Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Một mùa cam đắng

Thanh Phê: Thứ năm 07/12/2023, 10:54 (GMT+7)

Cam sành là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL. Cách đây ít năm, nhờ giá cao nên nhiều bà con đã phất lên nhờ loại cây trồng này. Thế nhưng, gần đây, người trồng cam đứng ngồi không yên vì giá đang ở mức thấp.

Từng là loại cây trồng mang lại nhiều kỳ vọng cho bà con ĐBSCL, thế nhưng, thời gian gần đây, giá cam sành rơi xuống mức thấp khiến nhiều nhà vườn ngậm ngùi đốn bỏ. 

Anh Lê Thanh Phong, một thương lái mua, bán cam tại chợ Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chia sẻ: “Cam sành 3.000- 4.000 đồng/kg. Ở vườn có 1.000 đồng/kg hà, cam xịn luôn. Cam đẹp xô luôn, bẻ từ trên cây xuống 1kg/1.000 đồng, vác ra tới xe, không nhất nhì gì hết, một giá một, nhân công không có tính. Nông dân giờ người ta cho mình vô vườn hái mua thoải mái rồi đốn bỏ chứ để làm chi. Quá rẻ, lỗ rồi”.

Cũng theo lời anh Phong, gần đây, giá cam sành xuống thấp, nhiều nhà vườn không còn mặn mà, bán xô cho thương lái để gỡ gạt chút ít, số khác thì bỏ chín rụng. Bởi lẽ, nếu thuê nhân công thu hoạch, vận chuyển, thì không bù đắp nổi chi phí bán cam.

Tâm tình của người bán là vậy. Còn đối với bà con nông dân trực tiếp canh tác cam sành thì coi như vụ này mất trắng. Nhà canh tác 1 ha cam sành đã 6 năm tuổi, dự kiến từ đây tới tết Nguyên đán sẽ cung cấp ra thị trường cỡ 20 tấn trái.

Thế nhưng với tình hình giá cả và chi phí hiện nay, anh Trương Minh Khanh, Xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp mấy ngày nay buồn rười rượi: “Thương lái họ trả chỉ có 2.000 đồng/kg nên tôi chưa quyết định bán. Vườn cam này chín từ từ, bây giờ tới tết chắc cũng cỡ 20 tấn mà giá thấp quá. Thấy số trái chín cũng được một mớ rồi, ít bữa kêu lái bán đại. Đợt này đầu tư cỡ 60 triệu vô đầy mà giá cả này thì lỗ vốn. Kiểu này năm tới chuyển sang cây khác”.

Cam sành rớt giá

Cam sành rớt giá

Tình cảnh cũng tương tự với ông Nguyễn Văn Công, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, với hơn 30 công đất, trong đó, trồng cam sành chiếm trên 60%. Tuy nhiên, số diện tích này ông đã trồng xen khoảng 300 gốc sầu riêng để lấy ngắn nuôi dài: “Cây cam giờ thấy cũng không mặn mà gì lắm. Bây giờ mình trồng rồi mình rửa cam chỗ sầu riêng cho nó trống trống một lỗ vậy đó. Lấy ngắn nuôi dài. Người trồng chanh, người lấy đất trồng mía, người lấy đất trồng đu đủ, đủ kiểu hết”.                  

Có thể thấy, những năm gần đây, phong trào trồng cam sành phát triển rộng khắp ở nhiều nơi tại ĐBSCL. Nguyên nhân do nhiều người cho rằng, đây là loại cây trồng chỉ cần trồng vài năm là cho trái, thu nhập cao trước mắt, đặc biệt trong mùa nghịch. Tuy nhiên, còn nhớ thời điểm đầu năm nay, nhiều người “hú vía” vì cam sành đột nhiên rớt giá mạnh còn khoảng 2.000-5.000 đồng/kg, phải nhờ giải cứu.

Trước tình trạng giá cam xuống thấp, càng làm càng lỗ. Ông Nguyễn Phước Hải ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã quyết định đốn bỏ toàn bộ vườn cam sành của gia đình: “Mình không có tiền thôi bỏ cho rồi chứ để càng đeo càng chết. Cam nó rẻ, phân mắc rồi thuốc mắc nữa làm không ăn. Xót ruột lắm, bây giờ nếu đeo thì không được”.

