Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện trò trên phố

Người bơi qua sông Hồng để đi làm

Hải Hà: Chủ nhật 22/01/2023, 17:20 (GMT+7)

Tìm kiếm không gian xanh để tận hưởng không khí, cảnh sắc thiên nhiên giữa một Hà Nội chật hẹp, ồn ã và đông đúc là việc làm rất khó.

Nhưng bằng sự sáng tạo, quyết tâm và bền bỉ, một kiến trúc sư không ngại sự khác biệt, đã xây dựng cho mình thói quen sống lành mạnh, hòa mình vào thiên nhiên và vô cùng độc đáo, theo cách không giống ai: "Bơi qua sông Hồng để đi làm". 

Hãy cùng Kênh VOV Giao thông gặp gỡ với KTS. Huy Phạm, nhà sáng lập 282 Design.

IMG_20230121_153700

KTS. Huy Phạm

Hẹn phỏng vấn với KTS. Huy Phạm ở 282 Design, ngõ Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, tôi khá bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến không gian kiến trúc mới lạ, độc đáo, được làm từ nhiều vật liệu tái chế, có độ mở lớn với thiên nhiên, cây xanh được xây dựng trên nền cơ sở công nghiệp cũ.

Trò chuyện với KTS. Huy Phạm, tôi bị cuốn hút theo những chia sẻ của anh về quan điểm  thuận tự nhiên trong thiết kế và lối sống, những sở thích và thói quen sinh hoạt độc, lạ, không giống ai.

Đại dịch COVID-19 là một bước ngoặt giúp KTS. Huy Phạm định hướng rõ ràng hơn về quan điểm thuận tự nhiên trong thiết kế và trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.

PV: Đại dịch covid đã ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của anh như thế nào, nhất là trong cách thức đi lại hàng ngày?

KTS. Huy Phạm: Khi có dịch covid, không khí sạch hơn, hô hấp hơi thở cũng dễ chịu hơn. Tôi phát hiện ra, thói quen đi xe đạp của tôi nên quay trở lại. Khi đi xe đạp, tôi thấy thong thả. Thời gian đôi khi là nhanh hơn so với đi ô tô và xe máy.

Ví dụ như kẹt xe, tôi có thể thong thả bộ trên vỉa hè. Mặt khác, thay vì phải mất thời gian vào các phòng tập, nếu biết cách đạp xe đạp đến chỗ làm, sau đó tắm sẽ tạo cảm giác dễ chịu.

Từ nhà tôi ở bên Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng qua bên này chỉ mất khoảng 5 km là đường đi xe đạp. Có những lúc, tôi chọn cách bơi qua sông Hồng với thời gian chưa đến 1 tiếng, còn đi xe đạp mất khoảng 25 phút nhưng nếu đi ô tô tắc đường mất vài tiếng đồng hồ.

Sử dụng xe đạp vừa tránh tình trạng tắc đường và cũng tiết kiệm chi phí như xăng dầu và mất thời gian.

PV: Thật thú vị! Lý do nào đã khiến anh có ý tưởng bơi qua sông đi làm?  

KTS. Huy Phạm: Tôi được sinh ra Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - nổi tiếng với sông Nhật Lệ. Hồi nhỏ, cùng với đám trẻ con hay bơi ở sông.

Đợt dịch COVID-19, trong nhà bí bách tôi cần tìm chỗ để hít thở không khí thiên nhiên, ra bãi giữa sông Hồng không ai cấm, tôi dành thời gian tập bơi cùng con gái, nhờ vậy khả năng bơi được tốt hơn. Tôi bơi mỗi ngày tăng dần lên.

Để đến chỗ làm, tôi bơi từ bên bờ ra bãi giữa, từ bãi giữa qua bên Ngọc Thụy và từ đấy đi bộ qua cầu Long Biên đến chỗ làm. Hiện nay có những phao bơi có thể đựng quần áo trong đó. Bơi qua sông vừa tốt, vừa mát.

Sau khi bơi, tôi đi bộ hoặc chạy thong thả về chỗ làm, sau đó tắm, thấy khá sảng khoái, năng lượng cảm giác nó tụ về.

