Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Người dành trọn cuộc đời "nâng bước" học trò nghèo

Hà Hương: Thứ năm 24/11/2022, 14:45 (GMT+7)

Không ít người trong chúng ta mong muốn lựa chọn một công việc có thu nhập cao để đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống; số khác lại muốn có thật nhiều những trải nghiệm để thử thách sức bền và giới hạn của bản thân.

Thế nhưng cũng có những người vui vẻ chấp nhận một cuộc sống bình dị để lặng lẽ đóng góp những giá trị cho đời theo cách riêng của mình.

Trải qua những năm tháng thanh xuân đứng trên bục giảng, đến nay dù tuổi đã xế chiều nhưng cô Võ Thị Son ở quận Ô môn, thành phố Cần Thơ, vẫn miệt mài bên bảng đen phấn trắng.

Đó là đam mê và hơn hết là tình thương cô dành cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đang cần được tiếp sức để không dang dở ước mơ đến trường. 

Cô giáo Võ Thị Son dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo ở Cần Thơ - Ảnh Lao Động

Cô giáo Võ Thị Son dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo ở Cần Thơ - Ảnh Lao Động

PV: Dạ, cô ơi, lúc trước là cô đi dạy ở trường làm khoảng năm bao nhiêu ạ?

Cô Võ Thị Son: Năm 70 cô đi ra trường rồi, lúc đó là đi dạy ngoài Thới An, cách khoảng đây năm cây số, năm 1975 thì tiếp thu, 1976 thì phụ nữ rút về đây. Rồi dạy tới, cấp hai với cấp một nhập chung rồi sau đó mới tách ra. Tách ra là xuống Trần Hưng Đạo bây giờ đó, là trường tiểu học dưới đó. Xong Trần Hưng Đạo ba năm rồi về Trưng Vương rồi dạy tới nghỉ hưu luôn.

PV: Đối tượng trong lớp của mình, ngoài những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì còn những đối tượng nào khác nữa thưa cô ạ?

Cô Võ Thị Son: Một là hoàn cảnh khó khăn, hai là mẹ bỏ hoặc là cha bỏ ở với bà ngoại bà nội. Đa số là vậy đó. Một cái nữa là trí óc nó không có nhớ đó. Còn một số nữa, lớp 3 rồi mà không biết một chữ nữa. Tôi kiềm được một năm mấy rồi, xin học lại.

PV: Cô có bí quyết gì không cô?

Cô Võ Thị Son: Cô không có bí quyết gì, chỉ dạy dạy cho các cháu đọc trên đó đó, rồi âm nào với âm nào ghép lại từ từ từ từ, với kêu nó nhìn bảng. Mỗi ngày phải trả bài, không thuộc thì bắt đứa kia dạy đứa nọ, dạy nào thuộc thì thôi. Bí quyết đó đó.

PV: Cô cũng có chia sẻ là có những trường hợp rất rất là đặc biệt, những bạn bị bệnh rồi những bạn chậm tiếp thu kiến thức, với những trường hợp đó dạy chắc cực hả cô?

Cô Võ Thị Son: Thì đó, kèm dữ lắm. Mấy đứa nó chịu ngọt chịu ngọt. Cô mà cô la, cô hét là không học, ngồi chơi, nó nó chịu ngọt.

PV: Cô thật ra là đã lớn tuổi rồi. Ở tuổi này thì một số cô chú chọn cho mình cách là an nhàn, nghỉ ngơi nhưng mà cô thì lại gắn bó với bảng đen xuống trắng, có khi nào cô cảm thấy công việc này nó hơi vất vả với cô không?

Cô Võ Thị Son: Nó vất vả nhưng mà mà mình vì học sinh thân yêu. Nhìn các em, các cháu mà nếu mà nó vô trường nó học không được, đọc không được là tội nghiệp lắm. Chừng nào cô thấy cô già cỡ 80 cô mới ngưng, giờ nó còn mạnh dạn thì cứ dạy. Còn chừng nào mình thấy mà mình yếu thì nghỉ.

PV: Vậy thì ở lớp học của mình, ngoài việc dạy cho các bạn biết tính toán, biết cái chữ, cô còn gửi gắm vào đó những điều gì nữa không cô?

