Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Khmer

Phương Huyền: Thứ ba 22/11/2022, 10:14 (GMT+7)

Nhắc đến văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ là nhắc đến kho tàng nghệ thuật độc đáo, được lưu giữ hàng chục thế kỷ với nhiều loại hình như: Hát dù kê, múa Rồ-băm, lễ hội Đôlta, lễ hội Óc om bóc...

Mỗi người con sinh ra và lớn lên ở các phum, sóc luôn cảm thấy tự hào và muốn lan tỏa nét đẹp truyền thống của cha ông đến nhiều thế hệ mai sau. Sơn Cao Thắng, 33 tuổi- Giảng viên khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ thuật Kherme Nam Bộ trường Đại học Trà Vinh là một trong số đó. 

PV: Là người con của đồng bào Khmer và là người thầy truyền dạy rất nhiều kiến thức văn hóa dân tộc cho sinh viên, thầy cảm nhận vai trò và trách nhiệm của mình như thế nào?

Thầy Sơn Cao Thắng: Là người con của dân tộc Khmer, được học tập tại ĐH Trà Vinh khối ngành Biểu diễn văn hóa nghệ thuật, ngoài ra tôi có năng khiếu sáng tác kịch bản dù kê và thông qua quá trình dàn dựng, tôi đã tập hợp các bạn sinh viên để tập luyện nhằm giữ gìn phát huy giá trị bản sắc của người Khmer Nam Bộ.

PV: Trong quá trình giữ gìn phát huy giá trị bản sắc dân tộc, anh thấy điều khó khăn nhất là gì?

Thầy Sơn Cao Thắng: Điều khó khăn thứ nhất là các bạn sinh viên ở những khối chuyên ngành khác nhau chứ không phải học cùng lớp về Văn hóa nghệ thuật.

Tuy nhiên các bạn đều yêu thích đó là một thuận lời, các bạn đều tham gia các cuộc thi do trường tổ chức về Biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer. Khó khăn tiếp theo là giờ giấc học tập của các bạn không giống nhau, có bạn học thêm tiếng anh, kỹ năng mềm vào buổi tối. 

Thầy Thắng (ngồi) cùng học trò tạo những sản phẩm mão, mặt nạ biểu diễn truyền thống Khmer - Ảnh Báo Thanh Niên

Thầy Thắng (ngồi) cùng học trò tạo những sản phẩm mão, mặt nạ biểu diễn truyền thống Khmer - Ảnh Báo Thanh Niên

PV: Nhìn thấy những học trò đạt được thành tích cao anh cảm thấy như thế nào?

Thầy Sơn Cao Thắng: Từ trường ĐH Trà Vinh và bản thân tôi đào tạo ra các bạn để tạo nguồn lực phục vụ cho cộng đồng, tôi cảm thấy rất vinh dự vì các bạn được đào tạo bài bản và các bạn sáng tạo, khi tôi đi công tác ở các tỉnh thành, gặp học trò công tác tại các đoàn nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, tôi rất vui.

PV: Phương châm giảng dạy của thầy là gì?

Thầy Sơn Cao Thắng: Tôi lấy người dạy là trung tâm, tạo ra môi trường học thân thiện, lối giảng dạy tích cực để các bạn có được sự sáng tạo. Đó là điều rất quý với các bạn

PV: Sắp đến ngày Nhà giáo VN 20-11 chúc thầy Thắng có nhiều niềm vui và công tác tốt thầy nhé!

Truyền cảm hứng về nghệ thuật Khmer truyền thống cho lớp trẻ - Ảnh Báo Thanh Niên

Truyền cảm hứng về nghệ thuật Khmer truyền thống cho lớp trẻ - Ảnh Báo Thanh Niên

Lớn lên từ phum sóc, đắm mình vào từng điệu múa, lời ca- Sơn Cao Thắng yêu văn hóa, tín ngưỡng của cha ông như máu thịt- “Văn hóa Khmer mình đẹp lắm!”. Anh kể, hễ ở đâu có chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ là anh đều dành thời gian đưa sinh viên đến đó tham gia. “Nhờ những chương trình như vậy mà nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer được lan tỏa rất nhiều”- Anh vừa nói vừa cười.

Ông bà nội vốn là bầu gánh hát dù kê, cha là nghệ nhân chơi nhạc cụ Khmer, mẹ là nghệ nhân hát nhạc truyền thống Khmer. Mảnh vườn nghệ thuật trù phú ấy đã vun bồi nên một hạt giống đẹp là Sơn Cao Thắng. Gần 10 năm- khoảng thời gian không ngắn cũng không dài đủ để “ông giáo trẻ” kiến tạo nên những công trình to lớn, mang lại giá trị thiết thực. Kịch bản dù kê do anh viết luôn mang hơi thở hiện đại, gần gũi với giới trẻ. Anh xem đó là cách để quyện lòng cũng thế hệ 8X, 9X... và trẻ hơn nữa tìm về nét đẹp của dù kê, của rồ-băm, của tiếng ngũ âm rộn ràng phum sóc.

Nhìn qua hàng loạt tên đề tài do anh công bố là đủ biết anh tâm huyết đến nhường nào. Nổi bật như: Làm thế nào để nghệ thuật truyền thống Khmer được giới trẻ đón nhận; cách để nghệ thuật dù kê tiệm cận với công chúng. Anh đã truy tìm căn nguyên và diễn giải có lý có tình bằng tấm lòng của một nhà tri thức trẻ. Anh cho biết:

"Theo mình quan sát thì khán giả của dù kê đều là người lớn tuổi. Người trẻ thì họ chỉ xem văn nghệ mở màng rồi về, không mặn mà ở lại để xem hát dù kê. Để nghệ thuật truyền thống được giới trẻ đón nhận thì trước tiên mình tạo sân chơi như hội thi biểu diễn để các bạn yêu thích lĩnh vực này có thể tham gia.

