Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Lối thoát hiểm phòng cháy thứ 2, sao chưa quy định cứng thay vì hô hào?

Hoàng Hà: Thứ năm 11/08/2022, 16:05 (GMT+7)

Mới đây, thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, kêu gọi người dân mở “lối thoát nạn thứ 2” để phòng hỏa hoạn.

 

Ám ảnh về nhiều vụ cháy xảy ra liên tục, gây thương vong trên địa bàn Thủ đô, kể từ khi về sinh sống tại căn hộ tầng 1, dãy nhà B7 tập thể Vĩnh Hồ, phường Thịnh Quang, Đống Đa, ông Trần Quế đã tự tay tháo bỏ song sắt cửa sổ phía sau nhà, để thoát nạn khi có sự cố.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại bởi ở đây vẫn còn hàng trăm căn hộ có chuồng cọp kiên cố, đặc biệt dãy nhà B6 có lối đi ở giữa, khi có hỏa hoạn sẽ không có lối thoát.      

"Nhà tôi ở tầng 1 cũng tiện là có cửa sổ, lúc về tôi thấy có song sắt nhưng về sau tôi phá đi, tôi làm cánh cửa và chỉ cài ở phía trong. Tôi dặn các cháu giả sử có vấn đề chỉ cần đạp bung cánh cửa ra là xong.

Còn các nhà khác trên tầng nói chung cũng nên nghĩ chuyện thoát hiểm, chứ làm chuồng cọp kín bưng thì không thoát được. Cháy nổ xảy ra nhiều rồi, phải lường trước sự việc chứ không ai nói trước được điều gì", ông Quế cho biết.

Chuồng cọp được quây kiên cố bằng sắt thép, không có lối thoát nạn thứ 2 tại Khu tập thể Vĩnh Hồ, Thịnh Quang, Đồng Đa, Hà Nội.

Chuồng cọp được quây kiên cố bằng sắt thép, không có lối thoát nạn thứ 2 tại Khu tập thể Vĩnh Hồ, Thịnh Quang, Đồng Đa, Hà Nội.

Trước những mất mát, thương vong lớn từ các vụ hỏa hoạn, người dân Hà Nội đang rục rịch trổ lối thoát hiểm từ các chuồng cọp.

Tuy nhiên việc mở lối thoát nạn thứ 2 đối với những dãy nhà san sát trong những con ngõ hẹp và dài hàng trăm mét là khó khả thi và phụ thuộc nhiều vào ý thức của mỗi người dân.

Một số người dân chia sẻ:

"Tôi là người đi trổ cửa cho người dân trong tập thể, mấy nhà trên tầng bao giờ cũng có chuồng cọp, nhưng mới đây họ cũng đã làm cửa thoát hiểm vì sợ cháy".

"Cái thoát hiểm này nhà nước đã thông báo cho người dân lâu rồi, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào ý thức con người, trước hết mình phải biết lo cho chính mình".  

9c0700febdb878e621a9

Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, nguyên Giám đốc Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội khẳng định, lối thoát nạn thứ 2 là yêu cầu cơ bản để đảm bảo thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, điều kiện mở được hay không lại phụ thuộc vào từng công trình cụ thể để có giải pháp phù hợp.

"Phụ thuộc vào lịch sử để lại tùy công trình mới có giải pháp phù hợp. Bây giờ qua quá trình cơ nới cứ lồng sắt, cũi thép bao vây thì làm sao thỏa mãn điều kiện được. Vì vậy người dân phải nâng cao ý thức, chủ động và tự giác", Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho biết.

Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng, kĩ sư Nguyễn Văn Tân chia sẻ, theo quy định hiện hành thì nhà ở hộ gia đình chưa bắt buộc phải có 2 lối thoát nạn, còn với nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thành phố Hà Nội đang yêu cầu 100% phải có lối thoát nạn thứ 2.

Tuy nhiên, trước thực trạng nhà dân được xây dựng và bao bọc khá kiên cố, việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác mở lối thoát nạn thứ 2 là cần thiết.

