TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Hành trình chinh phục con chữ vẫn còn lắm gian nan với những bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hành trình ấy lại càng gian nan hơn với những bạn không may gặp khiếm khuyết về cơ thể…
Riêng với trường hợp của chàng sinh viên Mai Khánh Tân, sinh viên trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, có lẽ cuộc sống đã bù đắp cho thiệt thòi mà bạn đã trải qua bằng một đôi vai vững chãi của người cha – ông Mai Ngọc Tuyết.
Tại khu vực 2, phường 7, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, bà con tại địa phương hầu như ai cũng quen thuộc với hình ảnh của người cha ngày ngày cõng con đến trường suốt nhiều năm qua.
Trong căn nhà nhỏ nhân một ngày mưa gió, không thể đi làm thuê, ông Mai Ngọc Tuyết – cha của bạn sinh viên không may bị liệt hai chân Mai Khánh Tân, đã có những chia sẻ cùng chương trình:
PV: Xin chào chú Tuyết! Chú có nhớ về khoảng thời gian phát hiện bệnh của Tân không?
Ông Mai Ngọc Tuyết: Hồi nó 4-5 tuổi, nó (Khánh Tân – PV) bị bệnh rồi nó về, đi học. Lúc đi về cũng khó khăn, con bệnh nằm một chỗ.
PV: Rồi đến khi Tân bắt đầu đi học, chú Tuyết làm sao để đưa bạn đến trường?
Ông Mai Ngọc Tuyết: Lúc đó vất vả lắm, con đi học đâu có ngồi vững đâu. Hồi đó đi bằng xe đạp, buộc dép vô xe, buộc cái lưng con vô mình rồi chở tới trường, rồi ẳm vô trường. Lúc đó ẳm chứ chưa cõng được nữa, tay chân con còn yếu xìu. Rồi từ từ người của con mới cứng cứng lại, giờ mới đỡ đỡ.
PV: Từ lúc Tân còn nhỏ, chú phải ẳm, rồi đến khi bạn lớn hơn, chú dành thời gian cõng con đưa lên xe rồi cõng con vào lớp… Thời gian lo cho con như vậy, còn công việc làm ăn kinh tế của mình thì tính sao đây chú?
Ông Mai Ngọc Tuyết: Lúc đó thì cũng đi cắm câu, ban ngày đưa con đi học, ban đêm đi cắm câu, đặt cua, đặt cá. Lây lất cũng sống qua ngày, tới bây giờ… Ban ngày đâu có đi mần cho ai được vì ban ngày con đi học, theo suốt luôn đâu có bỏ.
PV: Đã có lúc nào trước những áp lực cơm áo gạo tiền, rồi lo cho chuyện học của con khiến chú “suy nghĩ tiêu cực” không?
Ông Mai Ngọc Tuyết: Tuyệt vọng thì không có.. Thấy con tật nguyền thì mình cũng ráng đi mần kiếm tiền cho con đi học, có cái chữ. Chứ bây giờ có hai cha con mà mình không có tiền, sau này con cũng khổ nữa. Nên ráng cho con ăn học để có nghề, có tương lai cho con.
PV: Cảm giác của chú thế nào khi hay tin con mình đậu vào Khoa Công nghệ thông tin Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, sau hành trình 12 năm hai cha con đồng hành cùng nhau trên đường đến trường?
Ông Mai Ngọc Tuyết: Vui lắm chứ, mừng lắm chứ! Con đi học được, lên tới Cao đẳng thì cũng mừng, thấy con có tương lai.
PV: Chúc cho chú Tuyết nhiều sức khẻo và hy vọng con đường học tập của Tân sẽ mang đến cho cả hai cha con nhiều điều tươi sáng hơn ở tương lai! Cảm ơn chú đã chia sẻ cùng chương trình!
Nhiều năm về trước, cậu con trai bị viêm não Nhật Bản dẫn đến biến chứng liệt hai chân, tay trái co quắp lại. Sau đó, vì một số biến cố gia đình khác, mái nhà chỉ còn lại ông Tuyến và con trai trong cảnh “gà trống nuôi con”. Thấm thoắt cả chục năm trôi qua, giờ con trai lớn khôn cũng là lúc vầng trán ông Tuyết thêm những nếp nhăn…
Trong khi ông Tuyết có ngày nghỉ ở nhà vì mưa gió, không thể đi làm thuê cho bà con trong xóm thì Mai Khánh Tân - cậu sinh viên năm 2 cũng có ngày nghỉ cùng cha sau khi hoàn thành một số môn học ở trường. Trên vách nhà là từng tờ giấy khen của Tân trong những năm học phổ thông được dán cẩn thận, phía trước mái hiên là chiếc xe máy, phương tiện đi học của Tân ở trường Cao đẳng.
