Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn: Thứ ba 06/06/2023, 06:55 (GMT+7)

TP.HCM đang có 8.000 cổ thụ có tuổi thọ gần 100 tuổi, mỗi dịp mùa mưa đến câu chuyện đảm bảo an toàn cây xanh không gãy, đổ ảnh hưởng đến người dân cần lại được đề cập tới. Người ta ví von công việc của những công nhân cây xanh là nghề “ăn cơm dưới đất làm việc trên trời”.

Đối với những cổ thụ bên trong công viên, công nhân hoàn toàn dùng phương pháp leo thủ công thay vì được cần cẩu hỗ trợ

Đối với những cổ thụ bên trong công viên, công nhân hoàn toàn dùng phương pháp leo thủ công thay vì được cần cẩu hỗ trợ

Công việc cắt tỉa, thu gọn cành nhánh đảm bảo an toàn trước mùa mưa thường rơi vào thời điểm từ đầu tháng 1 hằng năm kéo dài đến hết tháng 5 và mỗi ngày công nhân làm từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Tại công viên 30/4 trước cổng Dinh Độc Lập, phóng viên chứng kiến quy trình làm việc thường niên của công nhân Công ty TNHH MTV Cây Xanh TP.HCM, chúng tôi càng thấy thấm và hiểu một phần vất vả của cái nghề suốt ngày leo trèo.

Những công nhân này không khác như diễn viên xiếc; đôi chân và cánh tay họ khỏe, thoăn thoắt luồn dây qua thân cây và với sự trợ giúp của đồng đội kéo dây, chưa đầy vài phút 1 công nhân nhanh chóng trèo lên độ cao tầm 30m.

Thường họ làm việc ở độ cao từ 30-50m, tương đương 1 tòa nhà 7-10 tầng. Nếu những cổ thụ bên lề đường thì được xe cẩu nâng hỗ trợ một phần, còn đối với những cây bên trong công viên hầu như người công nhân phải leo trèo một cách thủ công.

Công nhân dưới đất luôn nắm dây hỗ trợ đồng đội khi leo trèo cũng như điều khiển cành cây sau cưa đổ theo đúng vị trí an toàn

Công nhân dưới đất luôn nắm dây hỗ trợ đồng đội khi leo trèo cũng như điều khiển cành cây sau cưa đổ theo đúng vị trí an toàn

Một tổ đội thường có 9 người được chia làm ba nhiệm vụ, người chặn đường điều tiết giao thông, người nắm dây và người dùng cưa cắt cành. Và tất cả phải liên lạc chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, để cành cây khi đứt rời được đưa xuống đúng vị trí đã định, không rơi trúng người phía dưới.

Khi xong nhiệm vụ, người công nhân móc dây vào thân cây tạo một điểm tựa như ròng rọc thả tuột theo chiều thẳng đứng để tiếp đất. Cả quá trình, người công nhân thể hiện sự khéo léo không khác một chiến sĩ đặc công đang thực hiện nhiệm vụ leo dây lên xuống một toà nhà cao tầng.

Sau 2 tiếng cắt tỉa cây sao đen ở độ cao 35m, người công nhân móc dây, người công nhân móc dây vào thân cây tạo một điểm tựa như ròng rọc thả tuột theo chiều thẳng đứng để tiếp đất.

Sau 2 tiếng cắt tỉa cây sao đen ở độ cao 35m, người công nhân móc dây, người công nhân móc dây vào thân cây tạo một điểm tựa như ròng rọc thả tuột theo chiều thẳng đứng để tiếp đất.

Ông Huỳnh Mạnh Hùng, Tổ trưởng tổ 5 chia sẻ về những rủi ro và vất vả thường gặp của những công nhân cây xanh: “Nói chung 20 năm vào nghề, riêng tổ tôi quản lý chưa xảy ra tai nạn. Thật sự tai nạn thường bị ong đánh chứ không có gì khó khăn gì hết. Nhiều khi trèo lên cực nhọc nhưng ổ ong rất nguy hiểm, nó núp trong lùm cây mình không thể thấy.

