Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
VOV Giao thông đã trò chuyện với 2 người dân sinh sống tại khu vực phố Trần Hòa và Kim Giang để tìm hiểu nguyên nhân vì sao cầu to, nhưng đường vẫn ùn?
Mình là Tuyên, xin kính chào VOV Giao thông.
Mình là Quách Long Din, mình ở Kim Giang.
Hàng ngày di chuyển trên tuyến đường dọc 2 bên bờ sông Tô Lịch như: Khương Đình, Vũ Tông Phan, Kim Giang, Trần Hòa,… hai anh thấy tình hình giao thông tại đây như thế nào?
Anh Tuyên: Tình hình giao thông ở đây là khoảng buổi sáng ý, nhất là giờ là giờ ăn sáng, uống cà phê là dọc này người ta đỗ xe nhiều, nên là tắc dưới lòng đường. Còn trục bên Kim Giang tắc nhiều do học sinh đi lại nhiều, đoạn trường THCS chỗ Kim Giang này.
Anh Din: Cứ đến giờ cao điểm là đường Kim Giang tắc hết bên kia, cứ giờ cao điểm sáng tắc từ 7-9h, còn chiều cứ 4-7h là tắc đường. Nhiều cây cầu to đẹp nhưng mà không giảm tải được mấy.
Anh Din vừa đề cập tới cây cầu to đẹp, theo các anh lý do vì sao dọc hai bên ven sông có nhiều cầu, đặc biệt có các cây cầu mới to đẹp mà giao thông vẫn ùn tắc?
Anh Tuyên: Nguyên nhân là chỗ Trần Hòa đến cầu Lủ và đến chỗ Vũ Tông Phan, nguyên nhân là khu đó có quán cà phê, ăn sáng, khách họ đỗ xe nhiều. Hai nữa, đoạn cầu Lủ có chợ dân sinh, chợ đó gây ra ách tắc giao thông nhiều.
Lái xe khi đi qua đó gần như làn đã đường đã bị chiếm mất 1/3 làn đường, mà một xe nữa đỗ một chiều nữa coi như là tắc luôn. Nguyên nhân nữa là văn phòng mặt tiền họ đỗ xe đấy, coi như trên cầu thì thông thoáng, nhưng đường 2 bên đỗ xe nhiều thành tắc.
Anh Din: Em thấy nhiều ô tô đi dừng đỗ chỗ Khương Đình, có ngân hàng đó, chuyên tắc đường khu đó, ô tô dừng đỗ một bên. Từ đó ra Ngã Tư Sở là đi qua Khương Đình có ngân hàng ô tô toàn dừng đỗ ven đường và đây là tắc nhất.
Đường tắc, lòng đường bị thu hẹp vì xe ô tô dừng đỗ, rồi chợ dân sinh, đã bao giờ anh Tuyên gặp tình huống khó khăn khi di chuyển trên tuyến từ Trần Hòa đến Vũ Tông Phan ra Ngã Tư Sở chưa ạ?
Anh Tuyên: Mình đang đi xe bán tải, mỗi lần qua bên đó lại phải bò từ từ, vì thứ nhất, xe máy thì chen giữa xe đang đỗ, cùng phải để ý người ta đỗ đó có thể mở cửa bất cứ lúc nào, tạo ra một khoảng cách, mà tạo khoảng cách thì lại lấn sang làn đi ngược chiều thì tự nhiên lại gây ra tắc đường, người ta đỗ xe cùng chiều rồi thì mình lại phải lấn sang làn xe ngược chiều.
Có lần tôi đã tông nhau với xe máy, có một lần như thế rồi. Xe người ta đỗ đó rồi thì mình phải đánh lái qua làn ngược chiều thì xe máy họ lại đâm vào thì mình thành ra người đi sai làn.
Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc trục đường hai bên bờ sông Tô Lịch, các anh có mong muốn, đề xuất gì?
Anh Tuyên: Thực ra xử lý tuyên truyền thì dân có nhu cầu, tuyên truyền cũng có hạ tầng để người ta theo quy định. Biện pháp nên có hạ tầng để dân bố trí đỗ xe phù hợp, còn nhu cầu của người dân thì càng ngày càng nhiều xe.
Đất chật, người chật nhà nước có biện pháp. Cũng góp ý thêm chính quyền có biện pháp về vấn đề dừng đỗ theo quy định bao nhiêu phút? Có thể là 5-10 phút hoặc là có thể cấm luôn lối lên cầu vì chỗ đó hay đỗ nhất.
Anh Din: Mấy chợ chưa giải tỏa thì cần giải tỏa, làm đường to ra thôi. Như trên đoạn 806 Kim Giang đang giải tỏa, làm đường to cho học sinh đi học. E
m cũng rất mong chính quyền địa phương khu vực Kim Giang xử lý tình trạng xe đỗ sai quy định, nhiều khu vực ở mặt đường Kim Giang gây cản trở giao thông.
Cảm ơn hai anh đã tham gia cuộc trò chuyện của VOV Giao thông.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người dân mong rằng cơ quan chức năng có sự rà soát và đưa ra phương án điều chỉnh tổ chức giao thông gần các khu vực cây cầu bắc ngang sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mới đến cầu Tó để giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm việc ô tô dừng đỗ sai quy định để đảm bảo giao thông thông suốt.
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.