Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Mảnh sân nhà tập thể

Ái Kiều: Thứ bảy 13/04/2024, 14:07 (GMT+7)

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bà Huệ và bà Ly không có hẹn trước nhưng ngày nào cũng gặp gỡ nhau ở mảnh sân chung trước khu nhà tập thể Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Một mảnh sân dù không rộng nhưng đủ các dụng cụ thể thao, ghế đá nghỉ chân để ngồi ngắm nhìn dãy nhà cũ với tường vàng đã ngả màu thời gian, với ô cửa sổ đầy hoa leo thơm mùi khói bếp.

Nơi mảnh sân chung mỗi chiều đều đặn diễn ra những hoạt động gắn kết cộng đồng

Nơi mảnh sân chung mỗi chiều đều đặn diễn ra những hoạt động gắn kết cộng đồng

Cuộc sống ở mỗi khu tập thể cũ, ở mảnh sân chung là mảng màu hoàn toàn khác với ngõ phố sầm uất cách vài bước chân.

Những lời hỏi thăm thân tình, những chuyện nhà, chuyện xóm là chủ đề của các cụ đã ngoài 80. Điểm hẹn quen thuộc vào mỗi chiều này là nơi họ hít thở không khí ngoài trời, tập thể dục, tìm bạn chuyện trò thêm khỏe mạnh và vui sống:

PV: Khu mình có sân này có thích không bà?

- Thích chứ. Không khí trong lành, thoáng. Nhiều nhà không có sân ngồi vào đâu. Nói chuyện trò, tập thể dục ở đây, thân tình. Thỉnh thoảng có đám cưới.

- Nhiều lắm, tụi trẻ vào chơi có hôm đông đấy. Cũng hay đến đây lắm. 

Những đứa trẻ có không gian chơi mỗi chiều

Những đứa trẻ có không gian chơi mỗi chiều

Đi bộ sang ngay khu nhà bên với một mảnh sân riêng, ông Phạm Công Nông chiều nào cũng cùng cháu nội luyện cầu lông. Khi ngồi nghỉ ngơi, ngắm nhìn nơi mình gắn bó gần bốn chục năm đời người, ông thấy đổi thay của những nếp nhà, của những người hàng xóm khi mảnh sân chung đang dần hẹp lại. Nhưng không vì thế mà tình cảm láng giềng bớt đong đầy:

"Con cái cưới cũng có sân tổ chức đám cưới cho chúng. Có việc gì bà con hàng xóm giúp nhau chứ quê hương mỗi người một nơi chỉ lên được ít người nên phải nhờ bà con ở đây, bạn bè quen biết đến giúp".

PV: Thế chiều nào ông cháu cũng xuống đây chơi đấy ạ. Thế con thường đánh cầu lông với ông à?

- Thỉnh thoảng, ông hay chơi thắng con. Chơi đánh cầu lông không có người chơi cùng thì con chơi một mình dưới này. 

Ở một sân chung khác trong vùng, chị Thủy cùng đủ các thế hệ trong gia đình quây quần với nhiều hoạt động. Nếu cụ ông gần trăm tuổi ngồi hóng gió xem ông con cả ngoài 70 chơi cầu lông thì đứa chắt nội đang chạy vòng quanh sân nhà tập thể:

"Ông là ông nội chị, cụ của bé này. Ông con giai của cụ đây. Có sân chơi thì tốt, gắn kết quá. Tối đến bọn chị có dân vũ ở đây. Có sự kiện của phường bên này được tổ chức".

Nơi mảnh sân chung mỗi chiều đều đặn diễn ra những hoạt động gắn kết cộng đồng: thể dục thể thao, hỏi thăm trò chuyện, cả gia đình cùng chia sẻ mệt nhọc sau một ngày dài bên ngoài chứ không phải đóng cửa gặm nhấm niềm vui, nỗi buồn riêng.

Với nhiều người, mảnh sân nhà tập thể lưu giữ kỷ niệm ngày cũ khi một thời, bao nhà còn dùng chung một bể nước, nơi vừa để giặt giũ, tắm rửa rồi ngước lên cao là chằng chịt giây thép tự chăng với áo quần bay phấp phới.

Điểm hẹn quen thuộc vào mỗi chiều này là nơi họ hít thở không khí ngoài trời, tập thể dục, tìm bạn chuyện trò thêm khỏe mạnh và vui sống

Điểm hẹn quen thuộc vào mỗi chiều này là nơi họ hít thở không khí ngoài trời, tập thể dục, tìm bạn chuyện trò thêm khỏe mạnh và vui sống

Còn sân tập thể ngày nay vẫn là nơi cư dân gặp gỡ, giao lưu hàng ngày giữ lại sự quan tâm, chia sẻ trực tiếp với hàng xóm láng giềng chứ không phải là những cộng đồng cư dân gặp nhau trên một nhóm chat.

Mảnh sân chung giúp các khu nhà tập thể giống một ngôi làng nhỏ khi hàng xóm láng giềng vẫn cùng xắn tay giúp đỡ mỗi khi nhà ai có việc cần. Sống với nhau độ chục năm cả khu nhà thuộc lịch giỗ chạp của hàng xóm. Họ biết trước như thế và chuẩn bị từ sớm để nhường chỗ cho gia đình có việc.

Những cái sân chung được quét dọn sạch sẽ mỗi ngày, phủ xanh cây cỏ, đủ thấy người dân đang nâng niu từng không gian cộng đồng vốn dần thu hẹp hoặc không có trong thiết kế của nhiều khu đô thị mới.

Còn với những bộ hành qua phố, nếu có bắt gặp một sân nhà tập thể ấy chính là lúc được cảm nhận không khí đầm ấm của tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm khi ngồi xuống, lắng nghe một câu chuyện nhỏ của người xung quanh. 

Ái Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

TP.HCM: Mong thoát cảnh kẹt xe khi Quốc lộ 13 được đầu tư 20.000 tỷ

Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn TP.HCM chỉ dài gần 6km nhưng suốt hai thập kỷ qua chưa thể mở rộng, trong khi đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai thi công mở rộng lên 6 - 8 làn xe.

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Người khuyết tật vẫn khó sử dụng xe buýt

Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, nhưng số lượng người khuyết tật trực tiếp tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng rất thấp, đặc biệt là những người khuyết tật vận động. Vậy đâu là lí do khiến người khuyết tật ngại hòa nhập cộng đồng?

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Mong chờ một diện mạo mới của du lịch đường sông

Du lịch đường sông đang nổi lên như một loại hình dịch vụ quan trọng của ngành du lịch ĐBSCL khi vùng sở hữu thế mạnh sông nước với 28.000 km đường thủy. Mới đây nhất, cú bắt tay giữa TP.HCM và ĐBSCL đã “phác họa” được 22 tuyến và 4 trung tâm trung chuyển hành khách để phát triển ngành du lịch.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.