Cô Võ Thị Son: Còn gửi gắm là phải biết lễ phép, là phải có đạo đức, không nói bậy, nói lời thô tục, về nhà phải ngoan, nếu cha mẹ đến mét thì tới đây cô phạt. Như vậy đó.

Cô Son cầm tay hướng dẫn các em nắn nót từng nét chữ - Ảnh baophapluat

Cô Son cầm tay hướng dẫn các em nắn nót từng nét chữ - Ảnh baophapluat

7h sáng, cơn mưa đầu ngày vừa ngớt, con hẻm nhỏ thuộc khu vực 3, Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ lúc này cũng thôi im ắng bởi tiếng người qua lại, tiếng cười nói của các em học sinh…

Một chiếc bàn tròn đặt ngay lối vào với vài chồng tập và sách giáo khoa xếp ngay ngắn; khoảng hơn chục chiếc bàn học sinh, một số còn mới nhưng số khác chân bàn cũng đã lắc lư, xiêu vẹo; một chiếc bảng đen to đặt giữa nhà chia tách thành 2 không gian… Đây chính là lớp học của cô Võ Thị Son- người đã hơn 40 năm gắn bó đời mình với bảng đen phấn trắng.

Không ngại trời mưa gió, ngay từ sáng sớm, chị Lê Thị Hiệp, ngụ phường Thới An, quận Ô Môn đã tranh thủ để con không trễ giờ vào lớp. Hôm nay, con gái chị - bé Tuyết Phương bắt đầu tuần học thứ hai ở lớp cô Son. Nhìn bé tập trung uốn nắn từng nét chữ trên quyển tập viết, không ai biết rằng suốt 4 năm qua, cô bé với thân hình nhỏ nhắn, có phần xanh xao này đã phải dở dang việc đến trường vì mang theo một chướng ngại tâm lý mỗi khi gặp thầy, gặp bạn. Chị Hiệp trải lòng:

"Nó theo như nó học thì năm nay lớp 4 rồi đó nhưng mà 4 năm nay nó bệnh quá nên không vô lớp được. Nó vô lớp là nó run mà ra khỏi lớp thì nó hết. Thầy kêu vô học đỡ đi để biết chữ đi rồi sau này thầy đưa vô chính quy coi được không. Nhờ cô Oanh hiệu trưởng trường Nguyễn Du, cô giới thiệu qua đây. Giờ đưa nó vô đây thấy nó học cũng được. Học bình thường nó học được lắm".

Không chỉ được bà con yêu mến trong vai trò của một người thầy mang đến ánh sáng tri thức qua từng buổi học, cô Son còn dang rộng vòng tay cưu mang nhiều hoàn cảnh đặc biệt. Cô bé thân hình nhỏ nhắn, người đen nhẻm với đôi mắt long lanh – Nguyễn Huỳnh Như, 8 tuổi, là một trong những trường hợp như thế.

Mỗi ngày em phải theo ba mẹ bán rau ở chợ Bình Thủy, bắt đầu từ một giờ đêm đã phải nằm lay lắt trên chiếc võng dù rồi đợi đến 5h sáng ba mới đưa lên Ô Môn học. Xót xa trước điều kiện đi lại khó khăn của học trò nhỏ ham học. Cô đã đề nghị cho bé ở lại cùng gia đình mình suốt tuần, đến thứ 7 thì ba mẹ lại rước về.

Huỳnh Như hồn nhiên chia sẻ: "Con thấy cô Son dạy dễ. Con không hiểu con kêu cô chỉ. Con ngủ ở đây luôn. Mẹ con kêu ngủ với cô Son. Mẹ con đi bán rau cải ở ngã ba Hậu Lực. Con học ở đây con vui. Tại ở nhà không có ai chơi với con vô đây con vui".

Cơn mưa tạnh hẳn cũng là lúc lớp học bắt đầu. Dẫu là lớp học tình thương chỉ do một mình cô Son quản lý nhưng tất cả đều rất trật tự, nề nếp. Bạn nào chưa thuộc thì tự ôn bài, còn bạn nào đã tự tin thì tiến lên chiếc bàn tròn giáo viên rồi đánh vần hoặc đọc to các phép tính cho cô nghe.