Chia sẻ về chiếc xe này, chàng trai tuổi hơn đôi mươi phấn khởi cho biết, đây là món quà em nhận được từ khoảng tháng 6, tháng 7 năm nay nhờ sự vận động của báo chí cùng sự ủng hộ của quý mạnh thường quân. Nhờ chiếc xe này mà Tân có thể tự đi học và về nhà mỗi ngày, cha cũng đỡ vất vả hơn… Rồi thoáng chốc, khi nhắc về kỷ niệm 12 năm tựa vào vai, vào lưng của cha để đến trường, Tân bồi hồi kể lại:
"Từ nhà em, lúc nhỏ, có cây cầu qua sông mà đâu có tiền làm cầu xi măng. Làm cầu bằng cây rồi cây gãy, hai cha con rớt xuống sông. Cha kéo em lên, xong xuôi rồi mới kéo xe lên đi sửa. Cha cũng kêu xe ôm lại chở em đi".
Dẫu khó khăn là vậy nhưng dù ngày nắng hay mưa, cha vẫn đưa Tân đến trường. Cõng con trên vai, rồi đặt con trên xe mà chạy… Từ lúc còn đi chiếc xe đạp cũ cho đến lúc gom tiền mua được chiếc xe máy trả góp, cha vẫn đều đặn đưa Tân đi học, làm đôi chân thay cho con trai. Khi được hỏi về việc “Liệu có bao giờ nghĩ đến việc dừng lại việc học”, Tân ngậm ngùi cho biết:
"Cha em thì muốn em học để có cái chữ, có cái nghề để sau này tự lo cho bản thân mình được… Nhưng học lớp 9 thì em định nghỉ, tại lúc đó cha đưa em đi học, cha bị tai nạn giao thông và bị cưa mất một ngón chân. Em cũng sợ nên em định nghỉ học, đi học nghề. Rồi nhà trường, các nhà báo cũng xuống kêu em đi học trở lại, động viên em thì em cũng đi học lại."
Động lực cố gắng của cha là con có thể đi học, biết được cái chữ để tương lai đỡ vất vả khi cơ thể không được khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa. Còn động lực của cậu con trai là lời khuyên dạy của cha, ráng học để sau này có thể tự lo cho bản thân. Thế là mặc cho cuộc sống xô đẩy, mặc cho những lúc bế tắc, cả hai cha con vẫn luôn nương tựa vào nhau. Bờ vai cha vẫn luôn là nơi để con tựa vào:
"Con ơi! Hãy cố gắng học để có ngành nghề nuôi thân…Thì vậy thôi chứ cũng không biết nói gì, mình ở nông thôn…"
"Con mong cha có sức khỏe tốt để sau này sống với con. Con thương cha!"
Ngày ngày ông Tuyết vẫn tranh thủ làm thuê, phụ hồ, gom góp từng đồng lo cho con. Khánh Tân thì vẫn miệt mài với việc học, trên chiếc xe 3 bánh đã có thể tự lập trong việc đi lại.. Ngôi nhà nhỏ một ngày mưa, có hai cha con vẫn đang ngẫm về tương lai, về cuộc sống sau này.
Dẫu cho vẫn còn đó những vất vả, những chông chênh, nhưng hành trình 12 năm cõng con đến trường và thành quả học tập của cậu con trai đã cho họ sự mạnh mẽ và vững tin vào tương lai. Hơn hết, câu chuyện này cũng mang đến cho nhiều người động lực để bước tiếp trước những giông bão của cuộc sống:
"Từ câu chuyện của bạn Mai Khánh Tân em thấy, em thấy 12 năm đó bạn rất là kiên cường và cha bạn thật sự là tuyệt vời. Qua đó em thấy mình vẫn còn may mắn hơn bạn rất nhiều cho nên em sẽ học tập ở bạn tinh thần kiên cường, vượt khó đó để có thể giúp ích được cho xã hội".
"Từ câu chuyện 12 năm cõng bạn đi học thì tui cảm động quá, nghĩ sao mà suốt 12 năm vậy, thiệt là tui rất cảm động và ngưỡng mộ người cha đó lắm luôn. Qua câu chuyện này tui cảm nhận được sự ấm áp bởi tình cha và tui cảm nhận tui yêu cha nhiều hơn".
"Qua câu chuyện này chị cảm thấy chị thương bạn Tân nhưng cha bạn nhiều hơn, thương rất nhiều bởi vì trong hoàn cảnh như vậy cha bạn đã cõng bạn đi học để thực hiện ước mơ được đi học của bạn. Thì làm cho chị cảm thấy rất thương và cảm động với câu chuyện của hai cha con. Chị cảm thấy mình nên cố gắng nhiều hơn nữa, dẫu cho có nản lòng thì cũng phải cố gắng vượt qua".
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.