Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Mùa cờ phướn

Vũ Loan: Thứ sáu 01/03/2024, 10:49 (GMT+7)

Hà Nội có một mùa đặc biệt, mang lại màu sắc và âm thanh rộn ràng, rực rỡ cho không gian phố phường, mà những người tầm trung niên trở lên vẫn thường gọi vui là mùa cờ phướn.

Mùa cờ phướn kéo dài khoảng hơn 1 tháng tới 2 tháng, từ tết dương lịch tới qua tết âm lịch và sau rằm tháng giêng, có thể sang tận tháng hai.

Vào mùa này, dù trong tiết trời xuân có bàng bạc và mờ ảo bởi mưa phùn thì sắc màu rực rỡ của cờ phướn vẫn sáng tươi và tung bay trong đôi mắt những người bộ hành qua phố.

Sau Tết âm lịch, ra giêng là mùa của lễ hội. Những con đường xưa là làng trong phố cũ như ở Xã đàn, Thụy Khuê, Yên Phụ hay Trần Duy Hưng, Triều Khúc…rực rỡ cờ phướn kéo dài từ cổng làng ngoài mặt đường lớn tới tận trong sân đình, sân đền. Sắc màu tươi sáng, rực rỡ của cờ phướn mang tới tâm trạng hân hoan, vui vẻ cho mỗi người dân qua đây.

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Trên những con phố mới, sắc màu cờ phướn chủ đạo là màu của lá cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, được các tổ dân phố, khu dân cư trang hoàng riêng và tại cả các không gian chung. Chị Ngọc Anh, quận Hoàn Kiếm chia sẻ niềm vui khi cùng cộng đồng khu dân cư của mình góp phần tạo nên một mùa cờ phướn đặc trưng của Hà Nội:

"Có 1 điểm rất thú vị là người dân sẵn sàng đóng góp để trang hoàng cho ngõ xóm cho nó đẹp hơn nhân dịp năm mới, rồi trang trí những cái vui mắt nhộn nhịp như hoa, phướn, cờ, câu đối, màu sắc cũng là gửi gắm mong muốn 1 năm mới thành công và đó là văn hóa được bồi đắp từ cả chính quyền và mong muốn của người dân.

Họ sẵn sàng làm việc đó vì nó như một hình thức để họ tạo niềm vui, cầu may mắn cho 1 năm mới thuận hòa. Và quan trọng nữa là concept kiểu này là đã được chọn lọc và tính toán kỹ qua nhiều năm rồi và nó được áp dụng phù hợp với rất nhiều mô hình khu dân cư".

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Dạo bước một chút ra khu vực Hồ Tây, trên con đường Yên Phụ, chúng ta dễ dàng nhìn ra ngay những con ngõ dốc nhỏ xinh, được trang hoàng bởi rất nhiều dây cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm từ trên cổng ngõ, như một lời mời chào rất rung rinh, đáng mến.

Các bạn trẻ cũng bị cuốn hút bởi những con ngõ như thế, và thường rủ nhau tới chụp ảnh, nhất là dịp đầu năm mới. Người dân sống quanh đây cũng tự hào về con ngõ nhỏ được trang hoàng từ cờ hoa của mình:

"Không phải là ngõ nào cũng treo, ngõ nào sạch sẽ, tiêu biểu là được tự treo, các cháu thấy đây đẹp là cứ chụp ảnh suốt".

"Ông Lĩnh với anh Cường bảo vệ tự làm đấy, đẹp lắm đấy, chúng nó chụp ảnh toàn vứt bày bừa, đáng lẽ công lao là của anh Cường, tổ trưởng tổ bảo vệ ở đây rất sạch sẽ, có từ năm ngoái nhưng năm nay đẹp nhất, dưới sự chỉ đạo của tổ dân phố, nhưng mà cái người ta làm người ta thiết thực, bẩn rồi người ta lại tháo xuống lau giặt sạch sẽ đi, mỗi người cần có một ý thức…"

"Đây là phong trào của phường, đây là ngõ văn minh, nhiều người chụp nhất, cờ kiếc nhiều, đẹp, cứ trêu bảo mỗi đứa tao thu 1 con ngan nằm để làm quỹ tổ, đùa các cháu 1 con ngan nằm".

"Bà ấy bán ngan, mà không ai thu đâu. Các cháu chụp ảnh lên face cũng vui chứ, trông thế này thôi mà lên ảnh đẹp phết, yêu tổ quốc hơn chứ, mình ở đây không yêu tổ quốc mình thì yêu ai bây giờ…."

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Ảnh: Vũ Loan/VOVGT

Tiếng cười rộn ràng của các cô, các bác, các bà ngồi bán hàng hoặc ngồi chơi ngoài đường trước ngõ cờ phướn như càng làm sắc đỏ của cờ hoa nơi đây thêm sáng màu. Mỗi gia đình chỉ cần đóng góp 10-15 nghìn vào quỹ tổ, rồi mỗi người một việc, bảo ban, nhắc nhở nhau, giữ gìn cho đường phố, ngõ xóm thật sạch đẹp, văn minh.

Niềm vui ấy đâu chỉ dành riêng cho những người dân sinh sống tại đây, mà chắc hẳn, những cô cậu thanh niên, những người khách bộ hành qua đây cũng được gieo tặng những niềm vui rạo rực như thế. 

Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h ngày 7/9 đã có nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.