Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Những lầm tưởng về sản phẩm từ thủy tinh

Vũ Loan: Thứ ba 20/12/2022, 13:29 (GMT+7)

Thủy tinh là một vật liệu được sử dụng phổ biến làm bao bì đựng thực phẩm, y tế, … với rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là vật liệu này cũng thân thiện với môi trường trong quá trình sử dụng cũng như tái chế.

Tuy nhiên, sự bùng nổ về số lượng sản phẩm thủy tinh sử dụng hiện nay ở Việt Nam cũng đặt ra thách thức lớn cho vấn đề thu gom và tái chế rác thủy tinh.

"Thủy tinh đựng thực phẩm từ trước tới giờ mình rất yên tâm sử dụng vì nó không có lo ngại bị thôi nhựa ra."

"Giữa 2 sản phẩm nhựa và thủy tinh thì mình vẫn thích chọn thủy tinh hơn nhưng nhựa thì còn có chỗ thu gom chứ thủy tinh tìm chỗ thu gom hơi khó."

"Thủy tinh chắc chắn là nó an toàn, ko sợ gây độc như là nhựa được. Thủy tinh vỡ thì chị sẽ mang xuống xe rác cho người ta mang đi, chị chỉ để riêng ra."

Hiện nay, nhiều người vẫn mặc định sử dụng lọ đựng bằng thủy tinh cho thực phẩm, các loại thuốc…là an toàn cho sức khỏe, không lo bị thôi nhiễm các hóa chất… Tuy nhiên, chỉ cần tìm hiểu sâu hơn một chút về quy trình sản xuất thủy tinh thì sẽ thấy cũng có nhiều loại thủy tinh được sản xuất không đảm bảo về chất lượng, sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng để đựng thực phẩm.

Anh Vũ Đức Chung, một người quan tâm tìm hiểu về vấn đề này chia sẻ:

"Có 1 số dòng thủy tinh họ cho cả chì vào sản xuất để nó nhanh hơn nên có 1 số thủy tinh cũng độc hại chứ không phải thủy tinh là không độc hại đâu.Giờ có công nghệ in lên sản phẩm, đổi màu khi sản xuất nên cũng có ảnh hưởng mà mình không phân biệt được nên nên chọn loại thủy tinh có thương hiệu tốt 1 chút, mình không nên thấy rẻ mà mua."

Với không ít người quan tâm tới môi trường cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm từ thủy tinh so với nhựa vì ít tác động tới môi trường, không làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước như nhựa. Nhưng với quan niệm này, anh Phạm Đức – một người đang nỗ lực tái chế thủy tinh cho biết một góc nhìn khác:

"Theo quan điểm của tôi thủy tinh nếu dùng 1 lần rất lãng phí, nó cũng gây ô nhiễm nhưng ko phải gây ô nhiễm cho nguồn đất nguồn nước mà gây ô nhiễm vì số lượng nó quá là lớn như bây giờ, tiêu dùng vô tội vạ như bây giờ thì dù sớm dù muộn người ta cũng không thể xử lý được các chất thải khác, vì trộn lẫn với thủy tinh nên không thể xử lý được nên đó mới là cái góp phần gây ô nhiễm cho môi trường."

Trước xu hướng tiêu dùng gia tăng các sản phẩm từ thủy tinh để thay thế cho nhựa như hiện nay tại Việt Nam thì tiếp tục đặt ra bài toán về thu gom, xử lý và tái chế rác thủy tinh ra sao? VOV Giao thông sẽ tiếp tục đề cập tại các bài viết sau.

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn