Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Mùa cam đắng...

Kim Loan: Thứ năm 23/02/2023, 08:15 (GMT+7)

Từ vị trí “nữ hoàng” nhiều năm liền, cam sành Vĩnh Long sụt giá “thê thảm” chỉ còn 4.000 đồng/kg, nông dân “khóc ròng” vì lỗ nặng. Điều đáng nói, khả năng “vỡ trận” của cam sành đã được dự báo trước nhưng nhiều nhà vườn vẫn “phớt lờ” dẫn đến một mùa cam “đắng” chưa từng có.

80.000 tấn cam sành còn tồn trọng trong vườn chờ thu hoạch và tiêu thụ đến hết tháng 3/2023 là thông tin mà Sở NN&PTNT Vĩnh Long công bố cách đây ít ngày. Lý do khách quan vì tiết còn lạnh và đan xen mưa đã làm cho thị trường tiêu thụ cam sành tươi chưa mạnh. Còn về mặt chủ quan, tình trạng phát triển “nóng” diện tích cam đã đến cung vượt cầu.

Thu hoạch rộ, giá cam sụt mà thương thái thì thu mua số lượng có hạn đã dẫn đến tình cảnh giá rớt thảm chưa từng có. Năm nay, nhà vườn lỗ trắng mùa cam...

Nhiều nhà vườn 'nản lòng' vì một mùa cam 'đắng'

Nhiều nhà vườn "nản lòng" vì một mùa cam "đắng"

Đến “thủ phủ” của cây cam sành ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thời điểm này, những vườn cam sai trái được nông dân “lặng lẽ” thu hoạch với nỗi lòng nặng trĩu. Bà Lê Thị Hường là hộ vừa trồng cam và làm lái cam có tiếng xứ Trà Ôn lắc đầu “thở dốc”.

Cam sành Vĩnh Long hiện có 03 “số phận”, loại còn xanh được mua với giá từ 4.000 – 6.000 đồng/kg, loại đã chín mọng chỉ có giá 3.000 đồng/kg, còn hàng sô – xấu - da cám thì 1.000-2.000 đồng/kg. Giá bán khác nhau nhưng nông dân chỉ có một sự chọn lựa là “hy sinh” mùa trái này để dưỡng cây cho năm kế tiếp.

Bà Lê Thị Hường – ngụ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Đầu năm 2022 cam rất có giá, đến cuối năm 2022 giá bắt đầu xuống. Ở Hà Nội lạnh mưa ảnh hưởng đến đến cam bán không được, tồn đọng nhiều quá, chín quá bán không được. Từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023 giá xuống liên tục.

Cam rớt giá, người khổ nhất là nông dân. Bởi vì cam sành bán dưới giá 10.000 đồng/kg thì nhà vườn đã lỗ. Trước thị trường cam sành “tuột dốc không phanh” đã dẫn đến chuyện nhiều nông hộ canh tác cam rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, chi phí đầu tư cho vườn cam lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng có múi khác.

Bà Đỗ Thị Phương Khánh, Chủ tịch HTX Cam sành Khánh Nhân, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Chi phí sản xuất một hecta từ ngày trồng đến thu hoạch từ 1 - 1,2 tỷ đồng. Một hecta thu hoạch được từ 70 - 100 tấn. Giá bán ra từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Như vậy 01 hecta mình lỗ khoảng 700 triệu. Nhiều vườn mình bán khoảng 1.000 đồng/kg, nhằm vườn người ta bỏ trái không bán luôn vì bán lấy tiền mướn người thu hoạch không đủ chi phí.

Cam sành bán dưới giá 10.000 đồng thì nhà nông đã lỗ

Cam sành bán dưới giá 10.000 đồng thì nhà nông đã lỗ

Lý do giá cam sành giảm sâu chưa từng có là vì các địa phương đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, trong khi loại cam này chỉ tiêu thụ dạng tươi, vắt lấy nước tại thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Hiện khí hậu vẫn còn chịu ảnh hưởng thời tiết lạnh và đôi lúc có mưa nên sức mua của người tiêu dùng chưa mạnh.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng “vỡ trận” tại “thủ phủ” cam sành được Sở NN&PTNT Vĩnh Long nhìn nhận là do công tác quy hoạch vùng sản xuất chưa được thực hiện nghiêm ở các địa phương. UBND tỉnh Vĩnh Long quy hoạch diện tích trồng cam đến năm 2025 là 12.000 hecta nhưng thực tế đã vượt hơn trên 30% diện tích.

