Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tính từ đầu năm đến ngày 25/9, Cảng HQKT Nội Bài ghi nhận 3 trường hợp đốt rơm rạ, 7 trường hợp lazer và 10 trường hợp thả diều, bóng bay.
Riêng ngày 23/9, có 4 trường hợp tổ lái các chuyến bay thông báo phát hiện đèn trời và các vật thể không người lái trong quá trình tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao ở khu vực thuộc Huyện Đông Anh và Sóc Sơn, gây uy hiếp an toàn bay.
Qua kiểm tra xác minh, công an các xã phát hiện phía đầu Tây đường cất hạ cánh (khu vực xã Thanh Xuân) tổ chức tết trung thu cho các cháu có thả đèn trời và phía đầu Đông đường cất hạ cánh (thuộc xã Xuân Nộn) có thả diều. Lực lượng Công an khu vực đã quán triệt, nhắc nhở và tịch thu diều.
Để phòng ngừa trường hợp tương tự gây rủi ro mất an toàn, Cảng HKQT Nội Bài đã gửi văn bản đề nghị các UBND các xã lân cận sân bay chỉ đạo các đơn vị liên quan truyền thông đến toàn bộ người dân (đặc biệt là các cháu nhỏ) về mức độ nguy hiểm của; diều, đèn trời, vật thể bay không người lái và các loại bóng bay bơm khí nhẹ hơn không khí đối với hoạt động bay để có biện pháp phòng tránh.
Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, Cảng HKQT Nội Bài đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng đến hoạt động bay để tuyên truyền, quán triệt người dân.
Cụ thể theo điều 54, Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay, nêu rõ: “Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không để thiết lập sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến hoạt động bay của đèn lazer, đèn công suất lớn trong tài liệu khai thác sân bay; gửi sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và chính quyền địa phương để phối hợp kiểm soát”.
Theo đó vùng ảnh hưởng được chia thành 3 khu vực theo mức độ ảnh hưởng như sau:
Khu vực 1 – khu vực bay không có tia lazer, bao gồm các xã: Quang Tiến, Thanh Xuân, Phú Cường, Phú Minh, Mai Đình, Xuân Thu, Đông Xuân (thôn Thanh Thủy), Tiên Dược (thôn Xóm Mới), Hiền Ninh (thôn Hiền Lương, Nam Cường).
Khu vực 2 – khu vực bay bị ảnh hưởng nặng bởi lazer, bao gồm: Toàn bộ huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, huyện Yên Phong, Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh; huyện Mê Linh – TP Hà Nội; thôn Thượng Lễ - thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực 3 – khu vực bay chịu ảnh hưởng bởi lazer, bao gồm các huyện: Phổ Yên – Thái Nguyên, Hiệp Hòa – Bắc Giang, Tiên Sơn – Bắc Ninh và các quận/huyện thuộc Hà Nội (Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm, Long Biên).
Hàng năm, Cảng HKQT Nội Bài phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Bắc và chính quyền địa phương các khu vực giáp ranh sân bay để tích cực tuyên truyền cho người dân. Mặc dù số lượng vụ việc có dấu hiệu giảm, song vào các dịp lễ hội vẫn còn hiện tượng chiếu lazer, thả đèn trời, bóng bay, thả diều,… vi phạm an toàn tĩnh không sân bay, nguy cơ uy hiếp an toàn hoạt động bay.
Để loại trừ mọi nguy cơ uy hiếp an toàn bay, cần tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mọi chuyến bay và hành khách qua Cảng hàng không, sân bay.
Đồng thời đề nghị chính quyền địa phương siết chặt công tác cấp phép cho các đơn vị tổ chức sự kiện không sử dụng hệ thống đèn chiếu công suất lớn tại các khu vực ảnh hưởng hoạt động bay; các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân vi phạm.
Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.
Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Đuống, Thành phố Hà Nội
Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.
Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.
Giờ cao điểm chiều nay (10/9) VOV Giao thông tiếp tục ghi nhận nhiều thông tin về tình hình ngập úng trên nhiều tuyến phố, nhất là các khu vực ven sông Hồng.
Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.