Vô tư vi phạm biển báo khi tham gia giao thông
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy đề xuất này liệu có khả thi? Muốn nâng tốc độ khai thác tốc đa đối với cao tốc cần đảm bảo các điều kiện và tiêu chí nào? Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa PGS.TS Trần Chủng, quan điểm của ông thế nào về đề nghị nâng tốc độ tối đa trên một số tuyến đường cao tốc 4 làn xe hạn chế đã, đang và sắp đưa vào khai thác lên 90km/h?
PGS.TS Trần Chủng: Chúng ta cần hiểu một chức năng rất quan trọng có tính chất vượt trội của đường cao tốc đó là phục vụ vận tải đường dài bằng ô tô, sao cho thời gian chạy được rút ngắn, thuận tiện và an toàn so với các xe chạy trên đường quốc lộ thông thường. Từ chức năng vượt trội như vậy phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của nó để đảm bảo làm sao chạy với tốc độ cao liên tục.
Nhiều người hiểu cao tốc là phải chạy tốc độ cao, nhưng phải tùy theo điều kiện địa hình, khúc quanh, mật độ và lưu lượng thì có thể quy định tốc độ khác nhau, trên thế giới cũng vậy thôi. Thế giới hiện nay duy nhất có Đức đường cao tốc của họ không giới hạn tốc độ, nhưng họ vẫn giới hạn tốc độ không được phép vượt qua ở những khúc cua, khúc quanh…
Theo tôi đường cao tốc xuất phát từ chức năng như vậy thì những điều kiện kỹ thuật phải thỏa mãn, chúng ta đừng chỉ nhăm nhăm nâng tốc độ lên mà chính nó không đáp ứng được chạy liên tục, không đảm bảo an toàn và rõ ràng là những điều kiện kỹ thuật ấy không đáp ứng với chức năng vượt trội của đường cao tốc.
Vì thế tôi cho rằng việc này phải rất cẩn trọng, thận trọng chứ không phải cứ quyết định tăng là tăng.
PV: Vậy theo ông muốn nâng tốc độ khai thác tối đa của các tuyến cao tốc cần những điều kiện và tiêu chí gì?
PGS.TS Trần Chủng: Tôi là một nhà kỹ thuật bảo thủ, trước hết phải tôn trọng những tiêu chuẩn kỹ thuật đã được nghiên cứu và quy định, đấy là hành lang pháp lý về mặt kỹ thuật phải tuyệt đối tuân thủ nó. Đương nhiên các tiêu chuẩn kỹ thuật ấy có thể lạc hậu do thực tiễn, nếu muốn thay đổi điều kiện kỹ thuật ấy phải có nghiên cứu và phán quyết của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
Cụ thể phải đo đạc, khảo sát, phân tích…và thay thế các thông số kỹ thuật ấy đi. Từ đó có thể quyết định tăng tốc hoặc giảm tốc khi các điều kiện kỹ thuật ấy đáp ứng một cách tương ứng.
Để quyết định thì phải có điều kiện cần và đủ, điều kiện cần là các tiêu chí kỹ thuật, điều kiện đủ là phải tính toán làm sao để phục vụ và kiểm soát được nó. Có thể có những đoạn chất lượng về kỹ thuật của mặt đường đảm bảo nhưng nếu không có năng lực về quản lý sẽ xảy ra vấn đề, bởi quản lý điều hành giao thông là cực kỳ quan trọng.
Vì thế muốn thực hiện một quyết định nào đó thì phải thỏa mãn các điều kiện cần và đủ, từ đó mới đưa ra quyết định nâng cấp tốc độ của tuyến đường.
Cá nhân tôi vẫn tin tưởng tuyệt đối vào hành lang pháp lý về mặt kỹ thuật và với tư cách là người làm về quản lý chất lượng công trình thì công trình chưa được nghiệm thu và thỏa mãn các điều kiện kỹ thuật thì không được phép đưa vào sử dụng.
PV: Xin cảm ơn PGS.TS Trần Chủng.
Thời gian qua VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh về tình trạng người đi đường vô tư vi phạm biển báo tại nhiều điểm giao cắt trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Dự kiến năm 2025 sẽ hoàn thành hệ thống pháp luật để chuyển thu phí không dừng sang giai đoạn 2 - trả sau và giai đoạn 3 - bỏ barie tại các trạm thu phí.
Sở GTVT TP.HCM vừa ra thông báo cấm lưu thông vào một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố trong thời gian từ ngày 04/12 đến 21/12 phục vụ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).
Một phiên chợ không quá náo nhiệt, cũng không ồn ào, vội vã. Ở đó, nhiều câu chuyện trong quá khứ được kể, để mọi người cùng được tắm mình trong sự yêu thương, chia sẻ, đặc biệt là giúp trẻ hiểu thế nào là giá trị của sự biết ơn.
Trong bối cảnh, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường, Sở GTVT đã hoàn thiện và đang lấy ý kiến các bên liên quan về Đề án xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS).
Thời gian vừa qua, VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng tuyến đường Dương Cát Lợi (khu phố 4, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP.HCM) xuống cấp nghiêm trọng... ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Có lẽ người dân Thủ đô cũng không xa lạ với việc cứ đến những tháng cuối năm là vỉa hè, lòng đường trên một số tuyến của Hà Nội là được đào bới, xới lật. Việc này gây ảnh hưởng tới người tham gia giao thông, người dân như thế nào? Họ có mong gì gửi tới ngành chức năng?