Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Từ điển thị dân

Over hợp

Thùy Linh: Thứ tư 18/10/2023, 09:45 (GMT+7)

Thời gian vừa qua, cụm từ “over hợp” được giới trẻ sử rất nhiều trên mạng xã hội. Không khó để bắt gặp những dòng trạng thái kèm theo cụm từ này: she over hợp, he over hợp, đôi này over hợp… Vậy “over hợp” là gì và cụm từ này có nguồn gốc từ đâu?

Từ điển thị dân đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân – Phó viện trưởng Viện nhân học Văn hoá để giải nghĩa trend “over hợp”.

 

PV: Anh có thể chia sẻ nguồn gốc của cụm từ “over hợp” và tại sao thời gian gần đây giới trẻ lại sử dụng cụm từ này nhiều như vậy?

Nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân: Cụm từ Over hợp xuất phát từ chương trình gần đây là Rap việt. Nó mang lại hiệu ứng khá đại chúng bởi nó xuất phát từ một rapper kỳ cựu – người khởi nguồn rap Việt trở về từ Mỹ, là rapper Thái VG.

Thực chất câu chuyện nó trở thành cụm từ bắt trend xuất phát là hiện tượng ngôn ngữ. Trong quá khứ Tiếng Việt chúng ta có rất nhiều từ mượn, đặc biệt là thuật ngữ chuyên ngành hay từ Hán Việt bởi hệ thống từ vựng của chúng ta chưa phát triển và thiếu từ ngữ đồng đẳng.

Nhưng trong sử dụng giao tiếp có hiện tượng gọi là chuyển mã, hay gọi là lai tạo pha trộn ngôn ngữ.

Cụm từ 'Over hợp' xuất phát từ rapper Thái VG

Cụm từ "Over hợp" xuất phát từ rapper Thái VG

Cách sử dụng ngôn ngữ pha trộn hiện nay có hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất dễ thấy nhất là các bạn trẻ nhờ thông thạo ngoại ngữ nên họ bắt đầu đưa ngoại ngữ vào cuộc sống nhiều hơn.

Tuy nhiên nếu chèn tiếng anh thái quá vào giao tiếp hàng ngày thì mỗi câu tiếng việt chèn lẫn vài từ tiếng anh rất dễ trở thành thứ ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, sính ngữ thể hiện bản thân thì đôi khi dễ gây phản cảm cho người đối diện.

Trường hợp của Thái VG vào trường hợp thứ 2 ở đây, tức là những người không sử dụng tiếng việt làm ngôn ngữ chính thức nên họ buộc phải vay mượn ngôn ngữ mà họ cảm thấy thông thạo.

Như tìm hiểu rapper Thái VG sống lâu năm ở Mỹ, vốn tiếng việt của anh tương đối hạn chế. Đôi khi do không nhớ được từ tiếng việt mình muốn dùng trong ngữ cảnh nên anh đành phải sử dụng từ tiếng anh đồng nghĩa. Tuy nhiên điều này không gây sự khó chịu mà mang lại một phản ứng dễ thương bởi đây là sự cố gắng.

Rõ ràng rapper đã càng cố gắng sử dụng nhiều từ tiếng việt càng tốt. Tất nhiên để khoả lấp chỗ trống trong ngôn ngữ của mình thì anh ý phải dùng từ đồng đẳng bằng tiếng anh nhưng đột nhiên mang đến hiệu ứng vui tai và hài hước.

Nếu coi đây là một cách dùng từ trong ngữ cảnh vui vẻ không nghiêm túc thì có lẽ nó sẽ mang hiệu quả giải trí, như một trò chơi ngôn ngữ của Gen Z. Có thể các bạn trẻ sẽ dùng sáng tác thêm các lối nói của anh ấy như over hợp không, hay tôi thấy chưa over hợp lắm… tôi thấy đây là một hiện tượng ngôn ngữ thú vị.

PV: Phải công nhận các bạn trẻ có sức sáng tạo trong cách sắp xếp ngôn từ của mình, vậy theo anh nên chú ý gì khi sử dụng các cụm từ hot trend này?

Nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân: Tôi nghĩ là vấn đề chúng ta sử dụng nó trong ngữ cảnh nào. Ví dụ như ngữ cảnh không chính thức như mạng xã hội thì chúng ta có thể đưa những cụm từ đấy mang tính chất khơi gợi người ta quan tâm hơn và tò mò nội dung. Nhưng trong văn cảnh chính thức thì mang tính chất hạn chế thôi không phải lúc nào cũng sử dụng được, để tránh tình trạng nửa nạc nửa mỡ và đôi khi làm méo mó sự trong sáng của tiếng việt.

PV: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Phạm Minh Quân!

Không thể phủ nhận một điều, sức nóng của cụm từ “over hợp” thời gian qua trên mạng xã hội qua hashtag, tiêu đề bài viết, các tiểu phẩm hài,…

Nhưng cũng chỉ nên "bắt trend" trong một số trường hợp và hoàn cảnh nhất định chứ không nên lạm dụng nó quá nhiều.

Thăm dò ý kiến: Vậy các bạn đã hiểu cụm từ “over hợp” là gì và có nguồn gốc từ đâu chưa? Các bạn nghĩ sao về xu hướng này?

Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.