Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người mẹ đỡ đầu

Trúc Thi: Thứ hai 06/11/2023, 15:23 (GMT+7)

COVID-19 đã cướp đi mái ấm gia đình của hàng ngàn em nhỏ. Giờ đây, các em phải sống trong sự thiếu vắng tình thương và vòng tay chăm sóc từ cha, mẹ. Thấu hiểu và cảm thông cùng hoàn cảnh của những em nhỏ, Trung ương Hội Liện Hiệp (HLH) Phụ nữ Việt Nam đã phát động chương trình “Mẹ đỡ đầu”.

Có thêm những người mẹ đỡ đầu, các em lại có điểm tựa tinh thần vững chắc, giúp xoa dịu đi phần nào nỗi đau mất mát, đồng hành cùng các em trong hành trình khôn lớn. Và hình ảnh của một người mẹ đỡ đầu ân cần, nhiệt huyết, san sẻ yêu thương cho những em nhỏ sẽ được Cảm hứng Mekong kể lại:

Có mặt tại xã Nguyễn Việt Khái, Huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau – nơi mà chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những “người mẹ đỡ đầu”, phóng viên có cuộc trò chuyện cùng chị Đào Thị Thanh An - Chủ tịch HLH Phụ nữ xã Nguyễn Việt Khái, Huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, hiện là “mẹ đỡ đầu” của 36 em nhỏ. 

Trao quà của nhà tài trợ gửi tặng trẻ mồ côi trong chương trình “Mẹ đỡ đầu” ở xã Nguyễn Việt Khái. Ảnh: Báo Cà Mau

Trao quà của nhà tài trợ gửi tặng trẻ mồ côi trong chương trình “Mẹ đỡ đầu” ở xã Nguyễn Việt Khái. Ảnh: Báo Cà Mau

PV: Chào chị An, thông qua chương trình “Mẹ đỡ đầu”, chị hiện nhận nuôi bao nhiêu bé vậy ? 

Về chương trình "Mẹ đỡ đầu", chị nhận 36 bé, bé lớn tuổi nhất là sinh năm 2007, bé nhỏ nhất là sinh cuối năm 2021. Trong 36 bé đó thì Hội phụ nữ huyện Phú Tân có nhận đỡ đầu cùng chị một bé rồi. Hội Công an huyện Phú Tân cũng đỡ đầu một bé.

PV: Các bé mà mình nhận đỡ đầu có hoàn cảnh như thế nào vậy chị? 

Các em có nhiều thành phần khác nhau. Ví dụ như trong 36 bé thì có 27 gia đình và 27 gia đình là có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng mà có một cái giống nhau hết, đó là họ đều rất là khó khăn trong cuộc sống, họ đều là mất người thân. Các bé đều là những đứa trẻ mất mẹ hoặc là mất cha hoặc là có những trường hợp mà cha mẹ bỏ đi từ rất nhỏ.

Đi là không biết tâm tích, thì ông bà hoặc là cậu mợ, người thân ở lại chăm sóc, nuôi dưỡng và hiện tại những người nuôi dưỡng các bé này cũng rất khó khăn về mặt kinh tế hoặc là ốm đau, bệnh tật. Vì nguyên nhân đó cho nên hưởng ứng các phong trào phát động của Trung ương hội, chị mới nhận đỡ đầu nuôi dưỡng, hỗ trợ các bé. 

Có nhiều cảm xúc, bởi vì chị đã từng là người bà, đã là người mẹ. Mình có cái cảm giác là khi mất đi chỗ dựa về mặt tinh thần thì các con rất là hẫng hụt về mọi thứ, hơn nữa là các con còn nhỏ. Khi đến tuổi đi học, tuổi ăn, tuổi học thì mình phải quan tâm nhiều nhất, đó là hỗ trợ về mặt tinh thần cho các con ổn định. Rồi sau đó chị mới bỏ tiền để cho các con đến lớp học hành giống như bao đứa trẻ khác.