ớp học của 'cô Son' hoạt động đều đặn nhiều năm qua - Ảnh baophapluat

ớp học của "cô Son" hoạt động đều đặn nhiều năm qua - Ảnh baophapluat

Là người bạn đời hiểu cô, thương cô và cũng đã sát cánh cùng cô đi qua mấy chục năm đời người, ông Lương Dúc sáng nào cũng ngồi trên chiếc ghế ở hành lang gian nhà bên cạnh để đọc báo và thỉnh thoảng lại nhìn về phía lớp học của vợ mình như một thói quen. Lắm lúc cũng có chút xót lòng khi thấy cô đã lớn tuổi mà vẫn gắn bó với học trò, miệt mài với bảng đen, phấn trắng nhưng hơn hết ông hiểu được niềm hạnh phúc của cô khi có thể giúp các em vẽ nên ước mơ cuộc đời mình:

"Thấy thì cũng tốt với xã hội, với gia đình thì bả cũng tròn chứ không có gì phải ngại. Thôi thì đam mê của bả cứ để bả tiếp tục, chừng nào không còn sức nữa thì thôi. Không có học trò bả buồn lắm".

“Không có học trò cô buồn lắm!”- Đó cũng là câu trả lời của cô Son khi được hỏi về sự khó khăn vất vả trong mấy chục năm duy trì lớp học tình thương. Cô không nói gì về khó khăn mà chỉ nở một nụ cười thân thiện và khẳng định chắc nịch rằng cô vui với việc mình làm, tất cả vì đàn em thân yêu. Như đóa hoa lặng lẽ tỏa hương cho đời, cô Võ Thị Son không chỉ là tấm gương mà còn là nguồn cảm hứng để những người xung quanh ý thức hơn về thái độ sống vì cộng đồng:

"Thông qua những buổi sinh hoạt cùng với lớp học, tụi em lại muốn có được nhiều lần để sinh hoạt tại vì tham gia cùng với cô là vừa được học các cái đức tính kiên nhẫn, tận tâm, chu đáo của cô, còn được rèn thêm rất là nhiều kỹ năng khác và thể hiện được sức trẻ của của tụi em, đóng góp trong các hoạt động, lợi ích cộng đồng".

"Cô thấy mấy đứa vô đây học ra ngoài đều học giỏi. Những đứa nghèo thì cô giúp đỡ. Cô còn đứa cháu ngoại nữa, nó bị bẩm sinh không có đi đứng như người ta được, nó không đi học được nên cô kêu mẹ nó cho vô đây học".

Lớp học tình thương của cô Son tuy không có cơ sở vật chất khang trang nhưng nhờ sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể tại địa phương và mạnh thường quân mà các em cơ bản cũng đã có một lớp học ấm cúng. Với vai trò là Bí thư Quận Đoàn Ô Môn, chị Phạm Quế Lan cho biết, tổ chức Đoàn ủng hộ việc làm ý nghĩa này, đồng thời mang đến nhiều hoạt động để cùng cô Son đồng hành, hỗ trợ những hoàn cảnh học sinh khó khăn:

"Đối với Đoàn thanh niên của chúng tôi thì chúng tôi rất trân trọng và cũng tuyên truyền, kêu gọi các bạn đoàn viên thanh niên nếu có điều kiện thì cũng có thể hỗ trợ, tổ chức những đợt thăm lớp học và có thể là có những phần quà cho những em của cái lớp học vào những cái dịp như là Tết hoặc là trung thu, dịp tựu trường…"

Cô dặn, trò vâng, cứ như thế, hơn 40 năm đã trôi qua, bằng sự chân thành, bằng nghệ thuật tâm lý đúc kết từ nghiệp vụ sư phạm và sự cảm thông trong thực tế, cô Son đã đưa biết bao em nhỏ bước ra khỏi “hố đen thất học”, cho cuộc đời em không trôi theo dòng nước Cửu Long sớm lớn chiều ròng; giúp các em có cuộc sống ổn định, tự tin lập nghiệp giữa đời.

Với những hoàn cảnh đặc biệt, gia đình các em luôn cho rằng đã có phép màu xảy ra vì chỉ khi đến với cô Son, các em mới khỏe và nghiêm túc với bài học của mình. Thế nhưng phép màu ấy không tự dưng mà có, đó là thành quả xứng đáng cho sự lao động miệt mài, kiên trì và tận tụy của một trái tim  không hề mệt mỏi, trái tim yêu nghề, yêu người và yêu đời của một nhà giáo tận tâm.

Hà Hương/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.