"Lối thoát nạn thứ 2 có rất nhiều hình thức, thêm cầu thang cũng là một lối thoát nạn, nhưng có thể từ ban công nhà nọ sang nhà kia, hoặc trên mái từ nhà nọ sang nhà kia cũng là lối thoát nạn, hoặc ở phía sau còn đất thì trổ thêm cửa phía sau; nhà liền kề nhà nọ liền nhà kia bằng một tấm thấp hoặc song sắt làm có chìa khóa, miễn sao thoát từ đám cháy sang vị trí khác, đảm bảo an toàn. Còn lại lối thoát nạn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn để an toàn cho các cơ quan doanh nghiệp yêu cầu rất kĩ", kĩ sư Nguyễn Văn Tân cho biết.

Hàng trăm ngõ nhỏ rộng chưa tới 1m, sâu hun hút cả trăm mét tại khu vực phố cổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hàng trăm ngõ nhỏ rộng chưa tới 1m, sâu hun hút cả trăm mét tại khu vực phố cổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Kĩ sư Phạm Văn Phước, Cán bộ An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ công trường xây dựng cho rằng, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao và nhiều ngõ ngách, đặc biệt trong khu vực nội đô người dân thường cơi nới bằng những chuồng cọp, lồng sắt để tối đa hóa tiện ích và đảm bảo an ninh trật tự. Vì vậy, việc mở lối thoát nạn thứ 2 sẽ vô cùng khó.

"Việc hàn sửa chữa không có bạt chống cháy để che muỗi và xỉ hàn; không có người cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn tiềm ẩn trong quá trình thực hiện, đấy là cái bất cẩn. Ở đây có thể do đơn giá, nếu gọi một đơn vị chuyên nghiệp vào thì sẽ đảm bảo được nhưng giá thành sẽ cao.

Làm công tác an toàn, về nguyên tắc ngành điện hay hàn làm phát sinh nhiệt không phải tính một công hàn trong một buổi là xong mà phải có thiết bị kèm theo và một người cảnh giới, phải tính bằng 2 công và các thiết bị nữa thì người ta lại chế đắt không làm", Kĩ sư Phước nêu ý kiến.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn khác, chuyên gia đô thị KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam khẳng định, các quy định hiện hành khá đầy đủ về công tác phòng cháy, thế nhưng việc thực thi pháp luật chưa nghiêm cùng với sự buôn lỏng trong quản lý đã và đang gây ra những vụ việc đau lòng, những cái chết oan uổng. Vụ cháy tại Cầu Giấy ngày 1/8 gây thương vong cho 3 chiến sĩ cảnh sát là bài học cực kỳ đau xót về công tác quản lý đô thị.

"Hà Nội quá buông lỏng quản lý, đừng để những sự việc đau lòng xảy ra nữa. Có 3 biện pháp, thứ nhất cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải kiểm tra kỹ các hồ sơ xin phép cải tạo và xây dựng mới ở trong đô thị; phải đảm bảo bằng được vấn đề cháy nổ; thứ hai khi xây dựng phải có kiểm tra và thứ ba là hậu kiểm, phải tăng cường công tác kiểm tra, bên cạnh việc tuyên tuyền diễn tập cho bà con thấy, nếu làm tốt thành phố sẽ bình yên", KTS Phạm Thanh Tùng cho biết. 

692b7b92c6d4038a5ac5

Việc Hà Nội kêu gọi người dân mở lối thoát nạn thứ 2 là cần thiết, thế nhưng đây không phải lần đầu chính quyền thành phố vận động nhân dân. Không lẽ Hà Nội cứ mãi hô hào sau mỗi vụ việc và rồi lại “chìm xuồng” theo thời gian. Vì thế cần phải luật hóa các yêu cầu, quy định bắt buộc khi cấp phép xây dựng hay sửa chữa nhà ở; tăng cường quản lý, giám sát của chính quyền cấp cơ sở trong công tác phòng cháy và đặc biệt là hậu kiểm.  

Góc nhìn này VOV Giao thông qua bình luận: “Quy định về phòng cháy, đừng để mất bò mới lo làm chuồng”.

Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản dưới luật hiện hành đã đề cập các quy định về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình nhà ở. Trong đó, với nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên và nhà ở kết hợp kinh doanh quy định khá chặt chẽ về phương án phòng cháy.