Bởi vì chị nghĩ rằng các bé đã mất đi cha hoặc là mất đi mẹ rồi thì tình thương của các bé nó vơi đi, mình sẽ là những chỗ dựa vững chắc để hỗ trợ các con, dìu dắt các con khi mà các con đến độ tuổi trưởng thành.

PV: Trong quá trình mà mình thực hiện công việc của một người mẹ đỡ đầu thì khó khăn mà mình từng gặp phải là gì? 

Chị thấy là trong lúc mình vận động tuyên truyền ban đầu thì gặp rất nhiều khó khăn. Có những cá nhân người ta nhìn mình với con mắt khác, người ta không hiểu là mình làm cái công việc này thì thứ nhất là mình có đảm đương được hay không. Thứ hai là mình có hỗ trợ, giúp đỡ về các bé đi đến đâu. Nhưng với tinh thần, trách nhiệm của mình, cùng với sự yêu thương của các con dành cho mình thì dẫu khó khăn nào mình cũng vượt qua.

PV: Điều mong ước lớn nhất của chị lúc này là gì?

Chị nghĩ là một mình chị làm cái gì to tát thì cũng không bao giờ thành công được và phải cần sự chung tay, góp sức của tất cả cộng đồng, của tất cả các cấp chính quyền cũng như là quý mạnh thường quân gần xa cùng với chị chìa những bàn tay ra để cùng nâng đỡ, cùng tiếp sức, cùng hỗ trợ và cùng dạy dỗ các bé của chị nên người. Đó là cái mong muốn lớn nhất của chị.

Thứ hai nữa là chị cũng mong muốn qua chương trình "mẹ đỡ đầu", kêu gọi quý mạnh thường quân gần xa hãy hỗ trợ, giúp đỡ khi có thể bởi những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn rất nhiều.

PV: Xin được cảm ơn chị An rất nhiều

Chị Đào Thị Thanh An trao tiền hỗ trợ hàng tháng của Diễn viên Trung Dũng cho hai anh em Quốc Khánh và An Khánh. Ảnh: Báo Cà Mau

Chị Đào Thị Thanh An trao tiền hỗ trợ hàng tháng của Diễn viên Trung Dũng cho hai anh em Quốc Khánh và An Khánh. Ảnh: Báo Cà Mau

"Em thấy cô An như thế nào?" - "Dạ tốt, tốt bụng, hiền lành".

"Khi cô An đến thăm rồi còn đem những phần quà đến cho mình cảm xúc của em như thế nào?" - "Dạ vui" 

Đó là những chia sẻ của bé Trúc Lam, một trong số 36 trẻ được chị Đào Thị Thanh An nhận đỡ đầu. Mỗi em nhỏ là mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh khác nhau, có em mồ côi cha, có em mồ côi mẹ, có những em chẳng biết cha mẹ mình là ai từ khi mới lọt lòng. Vậy mà giờ đây, các em lại có chung một người mẹ, người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay để chở che và dìu dắt các em trên hành trình khôn lớn. 2 tiếng “Mẹ An” – đơn giản chỉ là 2 từ nhưng là tất cả những yêu thương mà các em gói ghém dành cho người mẹ của mình: Đào Thị Thanh An. 

Với vai trò là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tại xã, chị An luôn bận rộn với công việc tại cơ quan. Trở về nhà, chị lại chăm sóc cho tổ ấm của mình với cương vị là người vợ, người mẹ. Vậy mà, cứ đều đặn mỗi tháng, chị luôn dành thời gian để đến thăm những đứa con mình nhận đỡ đầu. Hình ảnh chị ngược xuôi trên chiếc vỏ lãi, hay rong ruổi trên khắp nẻo đường quê để đem những phần quà được chị vận động từ những mạnh thường quân gần xa trao tận tay đến những em nhỏ đã chẳng còn xa lạ.