Việc cam sành xuống giá thời gian gần đây theo các chuyên gia bắt nguồn từ việc cung vượt cầu. Loại trái cây này chủ yếu tiêu thụ trong thị trường nội địa, bà con còn canh tác theo kiểu truyền thống, trái cam chưa bảo quản được lâu. Thêm vào đó, một số loại dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cây và trái cam.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Cam sành ở địa phương chủ yếu trồng ở xã Long Thạnh, Tân Long, Thạnh Hòa với số lượng cỡ vài ngàn ha. Diện tích cam sành hiện nay giảm nhiều, bà con chuyển sang mít, sầu riêng, và một số loại cây trồng khác. Cam sành và quýt khó trồng, khoảng 1-2 thước 1 cây. Trồng 1- 2 đợt phá bỏ trồng cây khác. Vì cam sành thường bị bệnh vàng lá, thối rễ. Trồng vài năm là bị. Cũng có quy hoạch trồng cam sành để đa dạng hệ sinh thái, đa dạng cây trồng nhưng diện tích không lớn. Không khuyến khích loại cây nào nhiều hết”.

Dù là cam sành hay bất kỳ loại cây trồng nào khác, việc nghiên cứu để phát triển bền vững luôn là yêu cầu tất yếu. Bên cạnh sự nỗ lực, định hướng của địa phương, người dân cũng cần nắm bắt thị trường, đa dạng cây trồng, không chạy theo phong trào, phát triển nóng để tránh những hệ lụy về sau. 

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tăng mức phạt, vi phạm giao thông qua Quảng Bình dịp Tết sẽ giảm

Tăng mức phạt, vi phạm giao thông qua Quảng Bình dịp Tết sẽ giảm

Sau hơn nửa tháng triển khai Luật TT ATGT đường bộ và Nghị định 168 , tại Quảng Bình, nơi có tuyến QL1A, đường mòn Hồ Chí Minh và một số tuyến QL trọng điểm đi qua tình hình TTATGT luôn diễn biến phức tạp thì các vi phạm đã giảm nhiều.

Cho rẽ phải liên tục ở nút giao, đường rộng bao nhiêu?

Cho rẽ phải liên tục ở nút giao, đường rộng bao nhiêu?

Như VOVGT đã thông tin, Sở GTVT Hà Nội đang tiến hành khảo sát hiện trạng các nút giao trên địa bàn Thành phố và cho rằng, để tổ chức rẽ phải tại nút giao, phải đáp ứng các điều kiện về hạ tầng để tổ chức làn đường rẽ phải, về kích thước hình học.

CSGT xử lý nhiều vi phạm dịp cuối năm

CSGT xử lý nhiều vi phạm dịp cuối năm

Sau gần 2 tuần Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông có hiệu lực, tình hình giao thông tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã có chuyển biến tích cực.

Bách hoa bộ hành, cổ phục xuống phố

Bách hoa bộ hành, cổ phục xuống phố

Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025 và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.

Hàng chục chuyến xe 0 đồng đưa sinh viên về quê đón Tết

Hàng chục chuyến xe 0 đồng đưa sinh viên về quê đón Tết

Sáng nay, tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, hơn 1100 sinh viên từ 45 trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn đã được hỗ trợ vé xe miễn phí để về quê đón Tết cùng gia đình sau 1 năm xa nhà.

TP.HCM: Rác thải 'bủa vây' rạch Cầu Bông

TP.HCM: Rác thải "bủa vây" rạch Cầu Bông

Thời gian vừa qua, Hotline và Fanpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng rác thải 'bủa vây' rạch Cầu Bông (quận Bình Thạnh, TPHCM) khiến cho con rạch bị thu hẹp dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Hạ tầng quan trọng nhưng ý thức mới là  điều kiện tiên quyết để đảm bảo ATGT

Hạ tầng quan trọng nhưng ý thức mới là điều kiện tiên quyết để đảm bảo ATGT

Hạ tầng giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường cũng có vai trò không nhỏ hỗ trợ người dân tuân thủ và chấp hành quy định trong tham gia giao thông. Tuy nhiên, hơn hết vẫn là ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi người dân.