Cam sành Vĩnh Long “nổi tiếng” trái to, nhiều nước, vỏ mỏng, cộng với áp dụng kỹ thuật canh tác đạt năng suất từ 70-100 tấn/hecta nên trung bình nông dân thu lời từ 300-500 triệu/hecta/năm. Do lợi nhuận cao, người dân đã đổ xô trồng cam sành nên khiến tình trạng “cung vượt cầu”.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Vĩnh Long có trên 17.000 hecta trồng cam sành, tăng gần 3.000 hecta so với năm 2020. Trong đó, Trà Ôn là huyện có diện tích trồng cam sành tập trung nhiều nhất với gần 10.000 hecta, kế đến là huyện Tam Bình với hơn 3.300 hecta và huyện Vũng Liêm là hơn 2.800 hecta.

Với 80.000 tấn cam sành đang tồn trong vườn, ngành chức năng địa phương đã phối hợp với các tỉnh, thành phố trong khu vực để tiến hành “biện pháp” giải cứu, đưa cam sành Vĩnh Long vào thị trường các chợ truyền thống, siêu thị lẫn sàn thương mại điện tử. Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cho biết,

Băng Hiện nay đã kết nối tiêu thụ, kết nối nhiều đơn vị, kết nối tại các chợ đầu mối ở TP.HCM, Hà Nội, kết nối với các quận ở TP.HCM, cơ bản cũng ổn, không quá khó khăn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Công Thương Vĩnh Long trong việc quảng bá và tiêu thụ cam sành từ các nhà vườn trên sàn thương mại điện tử, Shopee và ShopeeFood đã phối hợp cùng Foodmap.asia (Foodmap) triển khai chiến dịch “Giỏ cam yêu thương”.

Tuy nhiên, việc thu mua này cũng chỉ tại những vườn cam trong HTX. Các hộ trồng nhỏ lẻ ngoài HTX vẫn bán cho các thương lái với giá rất thấp, thậm chí không có thương lái đến mua và rất cần sự hỗ trợ kết nối của chính quyền địa phương.

Nhà vườn 'hy sinh' 1 vụ trái để nuôi dưỡng cây cho vụ tới

Nhà vườn "hy sinh" 1 vụ trái để nuôi dưỡng cây cho vụ tới

Trước nỗi khó khăn của nông dân trồng cam sau Tết, Ban-Ngành-Đoàn thể Vĩnh Long đã chung tay “giải cứu” bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, lời khuyên thì chỉ có một, không ồ ạt trồng để “được mùa mất giá”, rồi đốn chặt trong lỗ lã. Trong “bài học” từ cam sành thì vai trò định hướng của ngành nông nghiệp được thể hiện như thế nào?

PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Liêm - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long về nội dung này:

PV: Thưa ông, nguyên nhân khiến trái trái cam sành năm nay rớt giá thảm được chỉ ra là do việc thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh chưa nghiêm ở địa phương. Vậy thì Ngành nông nghiệp đã có “cảnh báo” nào về “hậu quả” của việc tự ý phát triển “nóng” diện tích cam hay không? thông tin chúng tôi nắm được là có nhiều hộ tìm kiếm thuê cho được đất để đổ xô trồng cam ở Vĩnh Long trong thời gian qua?

- Từ thực tiễn sản xuất cam trong những năm gần đây cho hiệu quả kinh tế rất là cao, đạt hàng trăm tỷ đồng/năm. Nhiều hộ đã tích cực chuyển đổi vườn tạo sang trồng cam, thậm chí nông dân mạnh dạn đưa cây cam sành xuống trồng dưới đất ruộng bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn về rủi ro mất an toàn lương thực, cung vượt cầu, khó khăn tiêu thụ.