Rồi mưa gió nữa, khi đó buộc phải tuột xuống thôi chứ không có làm suôn sẻ được. Nhiều lúc làm thông tầm luôn, qua 1 giờ và kéo nước lên cho anh em uống chứ không có ăn uống gì. Chỉ khi làm xong xuống đất mới ăn uống, chứ xuống cây rồi không lên nổi nữa, vất vả lắm”.

Những công nhân cây xanh thường làm việc ở độ cao 30-50m tương đương với tòa nhà cao 7-10 tầng

Những công nhân cây xanh thường làm việc ở độ cao 30-50m tương đương với tòa nhà cao 7-10 tầng

Ông Phạm Ngọc Linh (47 tuổi) gắn bó công việc cây xanh đã 25 năm, với ông công việc ngoài việc giúp ông nuôi sống gia đình là cả tình yêu: “Mình cũng tự hào cái nghề này cũng hiếm hoi của thành phố, nghề không phải ai cũng làm được. Người công nhân làm phải huyết áp cho tốt, lên độ cao mới không sợ.

Nói chung cây xanh thành phố thì mình vô làm rồi từ từ minh yêu, mình mến. Mình cứ làm, cứ cắt tỉa, trường hợp cây nào nó rỗng, mục quá thành phố đề xuất đốn bỏ mình cũng tiếc lắm, tại vì nó sống mấy chục năm rồi. Giờ nó mục chết thì quá nguy hiểm buộc phải đốn bỏ thôi”

Điều tiếc nuối nhất với ông Linh là rơi vào tình huống phải đốn bỏ những cổ thụ vì do vướng dự án xây dựng hạ tầng cần phải giải phóng mặt bằng. Lắm lúc, người dân đi qua cũng phản ứng lắm, song vì nhiệm vụ công việc ông cũng thi hành chứ lòng cũng chẳng đặng đừng.

Sau khi hoàn thành công việc, công nhân tiếp đất dưới sự hỗ trợ của đồng đội nắm dây

Sau khi hoàn thành công việc, công nhân tiếp đất dưới sự hỗ trợ của đồng đội nắm dây

Hơn 25 năm gắn bó, giờ đây tình yêu công việc ông Linh được tiếp nối trao truyền cho người con trai là Phạm Ngọc Long (21 tuổi) - nối nghiệp cha. Anh Long theo nghiệp cha cũng được 3 năm, từ lúc vào làm chỉ phụ việc các chú, các bác rồi được truyền nghề leo từ cây nhỏ loại 1 đến cây to  loại 3. Giờ thì hai cha con có thể cùng lên chiếc cần cẩu phối hợp thuần thục tỉa các cành cây với độ cao trên 25m.

Anh Long chia sẻ về chuyện ngày đầu nối nghiệp cha: “Lúc mình còn nhỏ theo ba cắt cây cũng thấy nguy hiểm, thấy sợ, nhưng rồi lớn lên mình xin theo ba thử, ba cho đi rồi thích đam mê quá xin vào công ty làm.

Ngày đầu tiên đi làm chỉ phụ mấy bác kéo rác vào lề cho xe chạy. Giai đoạn này tôi vô học hỏi và giờ cũng được ba năm, song vẫn tiếp tục trau dồi kinh nghiệm, mới vô cho leo thử cây loại 3. Lúc đầu leo lên gió giật mạnh, lắc cành cây cũng thấy ớn, nhìn xuống cũng thấy run, sợ”.

Làm nghề lâu gắn bó trên 20 năm, tình yêu cây cối dường như đã thấm sâu vào từng công nhân ở đây. Đời họ gắn với đời cây, cây xanh đã nuôi sống họ, gắn bó qua từng năm tháng, là chứng nhân của thời gian. Mỗi năm một cây thêm 1 vòng thân gỗ là người thêm 1 năm tuổi nghề./.

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.