cơ sở mầm non phải thuê trụ sở trong nhà chung cư, nhà ống.

Song đáng lo hơn nữa, là các quy định về PCCC lại chưa kịp cập nhật cho phù hợp với thực tế này.

An toàn của giáo viên và những đứa trẻ non nớt phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của chủ cơ sở, sự cẩn thận của những người tham gia hoạt động tại trường, và những sự đề phòng bằng…tâm lý.

Trong khi, việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm cho trẻ em ở độ tuổi lớn hơn một chút cũng tùy thuộc vào tiến độ chương trình, không gắn với tập huấn thực tế.

Đó là những bất cập cần rà soát, điều chỉnh ngay trước xảy ra các vụ “mất bò”.Và trường học, với các đồ dùng rất dễ cháy, với nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương, nhẽ ra phải là ưu tiên hàng đầu của công tác phòng ngừa hỏa hoạn.

Nhưng muộn còn hơn không, bởi sự học của trẻ là cả đời, và an toàn sinh mạng không thể nào để treo lơ lửng.

Trước khi nói đến ý thức và kỹ năng, điều kiện đầu tiên phải là an toàn của cơ sở vật chất, đến từ việc thẩm định và phê duyệt các thiết kế để đảm bảo an toàn của công trình ngay từ trước khi xây dựng.

Vấn đề kiểm soát và quản lý các rủi ro trong quá trình vận hành công trình trường lớp cần có sự phối hợp chặt chẽ của địa phương, các nhà trường, đại diện hội cha mẹ học sinh và cả cơ quan bảo vệ trẻ em, để quy định được thực thi chứ không chỉ là “thủ tục”.

Rủi ro cháy nổ không chỉ đến từ trong nhà trường, mà còn tiềm ẩn từ rất nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, cư trú xung quanh, đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ của các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Với các cơ sở giáo dục không đủ điều kiện, địa phương cần đảm bảo tuyệt đối không cấp phép, không để những nhóm trẻ, nhà trẻ tự phát hoạt động chui, dẫn đến nguy cơ mất an toàn.

Tất nhiên, cùng với sư an toàn của công trình luôn là an toàn của con người, bằng hiểu biết và kỹ năng được trang bị cho cả thầy và trò, một cách bài bản.

Khi chính quyền địa phương coi an toàn PCCC ở trường học là một nguy cơ thực sự cần quản lý, thì ngoài việc đôn đốc sát sao, cũng sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên trách về PCCC, và kiến nghị hoàn thiện các bất cập trong quy định

Nói cách khác, khi nào người đứng đầu địa phương thấy “sốt ruột” với nguy cơ cháy nổ đang đe dọa an toàn của trẻ em và sốt sắng chỉ đạo, thì các rủi ro mới có cơ hội được rà soát, loại bỏ kịp thời./.

Như Ngọc - Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.