Tuy nhiên, quy chuẩn số 06/2021 không bắt buộc áp dụng phương án phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 6 tầng trở xuống.

Ngoài những quy định chung, Hà Nội cũng đã quy định khá cụ thể mật độ, cao độ và số tầng được phép xây dựng và phương án phòng cháy cho từng khu vực. Đặc biệt đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có tụ tập đồng người như karaoke yêu cầu bắt buộc phải có phương án phòng cháy, lối thoát nạn thứ 2 phải đảm bảo phân tán.

Các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, văn phòng công ty, trường học đều được tập huấn, cấp chứng chỉ về cứu hộ cứu nạn, số lượng thành viên đội phòng cháy cơ sở cũng đã tăng lên.

Tuy nhiên, thực tế ở Hà Nội cho thấy, các vụ cháy chủ yếu xảy ra tại các đơn vị kinh doanh có điều kiện như siêu thị, nhà hàng, quán karaoke và ở nhà thấp tầng, thậm chí là phòng trọ.

Đây là điều mà lãnh đạo thành phố cần phải nhìn nhận lại, nghiên cứu kĩ lưỡng, bổ sung các quy định bắt buộc về phòng cháy khi cấp phép xây dựng, kể cả đối với nhà thấp tầng. Bởi mật độ dân cư, tập quán buôn bán nhỏ lẻ và sinh sống của người dân Hà Nội có đặc thù riêng.

Theo các chuyên gia đô thị, sau nhiều năm phát triển, Hà Nội có nhiều ngõ ngách, đa phần dân cư sinh sống trong các ngõ nhỏ, lối vào hẹp chỉ từ 1-1,5m, thậm chí có những ngõ/ngách rộng chưa tới 1m, nhà cửa san sát. Sự tồn tại phổ biến của những phố nhỏ, ngõ nhỏ cùng cộng đồng dân cư đông đúc đang là thách thức đối với công tác phòng cháy, bởi xe thang cứu hỏa sẽ không vào được, việc đưa lăng và vòi chữa cháy có kích thước từ 30-45m rất khó khăn.

Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội nên tham khảo mô hình kiến trúc ô bàn cờ trong phòng cháy chữa cháy, mở rộng các ngõ ít nhất 4m mới đảm bảo xe cứu hỏa vào được. Tuy nhiên, thực tế cháy nổ ở phố cổ Hà Nội vẫn rất phức tạp, ngay cả những khu bàn cờ.

Đây là hệ qảu sau nhiều năm khai thác, mô hình ô bàn cờ ít nhiều đã bị xê dịch, thay đổi, tạo ra những ngõ sâu hun hút, bàn cờ 4 phía cũng không luồn được vào ngõ. Vì thế nếu áp dụng theo mô hình này, Hà Nội cần phải thực hiện đúng thiết kế, không để xảy ra tình trạng cơi nới, phá vỡ kiến trúc ban đầu thì việc phòng cháy mới hiệu quả.

Bên cạnh đó, hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa quy định pháp luật với thực tế thiết kế kiến trúc đô thị, giữa mong muốn của giới quản lý với mong muốn của người dân và khả năng thực hiện của họ. Vì thế việc kiểm soát phòng cháy cũng cần được thực hiện theo những cấp độ khác nhau.

Với những công trình xây mới bắt buộc phải có phương án phòng cháy, muốn làm được điều này ắt phải giãn mật độ xây dựng trong độ thị, kiên quyết thực hiện theo đúng tiêu chuẩn phòng cháy.

Với những công trình đang tồn tại, vừa phải giám sát chặt chẽ nhưng cũng vừa tư vấn với hiện trạng đó người dân nên thiết kế thế nào để mở lối thoát hiểm an toàn.

Để hạn chế những vụ việc đáng tiếc xảy ra, ý thức tự giác của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình là vô cùng quan trọng. Thế nhưng chính quyền cấp phường/xã cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết dừng hoạt động đối với những cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy.

Đặc biệt phải tăng cường hậu kiểm, gắn trách nhiệm người đứng đầu phường/xã nếu để xảy ra ra cháy nổ, thậm chí là truy tố hình sự nếu buông lỏng quản lý để xảy ra hỏa hoạn.

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.