Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Oai hùng chiến thắng Ấp Bắc

Nhóm PV: Thứ năm 29/12/2022, 10:34 (GMT+7)

Trong những ngày này, quân và dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung đang hướng về kỷ niệm 60 năm chiến Thắng Ấp Bắc 02/01/1963 – 02/01/2023 bằng nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

 

Chiến thuật 'trực thăng vận' của Mỹ trong trận Ấp Bắc. Ảnh tư liệu

Chiến thuật "trực thăng vận" của Mỹ trong trận Ấp Bắc. Ảnh tư liệu

Vào ngày 02/01 của gần 60 năm về trước – năm 1963, trận đánh chống càn quân Mỹ ngụy lớn nhất miền Nam đã diễn ra tại Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang. Đây được coi là chiến thắng đầu tiên của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng là chiến thắng mở đường dẫn đến đập tan kế hoạch tổ chức “chiến tranh đặc biệt”, mà trong đó quốc Mỹ sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” mở nhiều cuộc hành quân tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng, hỗ trợ nỗ lực gom dân, lập “ấp chiến lược”, với tham vọng trong vòng 18 tháng sẽ đè bẹp cách mạng, bình định hoàn toàn miển Nam Việt Nam.

Để có tư liêu cho bài viết lịch sử này, chúng tôi đã tìm gặp được một số nhân chứng lịch sử - Những người đã trực tiếp chiến đấu, góp sức làm nên chiến thắng Ấp Bắc làm chấn động địa cầu, đập tan chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ngụy.

Ông Lê Văn Hiệp tự là “Thành Quắng” - , ngụ tại Ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Dù năm nay đã ngoài 80 nhưng anh chàng tiểu đội trưởng, trung đội 2, tiểu đoàn 261 và cũng là xạ thủ số 1 trung đội 2 ngày nào vẫn không thể nào quên được giây phút mà chính ông là người nổ phát súng đầu tiên khai hỏa cho cuộc chiến Ấp Bắc.

"Trước trập Ấp Bắc thì chiều hôm đó là chuẩn bị hành quân về xã Hưng Thạnh, nhưng trước đó đã cho trinh sát đi tiền trạm trước rồi. Tối đến thành quân đi được nửa đường thì trinh sát mới trở về mới gặp đoàn này đi, mà lúc đó hành quân đi bằng xuồng do nước nổi còn. Nó mới nói hỏng được, có 1 đơn vị của Miền Tây nói đã hành quân về “R”, hồi đó kêu “R” là về Bộ, về miền đông. Bây giờ nó đóng quân ở đó rồi mình không hành quân về đó được phải trở về vị trí cũ. Như vậy mới rút về ở Ấp Bắc. Hồi chiều cũng ở Ấp Bắc mới hành quân đi. Rút về ở Ấp Bắc thì 7 Đen – Đại đội trưởng mới thông báo tất cả anh em phải kiểm tra công sự, đắp nấp cho kỹ càng để chuẩn bị cho ngày mai. Chứ không có nói là ngày mai có giặc càn gì hết, chỉ có phổ biến vậy thôi", ông Hiệp nhớ lại.

Phí trung đội địa phương quân Châu Thành, khi nó càn vô đó thì địa phương quân Châu Thành có bắn 1 loạt. Ở thời đó mà ban đêm mà có tiếng súng nổ là báo động có giặc biệt kích. Nó nổ súng trước là mình biết có giặc rồi. Tất cả anh em đều ra công sự để chuẩn bị. Mà độc 1 cái là đứng khoảng cách từ đây ra lộ (chừng 30 m) là không thấy. Lạ đời à hôm đó sương mù giầy đặc. Cở đây ra lộ là dòm không thấy. Mà mình đứng dưới công sự thì nhìn dưới dò nó thì thấy, chứ từ rúng trở lên là không thấy. Thấy từ thắt lưng trở xuống thì tui canh trên khoảng 2 phân của đỉnh đầu ruồi thì tui đẩy (bắn) thì trúng cũng cở này chứ không có dưới.  

Ông Lê Quang Minh, sinh năm 1937, cư ngụ tại Khu phố 7, Thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, khi ấy làm việc lại bộ phận cơ yếu của tiểu đoàn 261, được tăng cường về hổ trợ cho trận chống càn này, ông Lê Quang Minh kể: "Trận Ấp Bắc đúng ra là tiêu đoàn đã về xã Hưng Thạnh rồi để chỉnh huấn. Nhưng tình hình địa phương, quân báo báo về là địch sẽ càn, thành ra tiêu đoàn cho đại đội 1 ở lại. Còn lực lượng Đại 2, Đại 3 cùng với tiểu đoàn bộ binh về Hưng Thạnh chỉnh huấn.  Đúng như thế, sáng ngày 2 là địch đã vô.  Đội hình lúc đó đóng theo hình vòng cung, từ cầu ông Bồi là Trung đội địa phương quân của Châu Thành, kế đó là Đại đội 1 của 261, rồi vòng qua tân thới thì cũng có Đại đội 1 của 514".

Chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận,” “thiết xa vận,” dấu hiệu phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Ngụy. Trong ảnh: Chiến lợi phẩm thu được trong trận Ấp Bắc (1/1963). (Ảnh: TTXGP)

Chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận,” “thiết xa vận,” dấu hiệu phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Ngụy. Trong ảnh: Chiến lợi phẩm thu được trong trận Ấp Bắc (1/1963). (Ảnh: TTXGP)

Mới sáng ra là địch càn vô và đụng với trung đội Châu Thành nổ súng. Thì trung đội đó tự rút lui thôi. Sau đó tịch tiếp tục càn tới đụng với trung đội của Đồng chí Hiệp mới nổ súng dài tới đó. Nổ súng 1 chập thì địch nó vạc ra. Tuy nhiên khi nó vạc ra thì lại lọt vào đội hình của Trung đội 1 và trung đội 2.  Sau đó nghe nổ súng rợp trời.

Địch tiếp tục tăng cường lực lượng bằng cách đổ quân tiếp, bởi vì nó nhất định tiêu diệt mà hỏng lùi ra. Sở dĩ đụng trung đội của anh Hiệp là do nó lùi ra nhưng thật ra nó lại quật qua phía bên kia, nó mới kết hợp với mặt trận quân mới đỗ tiếp tấn công đội hình Trung đội 2 và trung đội 3. Từ đó tới trưa là không ngừng tiếng súng. Bởi vì mình có chủ trương địch vô mới bắn. Thành ra nó ra ngoài đồng nó bắn, nó dội bom thôi. Nói chung là cả ngày nay, nó không có xung phong được, nó nằm ở ngoài đồng không.

Bị đánh bất ngờ, hai đại đội Bảo An của địch bắt đầu nhờ chi viện. Với quyết tâm thực hiện cho bằng được trận càn quét này, địch điều động nhiều máy bay chở quân đổ bộ xuống trận địa Ấp Bắc nhằm chi viện cho đại đội Bảo An. Bên cạnh đó chúng cũng cho đội hình thiết giáp M.113 càn vào đội hình của ta. Tuy nhiên với quyết tâm chống càn, quân đội ta đã bố trí lực lượng sằng sàng đáp trả 1 cách ngoan cường và làm cho địch phải bất ngờ khi bắn 6 tổng cộng 6 chiếc trực thăng chỉ bằng những thứ vũ khí thô sơ, với cơ số đạn ít ỏi.

"Cho đến tờ mờ sáng – khi thấy được trong khoảng từ 50 đến 100 thước thì thấy rõ rồi. Lúc đó cho xung phong 1 đợt. Khi nó xung phong vô thì bên này nổ súng đánh vạt ra cho đến 8 giờ thì nó vẫn nằm im ngoài đó và kêu pháo, bom cấp tập xối xả. Còn nó thì vạt ra nằm ngoài bờ ranh. Nó ngốc lên bắn vài loạt, vài loạt vậy thôi. Như vậy là từ 8 giờ có 1 bầy trực thăng ở hướng Mỹ Tho nó bay lên rồi vòng 1 vòng rồi hạ xuống đổ quân. Nó bắt đầu hạ xuống đổ quân ngay trận địa của trung đội 1 và trung đội 2. Tất cả 2 trung đội đều đồng loạt nổ súng. Có 2 trực thăng nằm tại chỗ, còn một vài chiếc cất lên bay về hướng Tiền Giang. Lúc đó thì pháp với bom nó dội vô đội hình của trung đội 1 và trung đội 2. Đến 10 giờ thì không còn tiếng súng nổ nữa. hỏng thấy nó nữa mà nó êm luôn".

Đó là cánh của Trung đội 3, còn mặt trận của trung đội 1 và trung đội 2 là ác liệt. Bắt đầu từ 8 giờ cho đến 12 giờ, nó xuất hiện 6 chiếc M.113. Xe M.113 nó càn vô cách đội hình mình khoảng 6, 7 chục thước. Súng 12 ly 7 nó bắn nhà cửa, cây cối dừa éo là ngã rạp sạch hết trơn, tan hoang, bình địa. Lớp nó bắn 12 ly 7, lớp nào pháp, lớp nào bom. Trong vườn nhà cửa coi như tan hoang hết. Còn Công sự của mình ở ngoài tiền tiêu - ở ngoài mí ruộng cho nên nó bỏ bom và bắn pháo không lọt vô đội hình của mình. Như vậy là nó đổ quân, mình bắn hạ 3 chiếc trực thăng. Đại liên của Tư Thiểm bắn hạ 1 chiếc, Cối của thằng Hùng bắn hạ 1 chiếc. Rồi còn các súng tiêu liên của trung đội 1 và trung đội 2 hạ tổng cộng 6 chiếc trực thăng nằm tại chỗ.

