Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo trách nhiệm và bền vững

Thanh Phê: Thứ hai 11/12/2023, 09:41 (GMT+7)

Phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL được xem là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Trên những cánh đồng lúa không dùng phân thuốc hóa học của HTX Tân Long, ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang màu xanh của mạ đã phủ kín. Toàn HTX canh tác diện tích từ 350-750 ha/vụ với 5 sản phẩm gạo chủ lực đang được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ là ST 24, ST 25, ST 21 Đài Thơm và OM 18. Trong quá trình sản xuất, HTX luôn tuân thủ kỹ thuật, quy trình sản xuất. Hiện HTX đang trồng lúa sạch cao cấp mang thương hiệu Nàng Mau. Đây là dòng sản phẩm không sử dụng chất hóa học.

Ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX Tân Long, bày tỏ: Lợi nhuận đây là lợi ít sức khỏe người tiêu dùng thấy được không dùng chất hóa học để rãi trên đồng ruộng và sản phẩm làm ra có giá trị. Sống bây giờ người ta ăn phải cho ngon, mặc phải cho đẹp thành ra bây giờ chất lượng sản phẩm làm ra phải đáp ứng với người tiêu thụ chứ không phải chúng ta có những gì chúng ta bán, thị trường không cần thì lúc đó sản phẩm mình làm ra không có giá trị.

Hiện, Hậu Giang đã xây dựng được 7 vùng trồng lúa sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước với diện tích hơn 282 ha/161 hộ, sản lượng trong năm khoảng hơn 3.600 tấn. Đồng thời, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, ngành nông nghiệp Hậu Giang cũng đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chuyên môn từ tỉnh đến địa phương tăng cường tuyên truyền, mở rộng diện tích sản xuất áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến như "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", tăng tỷ lệ diện tích lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… theo nhu cầu thực tế của thị trường; phấn đấu đến năm 2025, tỉnh có trên 95% diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hậu Giang là một trong 8 tỉnh ĐBSCL tham gia Đề án VnSAT, kéo dài đến năm 2022. Chính từ tham gia Đề án này với 32 đơn vị cấp xã, qui mô diện tích là gần 30 ngàn ha thì đã góp phần cải thiện chất lượng cho ngành hàng lúa gạo tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua rất đáng kể về năng suất, về chất lượng, về cơ cấu giống cũng được thay đổi theo Đề án.

Lợi nhuận người trồng lúa cao hơn nhờ giá gạo tăng (Ảnh:Thanh Phê)

Lợi nhuận người trồng lúa cao hơn nhờ giá gạo tăng (Ảnh:Thanh Phê)

Còn tại tỉnh An Giang, thời gian qua, địa phương này cũng tập trung triển khai phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hướng lâu dài, bền vững, nhằm từng bước khuyến khích, tạo động lực cho nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh có 209 hợp tác xã nông nghiệp và 22 Liên hiệp hợp tác xã; trong đó có 37 hợp tác xã và 2 Liên hiệp hợp tác xã có sự nhân sự của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tham gia quản lý điều hành và liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa, nếp với Tập đoàn Lộc Trời hàng năm.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, bày tỏ: Tôi tin đây là sự khởi đầu suôn sẻ, khi chúng ta hình thành 1 triệu héc-ta sản xuất theo giảm phát thải khí nhà kính thì hoàn toàn có thể mở rộng và thúc đẩy cái này. Nông dân chúng ta rất cần cù, sáng tạo. Và các nhà khoa học, nhà quản lý cũng có cơ sở tập hợp tổ chức nông dân đi theo phương án này, đó là HTX. Tôi hy vọng đây là cái bài học để chúng ta sẽ làm, sẽ đóng góp nhiều kinh nghiệm cho thế giới về vấn đề giảm rác thải cho ruộng lúa.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, chúng ta đã chuyển từ tư duy phát triển đơn giá trị sang đa giá trị trên một diện tích sản xuất, trong đó có sản xuất lúa. Vì vậy phải định vị lại thu nhập của người nông dân trồng lúa khác đi. Theo đó, không chỉ là hạt lúa, hạt gạo mà còn hoạt động khác từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến làm kinh tế như du lịch nông nghiệp và các nghề phi nông nghiệp khác. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, nhấn mạnh: Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang sẽ tổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam đầu tiên ở Việt Nam sau hơn 10 năm tổ chức cũng theo ý tưởng tăng trưởng xanh, ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, tuần hoàn, phát thải thấp. Có rất nhiều tổ chức quốc tế tham dự. Xu thế không thể nào đảo ngược được, chúng ta chủ động chấp nhận, hay thụ động trong chờ, ỷ lại. Tự ám thị mình quá khó làm thì chúng ta mãi không làm được, chúng ta hãy đổi tâm thức mọi việc điều có thể làm, nếu không làm không được.