Buổi chiều, từ chỗ làm tôi đi về nhà bằng xe đạp. Vì thích xe đạp, nhà có xe đạp nhiều nên thi thoảng tôi lại đổi. Nhiều hôm tôi chạy bộ về nhà luôn để sáng mai không bơi nữa thì lại đạp xe qua, tạo một vòng tuần hoàn như vậy. Tôi thấy việc đi lại như thế khá thú vị.

Không gian 282 Design độc, lạ và thoáng đãng được cải tạo trên nền một cơ sở công nghiệp cũ

Không gian 282 Design độc, lạ và thoáng đãng được cải tạo trên nền một cơ sở công nghiệp cũ

PV: Khi đưa ra ý tưởng bơi qua sông để đến cơ quan, anh có khi nào bị “lung” bởi những người trong gia đình hay cùng công ty?

KTS. Huy Phạm: Tôi nhớ, ở quê tôi, các phụ huynh ngày xưa vẫn thường bơi qua sông để đi chợ hoặc thăm hỏi nhau. Đó là những ký ức, còn hiện tại, khi đến Thụy Sỹ hoặc Đan Mạch, tôi thấy mọi người ở đó bơi ở sông băng rồi đi làm. Và nó trở thành một lối sống.

Tôi đã bơi ở sông băng. Tôi thấy điều đấy là bình thường. Nhưng khi áp dụng việc như vậy, tất cả bạn bè rồi, kể cả gia đình, mọi người bảo …“hơi hâm” hay trạng thái không bình thường.

Tuy nhiên, từ lúc trưởng thành, tôi thích thì quan điểm, mình cảm thấy vui, thấy đúng là được. Mình sống vì cộng đồng, sống vì gia đình thì nhưng không sống vì suy nghĩ của người khác nhiều!

Làm trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật, ở KTS Huy Phạm có sự pha trộn giữa sự phóng khoáng, bay bổng nhưng lại rất nguyên tắc, cẩn thận và cầu toàn. Chính sự quyết đoán, táo bạo đã dẫn đường cho những công trình thiết kế độc đáo, sáng tạo và có chất riêng.

Trong cuộc sống hàng ngày, anh luôn mang tới dòng năng lượng tích cực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên:

"Ấn tượng đầu tiên của em về anh Huy là rất độc và lạ! Anh tạo ra một sân chơi riêng cho mọi người có thể vừa làm việc sáng tạo và cùng nhau phát triển. Anh có rất nhiều ý tưởng rất khác so với suy nghĩ hiện tại của giới trẻ hiện nay. Thời gian đầu cả công ty đi xe đạp. Em cũng gắn bó với đội xe đạp 2 năm rồi".

"Anh Huy là một người khá kỷ luật và ngăn nắp. Ngoài sức sáng tạo và nội lực, năng lượng nhiều, có rất nhiều lý tưởng cũng như là triết lý về môi trường, về con người.  Với anh thì cuộc sống và phải bao bọc xung quanh được đẹp thiên nhiên và thuận tự nhiên. Những việc đó gây cảm hứng và tạo  tạo động lực cho mình, khi có thời gian mình cũng đi xe đạp, tập thể thao".

"Trong thiết kế thì là anh lấy cảm hứng từ thiên nhiên  và  từ thiết kế của Bắc Âu, phong cách của Nhật là tôn trọng  thực tế đó. Thiết kế của anh Huy bay bổng và có sự khác biệt".

Bộ sưu tập xe đạp của KTS Huy Phạm có hơn 30 chiếc đến từ nhiều quốc gia khác nhau

Bộ sưu tập xe đạp của KTS Huy Phạm có hơn 30 chiếc đến từ nhiều quốc gia khác nhau

Điểm thu hút nhất văn phòng của 282 Design là không gian trưng bày hơn 20 chiếc xe đạp đủ màu sắc, kiểu dáng, cũ mới khác nhau. Mỗi chiếc xe đạp đều gắn liền với câu chuyện lịch sử về nguồn gốc, xuất xứ và những trải nghiệm của chủ nhân.

Mỗi khi đặt chân đến mỗi quốc gia mới, KTS. Huy Phạm luôn dành thời gian trải nghiệm đạp xe ở những cung đường ven rừng ở các vùng ngoại ô hay dạo qua các khu chợ cũ. Ở đó, anh có thể bắt gặp  và tìm mua những chiếc xe đạp cổ.

