Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Người cũ cảnh xưa

Một thời gầu dây

Phương Huyền: Thứ ba 09/04/2024, 09:37 (GMT+7)

Dù đã xa rồi một thời tát nước gầu dây nhưng đó vẫn sẽ mãi là hình ảnh đẹp nhắc nhớ về giai đoạn nông nghiệp truyền thống của cư dân ĐBSCL.

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà?”

Từ bé đã nghe bà, nghe mẹ hát ru bên cánh võng những câu thơ mộc mạc bình dị ấy, nhưng thời thơ ấu làm sao hiểu được hết ý nghĩa của công việc “dẫn thủy nhập điền”. Sau này khi lớn lên, theo cha theo mẹ ra đồng cùng bà con lối xóm mỗi người một tay phụ nhau, mới thấm thía nỗi cơ cực của cha ông từ thời khai hoang mở đất.

Tát nước bằng gầu dây là công việc rất đỗi quen thuộc với nhà nông thuở xưa. Ngày ấy việc tát nước chống hạn cho ruộng đồng đều phải dùng đến sức người với công cụ hỗ trợ là chiếc gầu được đan bằng tre, miệng tròn, lưỡi bằng tre mỏng, to cỡ bốn phân. Gầu được kiềng bằng một khung tre, nức chặt, ép phần tre đan vào trong để khỏi vướng cỏ rác, đất bùn, hai bên miệng và đáy gàu để xỏ dây thừng qua, mỗi đầu dây thừng đều có tay cầm.

Làm gầu dây không khó nên nhà nào có dụng cụ thì tự trang bị cho mình. Gầu đan xong được mang treo ở góc bếp. Nhờ khói bếp, hơi nóng phát ra từ đây mà chiếc gầu có màu vàng ươm rất đẹp, lại bền bỉ theo thời gian.

Một thời gầu dây 

Một thời gầu dây 

Ông Trương Thanh Hùng, Nhà nguyên cứu văn hóa, Ủy viên ban chấp hành hội văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: "Tát nước để làm ruộng hay tát đìa để bắt cá là việc làm khá phổ biến. Gầu thì có mấy loại như gầu song, gầu dây và cái guồng đạp nước bằng tre đan lại, có miệng rộng, phía dưới hẹp như cái hình nón vậy. Có người không đan bằng tre mà kết bằng lá dừa nước" 

Khi tát nước bên bờ ruộng người tát phải “thủ thế” tức là đứng chân trước chân sau. Cúi người buông dây thừng xuống, gàu nước được múc đầy, rồi khi kéo lên phải hơi ngửa người về phía sau sao cho miệng gàu không bị chúi vào bờ ruộng.

Coi vậy chứ phải có kinh nghiệm mới thuần thục được. Những thửa ruộng gần mương hoặc ao, hồ thì việc tát nước đỡ cực, nhưng những thửa ruộng ở xa nguồn nước thì phải tát chuyền rất nhiều chặng. Thế nên vào mùa hạn có gia đình phải huy động cả vợ chồng, con cái đi tát nước. Trẻ con 9, 10 tuổi đã thành thạo việc tát nước như trở lòng bàn tay.

Cô Nguyễn Thị Tám kể, thời hoàng kim, những cơ sở nông cụ ở Vàm Thủ quê cô bán gầu dây rất nhiều. Cứ tới vụ mùa là bà con đến mua nườm nượp. Mùa hạn đến, ban ngày trời nắng chang chang nên việc tát nước thường diễn ra vào ban đêm.

Dưới ánh trăng tròn vành vạnh soi bóng xuống dòng kênh, có cả chục chiếc gầu đang tát nước liên tục. Từng cặp đôi đứng xoay mặt vào nhau, mỗi người cầm lấy hai dây gầu múc lên, đổ vào, từng gầu nước nhịp nhàng, đều đặn. Cứ thế suốt đêm trên bờ ruộng, chiếc gầu miệt mài cõng nước từ dưới mương lên. Tiếng nước hòa lẫn với tiếng cười nói rộn ràng, tạo không khí vui tươi giúp người nông dân quên đi những mệt nhoài, dù mồ hôi đang rơi ướt áo.

Công việc tát nước tưởng chừng đơn giản nhưng kỳ thực chẳng hề dễ dàng chút nào. Hai người phải phối hợp ăn ý thì gầu nước mới không bị tréo dây. Sau mỗi mùa vụ, nhiều cặp cũng nên duyên lứa đôi nhờ những đêm trăng tát nước như thế này.