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã được phê duyệt. Đề án được triển khai tại 12 tỉnh/thành vùng ĐBSCL (trừ Bến Tre). Trong đó, giai đoạn 2024-2025, tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000ha. Giai đoạn 2026-2030, xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000ha.

***

Như vậy, có thể thấy việc áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đang là xu thế mới. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là sản xuất có trách nhiệm và cần có sự liên kết của các nhà để hướng đến sự bền vững...

Lâu nay, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL là lợi thế của vùng và có vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Lợi nhuận của người trồng lúa thời gian gần đây có cao hơn so với các năm trước nhờ vào việc giá gạo tăng. Thế nhưng, ở khía cạnh nào đó thì vẫn còn nhiều nông dân canh tác manh mún, nhỏ lẻ, kém hợp tác, mạnh ai lấy làm, không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, có thể bẻ kèo bất cứ lúc nào nếu giá cao hơn. Thực tế, là thiếu nguyên liệu đạt chuẩn để sản xuất sơ chế chế biến và xuất khẩu, trong khi nông dân lại thừa.

Việc liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững, quan trọng giúp Việt Nam nói chung, các tỉnh vùng ĐBSCL nói riêng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị hiện nay trên cả nước còn khá khiêm tốn. Bằng chứng là hiện cả nước có 180 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo, trong đó chỉ có 50 doanh nghiệp báo cáo có liên kết sản xuất theo chuỗi.

Theo các chuyên gia để duy trì lợi nhuận cao ấy thì chuỗi giá trị lúa gạo phải nâng cao lên, khi đó lợi nhuận của nông dân cũng được nâng cao, đảm bảo sự minh bạch, sự tuân thủ pháp luật giữa các bên và đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa các thành tố trong chuỗi giá trị lúa gạo thì mới phát triển bền vững, "niềm vui các thành tố trong chuỗi giá trị lúa gạo mới được duy trì và kéo dài".

Bởi chỉ khi đã liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị thì các bài toán nan giải bấy lâu nay của ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tìm được lời giải đầu ra, kênh tiêu thụ, giá bán sản phẩm luôn ổn định, hạn chế các khâu trung gian, ép giá…. Đồng thời, tạo điều kiện đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; nông dân sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, theo đặt hàng của doanh nghiệp; áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đồng đều…

Việc xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL là tiền đề quan trọng mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển ngày càng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tăng, đóng góp vào tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Lái xe chỉ được lái 48 tiếng/tuần, doanh nghiệp sẵn sàng đến đâu?

Từ ngày 1/1/2025, theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông, lái xe chỉ được phép làm việc không quá 10 tiếng/ngày và tổng thời gian làm việc không quá 48 tiếng/tuần. Nếu không tuân thủ, cả lái xe và doanh nghiệp vận tải sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định 168.

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.

Chuyện cái biển tên

Chuyện cái biển tên

Không phải chỉ ở ngoài đường người ta mới hay hỏi nhau: “Có biết tôi là ai không?” mà trong nhiều công sở thay vì để hỏi câu đó, người ta làm những cải biển tên. Đó là một câu chuyện về sự chống lãng phí mà tác giả Phạm Quang Vinh chia sẻ.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên sẵn sàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Đột quỵ khi đang lái xe: Nguy cơ không thể xem nhẹ

Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Những cơ hội của “nhân sự Nhà nước dôi dư”

Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Bắt khẩn cấp con rể cùng bố vợ trong vụ dùng gậy 3 khúc đánh tài xế công nghệ

Tại cơ quan công an, Thịnh và Phương thừa nhận hành vi, đồng thời tỏ ra tỏ ra ăn năn, hối hận về hành động của bản thân.