Anh Huy kể, có những lần vì quá thích một vài thương hiệu xe đạp, anh đi theo chủ nhân về tận nhà, năn nỉ họ bán lại. Có lúc không mua được, anh bứt rứt không yên, lùng sục trên các trang bán xe đạp cũ để tìm mua cho bằng được:

"Tôi yêu xe đạp và có thói quen, đi đâu đấy tôi sẽ sưu tầm một vài chiếc xe đạp. Tôi thích nhất trí xe đạp xích ngày xưa, sản xuất bằng thép chất lượng tốt, bền, đa số là của những nước như Tây Âu, Nhật, Đức, Pháp, Anh.

Tôi có khoảng trên 30 chiếc xe đạp. Chiếc trẻ nhất là 1980 và chiếc già nhất là 1918. Tôi sưu tầm để tôi đi thôi và tôi ấp ủ Tôi có không gian riêng mà mọi người có thể lấy xe đạp, đạp lòng vòng xung quanh các cánh rừng đi chơi".

PV: Tôi rất tò mò về chiếc xe đạp đã có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Chiếc xe đạp cổ nhất đó anh mua ở đâu?

KTS. Huy Phạm: Chiếc xe đạp đấy đến từ Anh, ngoại thành London. Chiếc xe đạp đầu tiên, tức là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng chất lượng thép quá tốt và đến bây giờ tôi chỉ thay cái lốp cao su hỏng thôi, còn yên da, hay là thép của xe đạp, chiếc tăm, chiếc vành vẫn rất hoàn hảo, chỉ là xuống màu thời gian. Tôi chỉ việc bảo dưỡng, làm sạch và tôi vẫn đi, và nó rất tốt.

Tôi có nhiều nhất là là xe của Anh, cộng trừ 10 chiếc. Tôi thích xe đạp của Anh vì họ có phong trào đi xe đạp từ lâu và xe của họ rất đẹp. Sau đó, xe đạp của Đức. Ở đây có  chiếc xe đạp 1946 của Đức là tôi đạp từ Hà Nội đi Quảng Bình. Một chiếc xe đạp bình thường nhưng trợ lực rất tốt.

PV: Nếu đi ô tô từ Hà Nội đến Quảng Bình phải mất ít nhất 9 tiếng đồng hồ. Vậy chuyến đi của anh mất bao nhiêu thời gian?

KTS. Huy Phạm: Trong bộ sưu tập xe có 1 chiếc của Đức, Pháp, Hà Lan và Nhật. Tôi chọn chiếc xe của Đức vì nó khỏe. Tôi đi hàng ngày thất rất nhanh. Tôi đi cùng với một người bạn nữa. Tổng thời gian chúng tôi đi khoảng hai ngày, vừa đi vừa nghỉ và ngắm cảnh đường Trường Sơn.

Hồi xưa đi học tôi ước ao nếu có cơ hội được đi xe đạp thật chậm để ngắm cảnh quan xung quanh hai bên đường, thay vì đi bằng tàu hỏa hay máy bay ra Hà Nội.

PV:  Anh có dự định trong tương lai với những chiếc xe đạp của mình?

KTS. Huy Phạm: Lúc nào công việc gọn, con cái lớn. Tôi sẽ đi xe đạp khắp Việt Nam và đi từ Bắc Âu về đến Nam Âu, lên dãy Alpes…

Không chỉ lên kế hoạch đi vòng quanh Việt Nam bằng xe đạp, KTS. Huy Phạm còn mong muốn mọi người thấy được những lợi ích và giá trị của những chiếc xe đạp cũng như việc đạp xe.

Sắp tới, anh cùng đồng nghiệp của mình có kế hoạch tổ chức “Bike tour” xung quanh thành phố Hà Nội bằng chính những chiếc xe đạp quý hiếm trong bộ sưu tập của mình.

Độc, lạ, dám sống với đam mê và không ngại sự khác biệt là những cảm nhận đầu tiên khi tiếp xúc với KTS Huy Phạm.

Nhưng càng tiếp xúc, càng nói chuyện, lối suy nghĩ tích cực, nhân văn của KTS. Huy Phạm còn lan tỏa, truyền cảm hứng cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ theo đuổi lối sống xanh, luôn tích cực, thỏa sức sáng tạo và theo đuổi tận cùng sở thích, đam mê của mình./.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.