Sau cuộc đọ sức ròng rã suốt 14 tiếng đồng hồ, 3 mũi giáp công của 2 đại đội lính Mỹ - Ngụy bị bẽ gãy hoàn toàn, loại khỏi vòng chiến 450 tên giặc trong đó có 3 cố vấn Mỹ chỉ huy biệt đội nhảy dù.

Cho đến bây giờ, nhiều người thậm chí là cả các cố vấn Mỹ, chuyên gia quân sự của Mỹ cũng chưa lý giải được là tại sao chiến thuật “Bủa lưới phóng lao”, “trực thăng vận”, “Thiết xa vận” được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, được đế Quốc Mỹ cho là “Tân kỳ” lại thất bại trước lực lượng nhỏ bé của bộ đội địa phương của ta với vũ khí thô sơ và khiêm tốn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, các tướng lĩnh quân sự Việt Nam thì Chiến thắng Ấp Bắc có được là do chúng ta vận dụng có hiệu quả chiến tranh nhân dân kết hợp giữa Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và dân quân du kích.

Nói về nhận định này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng – Nguyên Phó tư lệnh Quân Khu 9 cho biết: "Về lực lượng, có thể nói rằng địch đông hơn ta gấp từ 20 dến 30 lần. trang bị thì hiện đại hơn ta gấp trăm lần. Nó nổi lên 2 vấn đề mà chúng ta thấy rằng thằng Mỹ không ngờ được, cố vấn Mỹ không ngờ được đó là lòng dũng cảm kiên cường của người lính ở tại đây, mà 3 chiến sĩ gang thép đó chính là 3 đồng chí đã đánh xe thiết giáp cháy tại trước cửa này. Thứ hai là chiến tranh nhanh dân. Khi mà nó (lính Mỹ) vô cào nhà thì bộ đội của chúng ta đứng ở đây và chúng ta đánh ở đây, nhân dân ở tại đây, họ phục vụ tải thương, họ nấu ăn cho bộ đội họ cùng với bộ đội đánh nhau suốt ngày. Đó là chiến tranh nhân dân ở tại chỗ".

Khẩu đội súng máy 12,7mm đã bắn rơi 7 máy bay lên thẳng của Mỹ trong trận Ấp Bắc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Khẩu đội súng máy 12,7mm đã bắn rơi 7 máy bay lên thẳng của Mỹ trong trận Ấp Bắc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bà Nguyễn Thị Trang – 1 người con của quê hương Ấp Bắc năm xưa – người đã từng nấu cơm tiếp tế lương thực để nuôi quân kể lại giây phút đối đầu với giặc Mỹ và những đóng góp thầm lặng của người dân cho chiến thắng Ấp Bắc.

"Bộ đội về đóng quân mới nói ai nấu cơm thì nấu, ai đào công sự thì đào. Nay quyết tử, chống càn, đánh không rút. Nói vậy thành thử biểu tôi đi, tôi đâu có đi. Mấy ổng hỏi con bà đâu, tui nói con tui ở trong chẳng xê á. Trời ơi bỏ trông đó nó dội bom, pháo thằng nhỏ bị tức mà chết. Bà ẵm trên tay. Ẵm trên tay mà 1 tay thì xách thùng nước để bắt nồi cơm chỗ cái miệng bếp, để mình mút nước đổ vô. Hỏng vo hỏng gì. Còn mấy ổng liện gạo qua, tui mới nói gạo này không nấu được, để tui xuống xúc gạo của tui. Ra ngoài nó hỏi bà có nấu cơm cho Việt Cộng không. Nếu đâu mà nấu.  Hỏi chứ đạn bắn như mưa mà biểu tui nấu cơm thì làm sao tui nấu mà con tui còn nhỏ nữa, bỏ cho ai? Tui nói vậy đó".

Trong thòi chiếc ác liệt ấy người dân Tân Phú, Ấp Bắc truyền tai nhau câu:

Bom rơi thì mặc bom rơi

Chị em Ấp Bắc vẫn khơi bếp hồng

Thổi nồi cơm dẻo cơm nồng

Giúp anh bộ đội no lòng, đánh hăng.

Như để động viên nhau hãy góp công, góp sức cùng bộ đội địa phương quyết tâm đánh đuổi quân thù.

Theo thời gian, ký ức về Chiến thắng Ấp Bắc vẫn còn đó, hình ảnh 3 chiến sỹ gang thép anh dũng hy sinh để chặng bước tiến của quân thù và hình ảnh người mẹ vừa bòng con trên tay vừa nấu cơm cho bộ đội chắc chắn sẽ còn khắc sâu trong tâm khảm của người dân Tân Phú nói chung và người dân Tiền Giang nói riêng.

 

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.