Chuyện cam sành rớt giá đã được ngành chuyên môn dự báo trước, đến một lúc nào đó khi mà ta phát triển nhiều quá thì điều này sẽ xảy ra. 

PV: Người trồng cam chỉ còn biết trông chờ người tiêu dùng tăng cường “uống nước cam”. Chắc có lẽ tất cả chúng ta đều phải chờ thị trường quyết định?

- Sau Tết thì các khu công nghiệp có công nhân trở lại làm việc, cộng với trời đã vào mùa nắng thì tình hình tiêu thụ có thể tăng dần, góp phần giúp giá cam ổn định lại. Theo chúng tôi, người nông dân bị ảnh hưởng thì hãy chấp nhận một phần nào đó. Trước mắt không trồng thêm diện tích mới, nuôi dưỡng cây đang sinh trưởng để khi giá cam ổn định thì ta tiếp tục phát triển loại cây ăn trái này.

PV: “Bài học” từ cam sành đòi hỏi ngành Nông Nghiệp phải tăng công tác quản lý vùng trồng ra sao để tránh tái diễn tình trạng này thưa ông? 

- Ngành Nông Nghiệp chỉ có vai trò định hướng và tư vấn kỹ thuật, chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp cho giá trị kinh tế cao để người dân sản xuất. Còn lại, quyền quyết định là của người dân. Ai cũng muốn sản xuất thành công, hiệu quả, cuộc sống tốt hơn… nhưng đến khi vượt ngưỡng về nhu cầu thì giá cả thị trường nó sẽ thông báo.

Coi như đây là một “lời cảnh báo” để chúng ta biết đã đến thời điểm cần dừng lại, cân nhắc đầu tư.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Bắt pen', trào lưu độc hại mang hiểm hoạ khôn lường với tính mạng

“Bắt pen", trào lưu độc hại mang hiểm hoạ khôn lường với tính mạng

Những ngày gần đây trên mạng xã hội lan truyền những clip được thực hiện bởi học sinh mang tên "bắt pen", tức là dùng ngón tay chèn vào khu vực cổ, từ đó tạo ra cảm giác "lạ", trải nghiệm "lạ".

Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Hà Nội: Tích cực tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, dồn lực thi công đường Tam Trinh

Nguyên nhân chậm bàn giao mặt bằng là bởi người dân còn khiếu nại về đơn giá bồi thường hỗ trợ còn thấp; nguồn gốc sử dụng đất của nhiều hộ gia đình chưa được quy định trong các văn bản pháp luật để xác định loại đất và áp mức bồi thường hỗ trợ.

Phạt kịch khung để ngăn chặn lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc

Phạt kịch khung để ngăn chặn lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc

Cùng với việc nâng mức phạt từ 16-18 triệu đồng lên mức từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc, Bộ Công an cũng kiến nghị trừ hết điểm đối với hành vi này.

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Đường sắt tốc độ cao sẽ là cú hích để hàng không cải thiện?

Với sự góp mặt của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ngành hàng không có thể phát huy tối đa lợi thế của mình khi tập trung khai thác chặng dài. Không những thế, đường sắt tốc độ cao có thể trở thành cú hích để ngành hàng không tập trung cải thiện dịch vụ, thậm chí giảm giá vé.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Ngoài các dự án đường bộ, cần tiếp tục bàn các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án các sân bay, bến cảng… cho vùng ĐBSCL. Đặc biệt, tỉnh Cà Mau phải nỗ lực hoàn thành dự án sân bay Cà Mau, máy bay cất hạ cánh được vào dịp 30/4/2025.

Phố thuốc trăm năm

Phố thuốc trăm năm

Có bao giờ theo bước chân bộ hành, ta tình cờ bị thu hút bởi một mùi hương đặc trưng, là hương thơm dịu ngọt của hương liệu và thảo mộc, rồi bỗng dấy lên sự tò mò về cả một con phố.

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Tăng thuế thuốc lá thế nào để đạt mục tiêu kép?

Với 15,6 triệu người hút thuốc, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia trên thế giới có số người hút thuốc nhiều nhất. Mỗi năm cả nước có trên 40.000 ca tử vong liên quan các bệnh do thuốc lá gây ra.