Sau này xe quạt, rồi đến máy bơm thay thế cho sức người, nhiều gia đình cất trong nhà kho mấy chiếc gầu cùng với những vật dụng lao động khác của một thời gian khó. Bụi thời gian phủ dày, màu nâu sậm đã bạc nhưng chiếc gàu vẫn còn nguyên vẹn vì ngày xưa, ông bà tự tay chọn tre già chẻ lạt, đan gầu rồi gác lên bếp ngăn được mối mọt tấn công.

Một số cơ sở bán nông cụ, trong đó có gầu dây cũng không còn nhập hàng về nữa. Nông nghiệp đã được cơ giới hóa tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL, nhà nông đỡ vất vả hơn trước. Chiếc gầu một thời gắn bó sớm hôm dần trôi vào dĩ vãng, trở thành hiện vật bảo tàng...

Ảnh minh họa Internet

Ảnh minh họa Internet

Ông Trương Thanh Hùng cho biết thêm: "Dĩ nhiên là người nông dân ta cũng có thể sử dụng gùa dây thành thạo vì tập tát gàu tương đối là dễ nhưng mà sử dụng máy móc sẽ gọn hơn nhiều nên gần như hiện nay công đoạn tát nước này người ta đều sử dụng máy móc hết. Bây giờ, đi về vùng nông thôn thậm chí đi về những vùng mà có đìa ở vùng đất của Tây Nam bộ nhât là ở U Minh hay là vùng Tứ Giác Long Xuyên thì thì mình không thấy hình ảnh tát nước bằng gàu nữa đâu mà tát nước bằng máy hết"

Không chỉ tát nước cho ruộng đồng tươi tốt, màu mỡ, gầu dây còn được bà con trưng dụng tát nước đìa bắt cá. Tát đìa bắt cá là phong tục có từ rất lâu đời ở miền tây và trở thành nét văn hoá của người dân nơi đây. Đìa thường có độ sâu khoảng 3 mét và rộng khoảng 20 đến 30 mét tùy vào diện tích đất lớn hay nhỏ. Dưới mương, đìa phải có lục bình, cây khô để cá trú ngụ. Hễ cái mương, đìa nào lâu năm không tát thì có nhiều cá to.

Nhiều nhất vẫn là cá lóc, cá trê, cá rô, cá thác lác...Những năm 70 của thế kỷ trước, gầu dây tát đìa được người dân sáng tạo, sử dùng thùng thiếc nặng gần 20 kg để tát nước từ trong ra ngoài cho đìa cạn.

Nhắc về ký ức một thời tuổi thơ, chị Nguyễn Thị Quyên ở Vĩnh Long kể: "Thì hồi xưa mình hay tát đìa bắt cá, tát nước bằng gàu dây lắm. Vì mình ở quê mà cha mẹ làm nông nữa, mỗi lần tát là cả xóm xúm lại phụ nhau vui lắm. Hiện giờ thì anh chị em lớn lên đi làm công ty hết rồi, tát nước cũng bằng máy móc chứ hông có cùng nhau tát như xưa nữa nên tát nước gàu dây giờ chỉ còn là ký ức tuổi thơ của mình thôi"

Tát đìa là công việc nặng nhọc, tuy mệt nhưng ai nấy cũng phấn khởi. Người lớn bắt cá xong thì đến lượt trẻ con. Ông Trương Thanh Hùng chia sẻ: "Họ tát khoảng 1 tiếng hoặc hơn 1 tiếng là nước trong đìa cạn. Chúng ta cứ hình dung cứ quăn cái gầu xuống rồi kéo lên rất nhịp nhàng, rất cần sức. Tại vì kéo cái gầu 20 lít nước tầm 20kg của 2 người. Khi đìa cạn, người ta bắt hết rồi thì có một lực lượng sẽ xuống bắt hôi, tức là những con cá còn sót lại, đa số là trẻ em"

Dù đã xa rồi một thời tát nước gầu dây nhưng đó vẫn sẽ mãi là hình ảnh đẹp nhắc nhớ về giai đoạn nông nghiệp truyền thống của cư dân ĐBSCL. Mùa tát nước là mùa của sự gắn kết cho tình làng nghĩa xóm thêm bền chặt, cho đôi lứa nên duyên vợ chồng. 

Phương Huyền/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Hà Nội: Phương án phân luồng các tuyến đường trong dịp nghỉ Tết

Hà Nội: Phương án phân luồng các tuyến đường trong dịp nghỉ Tết

Ngày 20/12, Sở GTVT Hà Nội có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.