Khi được hỏi về chị An, bà Phạm Lý Ba – Chủ tịch HLH PN huyện Phú Tân chia sẻ: "Qua chương trình này, chị Thanh An rất là tâm huyết, ngoài việc vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm để hỗ trợ cho các bé. Hầu như là hằng tháng là gạo, mì,… thậm chí là tiền mặt chị hỗ trợ thường xuyên luôn. Rồi chị cũng đến động viên, chăm sóc, giống như là cho các bé cái chỗ dựa tinh thần".

Với chị An, trở thành mẹ đỡ đầu không chỉ dừng lại là vai trò và trách nhiệm ở cương vị của một người cán bộ, mà trở thành mẹ đỡ đầu còn có ý nghĩa lớn hơn, đó là sự sẻ chia, đồng hành và dõi theo từng bước con khôn lớn:

"Mình nhận làm các bé là con mình hỗ trợ các bé đến hết 18 tuổi, mà đối với chị thì không phải hết 18 tuổi. Ví dụ như khi mà các bé lớn trưởng thành, hết 18 tuổi rồi nhưng mà mình vẫn theo dõi các con xem các con sau này quá trình các con đi học hoặc là nghỉ, đi làm thì có gặp khó khăn, vướng mắc gì, có thể tâm sự. Ví dụ như động viên về vật chất, ngoài vật chất ra thì mình động viên về tinh thần, quan trọng nhất là cái về mặt tinh thần để mình giúp đỡ, hỗ trợ, trao đổi các con. Nó có khó khăn, vướng mắc gì đó thì mình sẽ là một cái chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các con, để mình chia sẻ những vui buồn, những cái khó khăn vướng mắc trong cuộc sống cho các bé".

Ảnh: Báo Cà Mau

Ảnh: Báo Cà Mau

Hành trình trở thành mẹ đỡ đầu của chị An thật khó khăn nhưng cũng thật ý nghĩa. Những sợi dây tình cảm như dần được kết nối bền chặt hơn, những tiếng gọi “mẹ An” thân thương từ các con dường như đã chạm đến trái tim của người làm mẹ, đó là động lực giúp chị vượt qua những trở ngại, chông chênh. Mặc cho những bộn bề cuộc sống, mặc cho những hoài nghi ngoài kia, người phụ nữ ấy vẫn âm thầm gom nhặt những mảnh ghép hy vọng để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn những đứa trẻ vốn thiệt thòi giữa cuộc đời:

"Khi mà các con gọi mình là mẹ, là má thì mình thấy tinh thần của mình rất phấn chấn, bên cạnh đó thì mình thấy vai trò, trách nhiệm của mình nó càng được nhân lên", chị An chia sẻ.

Để chương trình được thực sự có sức lan tỏa, mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, chị An đã tích cực kêu gọi, vận động sự hỗ trợ từ những mạnh thường quân, nhà hảo tâm cùng chung tay, góp sức để sẻ chia những yêu thương cùng các em nhỏ.

Nhờ sự kiên trì, bền bỉ trong công tác thực hiện của mình, những đứa con được chị đỡ đầu luôn nhận được quan tâm, giúp sức để các con viết tiếp nên ước mơ trên hành trình tìm con chữ, lập nghiệp, lập thân, xua tan những khó khăn, những thiệt thòi trong cuộc sống.

Trúc Thi/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Nỗi lòng bệnh nhân Ung bướu ĐBSCL

Cần Thơ là trung tâm của cả khu vực ĐBSCL trong việc ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu để điều trị các ca bệnh khó cũng như có hạ tầng nhiều bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hơn 20 triệu dân của 13 tỉnh/thành ĐBSCL.

Phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga

Phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga

Nhiều bệnh nhân đã lựa chọn điều trị bệnh đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẫu thuật Phaco theo quy trình và tiêu chuẩn Châu Âu do các bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và Liên bang Nga thực hiện tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga, đảm bảo an toàn, tỷ lệ thành công cao.