Bên cạnh đó mình cần phải đào tạo bài bản như mở mã ngành đào tạo, ở Trà Vinh có Trung cấp dù kê, mình nghĩ ĐH Trà Vinh nên mở mã ngành ĐH sân khấu dù kê để các bạn theo học và kế thừa thế hệ đi trước. Nên có chế độ đãi ngộ đi kèm phúc lợi cho những nghệ nhân lớn tuổi để người trẻ họ thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa sâu sắc của loại hình nghệ thuật này".

Thầy Thắng dạy cho sinh viên điệu múa Khmer - Ảnh Báo Thanh Niên

Thầy Thắng dạy cho sinh viên điệu múa Khmer - Ảnh Báo Thanh Niên

Để có được bề dày kiến thức này, ngoài học từ gia đình, trường lớp, anh Thắng còn “lặn lội” đến nhà các nghệ nhân truyền thống như ông Thạch Sô Hoanh, ông Sang Sết để tìm hiểu và ghi chép lại những tư liệu quý. Tuổi trẻ tài cao nhưng lúc nào cũng khiêm tốn. Vì vậy, nhiều sinh viên ở trường Đại học 4 Trà Vinh rất yên mến anh:

"Việc học rồ băm cổ điển là 1 việc khó khăn cần phải có sự cố gắng và kiên trì cũng như cần có phương pháp học tập của thầy giảng dạy. Rồ băm cổ điển của ông cha xưa để lại cho con cháu sau này được biết, được học và đặc biệt là giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình".

"Thầy Thắng là người rất tâm huyết với nghề, em học được ở thầy những đức tính tốt như luôn cẩn thận trong công việc".

Ngoài việc rèn giũa những “viên ngọc thô” thêm sáng, Sơn Cao Thắng còn băn khoăn, trăn trở phải làm sao để quảng bá văn hóa người Khmer đến với du khách gần xa. Đi tìm lời giải cho câu hỏi đó, anh đã sáng chế mão, mặt nạ biểu diễn và mô hình ghe ngo thu nhỏ làm quà lưu niệm. Bởi lẽ, những sản phẩm này đều có vị trí quan trọng trong tâm thức người Khmer. Cơ sở chế tác quà lưu niệm của anh nằm trong lòng thành phố Trà Vinh vừa mang lại thu nhập vừa là nơi vun bồi tình yêu văn hóa, nghệ thuật cho các bạn trẻ.

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tàn tiệc tất niên, hàng loạt “ma men” bị xử lý

Tàn tiệc tất niên, hàng loạt “ma men” bị xử lý

Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Cán bộ Đội CSGT số 1 cho biết: Cuối năm là thời điểm các bữa tiệc tất niên, hội họp liên tục diễn ra. Do đó, lực lượng CSGT tập trung kiểm tra các khung giờ kể cả trưa và tối, xử lý nghiêm các vi phạm để hạn chế tối đa rủi ro.

Cung đường xuân ấm áp, an toàn

Cung đường xuân ấm áp, an toàn

Năm mới càng đến gần, nhịp giao thông trên các tuyến cao tốc càng thêm nhộn nhịp. Đó không phải là những chuyến xe thông thường, mà là những chuyến xe chuyên chở bao trái tim mong ngóng buổi đoàn viên.

Đồng bằng sông Cửu Long, thi công cao tốc xuyên Tết

Đồng bằng sông Cửu Long, thi công cao tốc xuyên Tết

Sau khi đưa vào khai thác đoạn tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông từ TP.HCM đi Cần Thơ, đến nay mạng lưới hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đã chuyển biến rõ rét. Đặc biệt, khi cao tốc thông tuyến đã chia lửa cho tuyến Quốc lộ 1 độc đạo, giúp giao thông đi về các tỉnh miền Tây “dễ thở hơn”.

Một năm hạnh phúc cho đi và những nghĩa cử không mong hồi đáp

Một năm hạnh phúc cho đi và những nghĩa cử không mong hồi đáp

“Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi”

Ngày thứ 4 nghỉ Tết Nguyên đán: Gần 7.000 trường hợp vi phạm TTATGT

Ngày thứ 4 nghỉ Tết Nguyên đán: Gần 7.000 trường hợp vi phạm TTATGT

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin về tình hình TTATGT ngày 28/1 cho biết, toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 17 người, bị thương 48 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 đã giảm 35 vụ, giảm 23 người chết, giảm 29 người bị thương.

Hồi sinh mầm xanh Thành phố

Hồi sinh mầm xanh Thành phố

Một sự kiện khiến người dân Hà Nội khó quên được trong năm 2024, đó là sau bão số 3, hơn 40 nghìn cây xanh tại Hà Nội đổ gãy, gây thiệt hại lớn cho cảnh quan đô thị.

Gieo niềm tin từ thế hệ Gen Z: Gen Z hành động vì khí hậu

Gieo niềm tin từ thế hệ Gen Z: Gen Z hành động vì khí hậu

Sinh ra khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, nhiều bạn trẻ Gen Z không chỉ ý thức rõ ràng về các vấn đề xã hội và môi trường mà còn sẵn sàng hành động để tạo ra sự thay đổi.