Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong hành trình khai hoang và định cư, người dân Nam Bộ không chỉ lao động cật lực trên đồng ruộng mà còn sáng tạo nên những nghề thủ công mang đậm hơi thở của vùng đất này. Một trong số ấy là nghề đánh võng chuối – công việc gói ghém sự khéo léo, cần mẫn, vượt khó của bao thế hệ người dân miền Tây.
Lưu giữ tinh hoa nghề đánh võng chuối
Ở Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ, bà Bàn Thị Xiếu là một trong những người hiếm hoi còn lưu giữ tinh hoa của nghề đánh võng chuối. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình ba thế hệ gắn bó với nghề nên từ khi mới 13-14 tuổi, bà Xiếu đã theo chân bà ngoại và mẹ học cách lấy dây chuối rồi tỉ mỉ đan thành chiếc võng chắc chắn.
Những ngày thơ ấu của bà gắn liền với chiếc võng chuối tự tay làm, cùng các bạn trong xóm chơi nhà chòi dưới bóng mát của những tán cây.
Với đôi tay khéo léo, bà Xiếu đã biến những dây chuối khô mộc mạc thành những chiếc võng tinh tươm, bền chắc. Trong ký ức của bà, thời xưa nghèo khó, cuộc sống chật vật khiến những người dân miền Tây phải tự tay làm ra mọi thứ từ những gì thiên nhiên ban tặng. Nghề đánh võng chuối không chỉ là một cách mưu sinh mà còn là biểu tượng cho tinh thần tự học, sự sáng tạo và tài hoa của người miền sông nước.
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề, bà Xiếu vẫn cần mẫn giữ gìn nghề như giữ lấy một phần ký ức quê hương, một mảnh hồn Nam Bộ giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại: "Mới đầu mình thắt mình chạy ra chạy vô dòm bà già của mình thắt sao cái mình làm theo từ từ cái mình làm được cái võng nhỏ chơi chòi. Con nít hồi đó mà. Từ từ làm võng bự, làm riết cái mình phụ bà già luôn"
Theo lời bà Xiếu, để có một chiếc võng chuối đẹp sắc sảo, bền chắc, khâu đầu tiên là phải lựa chọn cắt dây chuối khô thật kỹ. Sợi dây chuối sau khi tước sẽ được se thành dây, rồi thì đánh đầu võng và mặt võng. Mỗi chiếc võng chuối khô được bà đánh với chiều dài hai thước tư, chiều ngang hơn một thước, tương đương khoảng 20 mặt võng:
"Đan cái võng phải 1 tuần, 10 ngày. Nó lâu lắm. Mình ra vườn mình cắt dây vô mình thắt chứ không có phải đi mua gì hết trơn. Làm ra cái võng này cái nhớ lại hồi xưa, nhớ bà ngoại dữ lắm. Bà ngoại của cô đan võng, rồi cô bắt đầu bắt chước, xé dây chuối vô cũng làm y vậy rồi cái đem ra cất nhà chòi. Khi có chồng cái nhớ lại, cô ra xé dây chuối vô đưa cho hết mấy đứa con, cái này rách tới cái khác, đưa cho hết trơn mấy đứa con"
Thời chưa có điện, nhà nào cũng thắp đèn dầu, mày mò từng sợi dây chuối mà đan. Để có chiếc võng đẹp, cần đôi tay khéo léo và biết cách lựa chọn vật liệu. Theo kinh nghiệm của bà Xiếu, tốt nhất là lựa chuối xiêm chưa trổ buồng. Cắt tàu chuối khô vào buổi nắng, tuyệt đối tránh mưa để không bị bở, mục. Phần khó nhất là thắt hai đầu võng, vì cần nhiều kỹ năng và sức lực để bẻ thành vòng. Làm đúng thì một chiếc võng có thể sử dụng được 2 năm.
Chiếc võng chuối gắn liền với ký ức tuổi thơ yên bình
Theo các bậc cao niên, đã từng có một thời, chiếc võng bằng lưới hay bằng vải dù là thứ xa xỉ đối với những gia đình ở vùng quê, nhà nào có điều kiện mới sắm nổi. Vậy nên, cách đây hàng chục năm võng dây chuối rất thịnh và là vật dụng không thể thiếu trong mọi nhà. Từ giàu sang đến khá giả, bình dân, gia đình nào cũng sắm cho mình vài ba chiếc võng. Cái nào mới thì cột trên bộ ngựa trong nhà, hàng ba, cũ hơn một chút thì giăng ngoài vườn, ngoài đồng để ngã lưng nghỉ mệt. Với nhiều người dân Nam Bộ, hình ảnh chiếc võng chuối gắn liền với ký ức tuổi thơ yên bình, là nơi chứa đựng bao kỷ niệm thân thương.
Chị Lê Thị Bé Bảy, con bà Xiếu kể: "Ngày xưa khi chuẩn bị cho đứa con chào đời, đánh không phải một cái võng đâu mà 3-4 cái võng. Không ai có thể phụ giúp, không có một cái công nghệ nào để mà làm cho nhanh hơn, khi mà mang nặng đẻ đau và cùng dùng những cái đôi tay đó để làm cho con mình thì không có biết mệt"
Theo lời chị Bé Bảy, gần đây, chiếc võng chuối do mẹ chị làm được nhiều khách du lịch đến Cồn Sơn yêu thích. Có người thích thú làm thử vài công đoạn, có người nán lại nghe kể cặn kẽ về nguồn gốc chiếc võng huyền thoại: "Ngày xưa thì đâu có nguyên liệu nào khác để mà mình làm những cái võng cho trẻ nằm hoặc là để mà người lớn nằm. Cái này nó không khó nhưng mà rất là kỳ công. Tay chuối khô, chuối xiêm mà chưa có buồng nó mới day, nó mới bền mình mới hái về, tước lá ra, vuốt lại cho phẳng phiu rồi tước ra thì khoảng 2 ngày mới đủ nguyên liệu làm cái võng. Còn công đoạn bện cái võng này là 10 ngày"
Nghề đánh võng chuối là một phần của bức tranh văn hóa Nam Bộ xưa, phản ánh sự sáng tạo và tình yêu thiên nhiên của người dân vùng đất này. Dù không còn phổ biến như xưa nhưng hình ảnh chiếc võng chuối vẫn mãi là biểu tượng của sự bình dị, gần gũi và ấm áp trong lòng bao thế hệ người dân Nam Bộ.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.