Huy động trạm bơm tiêu nước chống ngập cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đến năm 2021, chị Kim Hằng phối hợp cùng chị Trương Thị Hồng Nhung thành lập thêm Limloop và cho ra đời những sản phẩm tái chế từ những chiếc túi ni lông, bao bì thức ăn của thú cưng, băng rôn quảng cáo… Với Limart thì những bạn yếu thế là những ‘siêu nhân’ giữa đời thường vì vì chính công việc họ đang làm có giá trị cho xã hội, cho môi trường.
VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với bạn Nguyễn Thị Minh Thư, một trong những bạn đã đồng hành cùng Limer từ những ngày đầu để hiểu thêm về những hoạt động của chợ phiên xanh này:
PV: Chuỗi cửa hàng tạp hóa xanh (Limart) đi vào hoạt động từ năm 2019 và đến nay cũng được 5 năm rồi, vậy đến thời điểm này thì Limart đã có bao nhiêu cửa hàng rồi Thư nhỉ?
Bạn Nguyễn Thị Minh Thư: Hiện tại Limart Có một cái chuyện đi mới về hướng đi. Hồi lúc trước lúc năm 2022 là Limart vẫn hướng đến là sẽ trở thành một chuỗi cửa hàng ‘tạp hóa xanh’ do chính đội ngũ của limart mở.
Nhưng mà sau một thời gian kinh doanh thì tụi em đang đi theo hướng là nhượng quyền thì hiện tại là Limart đang quyền được một cửa hàng online ở Đà Nẵng và ngày 4/3 tới đây sẽ mở thêm một cửa hàng nhượng quyền vật lý ở Vũng Tàu.
PV: Mình được biết Limart sẽ cung cấp những sản phẩm xanh cho người tiêu dùng vậy ngoài những sản phẩm xanh thì mình còn có những hoạt động nào khác hướng đến việc bảo vệ môi trường không?
Bạn Nguyễn Thị Minh Thư: Limart đi theo cái định hướng là chuỗi cửa hàng xanh, sạch và tử tế thì ngoài cái việc mà cung cấp các cái sản phẩm về sống xanh, tụi em còn có những cái chuỗi hoạt động như là thu gom túi nilon và mới nhất nay là tụi em có thu gom thêm túi banner để mà có thể tái chế lại.
Nilon thì vẫn vẫn như các năm trước, tụi em sẽ tái chế thành túi xách thời trang. Ngoài thu gom thì tụi em cũng có hướng dẫn workshop để cho các bạn đến để làm những cái sản phẩm về sống xanh, ví dụ như là xà phòng sáp thơm hoặc là vẽ trên túi tái chế.
PV: Mình còn nhớ vào năm 2022 thì mình cũng đã từng trò chuyện với Thư và được biết là Limart có chương trình thu gom túi nilon để đổi lấy nông sản, đây là một hoạt động rất hay. Thì không biết đến thời điểm này mình vẫn còn duy trì hoạt động này chứ?
Bạn Nguyễn Thị Minh Thư: Việc mà thu gom túi nilon thì tụi em vẫn thu gom quanh năm để có thể có một lượng đủ để có thể tái chế được, giảm thiểu rác thải cho môi trường.
Còn về chiến dịch về thu nilon đổi quà thì tụi em sẽ làm theo từng đợt quanh năm. Ví dụ như năm vừa rồi vào khoảng tháng tư nhân ngày trái đất, bên em có kết hợp đơn vị khác chạy chiến dịch thu gom ở các đối tác, doanh nghiệp và kết hợp với việc khách hàng mang nilon đến đổi vật phẩm về sống xanh.
PV: Được biết là Limart khi vận hành đến thời điểm này vẫn luôn đồng hành cùng những bạn yếu thế trong xã hội, vậy sắp tới thì khi nhượng quyền thì các bạn yếu thế vẫn được đồng hành chứ?
Bạn Nguyễn Thị Minh Thư: Hiện tại team vận hành của tụi em thì là những bạn yếu thế, còn ở các cửa hàng thì tùy thuộc vào các đối tác nhượng quyền.
Nhưng tụi em mong muốn sắp tới khi các cửa hàng mở ra thì sẽ có 1 bạn ‘siêu nhân’ đứng tại cửa hàng. Còn team vận hành vẫn có các bạn trẻ khiếm thị và khuyết tật vận động.
PV: Thư có thể chia sẻ thêm về những hoạt động trong thời gian tới mà Limart sẽ thực hiện nhằm lan tỏa sống xanh không?
Bạn Nguyễn Thị Minh Thư: Sắp tới về cái hai cái sự kiện lớn của Limart đánh dấu cái bước phát triển mới thì tụi em sẽ có những cái chương trình để tiếp cận với cho mọi người phụ nữ và xài thử một số cái sản phẩm sống xanh để cho mọi người có thể dễ dàng sống xanh hơn và tiệm cận với lại khách hàng nhiều hơn. Có gì thì mọi người có thể theo dõi thông tin các cái chương trình của tụi em trên Fanpage hoặc website của Limart.
PV: Xin cảm ơn Thư rất nhiều về cuộc trò chuyện vừa rồi.
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.
72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.
Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.
Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.
Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…