Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Huy Hoàng: Chủ nhật 19/02/2023, 11:27 (GMT+7)

Tháo gỡ tín dụng cho BĐS trong giai đoạn này là một động thái cần thiết, tuy vậy điều mà nhiều doanh nghiệp bất động sản, tổ chức tín dụng và người mua nhà quan tâm đó chính là cần tháo gỡ đồng thời các nút thắt mang tên cơ chế, pháp lý. Bởi nếu chỉ gỡ khó khăn về vốn thôi là chưa đủ. 

Nếu nhận xét thị trường bất động sản nước ta đang ở thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng chắc không có nhiều ý kiến phản đối. Hoặc nếu cho rằng việc kinh doanh nhà đất hiện nay đang rơi vào cảnh bị “đóng băng” hẳn cũng không ít ý kiến đồng tình.

Với việc các tổ chức tín dụng siết chặt cho vay, kiểm soát các danh mục cấp tín dụng đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn vì thiếu vốn triển khai dự án, thiếu cả nguồn để chi trả lương thưởng phúc lợi dẫn đến việc phải sa thải, cắt giảm nhân sự hàng loạt.

Tuy vậy, việc các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát triển quá nóng, thiếu bền vững như thời gian thoạt nhìn có vẻ như mang đến một không khí đầu tư sôi động nhưng thực chất lại không khác gì những quả bom nổ chậm chỉ cần 1 ngòi nổ nhỏ cũng đủ sức làm sụp đổ cả thị trường.

Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành tìm cách tháo gỡ nút thắt tín dụng có thể được xem là “cơn mưa rào giữa cánh đồng khô hạn”.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Ngay sau chỉ đạo này, Ngân hàng nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nới room tín dụng cho bất động sản, Bộ Xây dựng đề xuất gói hỗ trợ tài chính trị giá 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhiều địa phương chủ động đưa ra giải pháp đồng hành với doanh nghiệp…tất cả cho thấy tín hiệu lạc quan bước đầu cho thị trường có giá trị vốn hóa hàng triệu tỷ đồng.

Chỉ đạo của Thủ Tướng và sự điều chỉnh của các Bộ ngành địa phương nhằm tháo gỡ nút thắt tín dụng vào thời điểm này là hoàn toàn chính xác bởi nhiều doanh nghiệp, dự án đã bắt đầu không còn đủ sức để cầm cự.

Tuy nhiên, một việc quan trọng khác mà các bên liên quan cần dành nhiều sự quan tâm chính là khẩn trương tham mưu, đề xuất và thông qua những Nghị quyết quan trọng để tháo gỡ những trở ngại mang tên pháp lý, cơ chế trong đầu tư phát triển nhà ở.

Giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản nước ta được dự báo sẽ còn tồn tại trong ít nhất 1 đến 2 năm nữa và chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn tháo gỡ vướng mắc, phục hồi thị trường.

Tuy vậy, cũng có thể xem đây là cơ hội để làm sạch, làm mới thị trường theo hướng minh bạch và bền vững hơn.

Cần mạnh tay thanh lọc những doanh nghiệp làm ăn chụp giật, từng bước loại bỏ tư duy đầu cơ, làm giá, trục lợi, trả việc mua bán bất động sản trở về đúng bản chất của nó là giải quyết nhu cầu về nhà ở…

Đồng thời nên có biện pháp hỗ trợ và đồng hành với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, dành nhiều nguồn lực hơn để giải quyết câu chuyện nhà ở đô thị có mức giá phù hợp để từng bước khôi phục hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản theo hướng căn cơ, bền vững hơn.

Chỉ có sự quyết tâm, hợp sức đồng lòng, cùng nhau vượt khó của các bên liên quan dựa trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” thì thị trường bất động sản nước ta mới có hi vọng vượt qua được giai đoạn nhiều giông bão như hiện nay.

Ý kiến của bạn
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Muốn bền vững phải tạo sự đồng thuận

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Muốn bền vững phải tạo sự đồng thuận

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang thu hút nhiều sự quan tâm của chuyên gia và người lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, các đề xuất cần giải quyết được những vấn đề bất cập trong đời sống hiện nay.  Có như vậy, mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân và mang tính “bền vững”. 

Khi những dòng sông “kêu cứu” và thế hệ trẻ đáp lời

Khi những dòng sông “kêu cứu” và thế hệ trẻ đáp lời

Chỉ sau hơn ba tháng thành lập, các bạn trẻ thuộc nhóm tình nguyện “Hà Nội Xanh” đã có mặt tại nhiều khu vực lòng sông, kênh mương ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội để ngâm mình thu dọn rác - một hoạt động mà khi trông thấy nó, nhiều người đã không khỏi rùng mình.

Số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng theo xử lý vi phạm nồng độ cồn

Số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng theo xử lý vi phạm nồng độ cồn

Sau hơn 2 tháng cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT trên toàn quốc xử lý hơn 80.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 4.000 ô tô và gần 76.000 mô tô, xe máy. Đáng chú ý, không ít chủ phương tiện, nhất là mô tô, xe gắn máy bỏ phương tiện, không chấp hành quyết định xử phạt.

Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có ‘vùng cấm’

Xử lý vi phạm nồng độ cồn, không có ‘vùng cấm’

Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM trong năm 2022 lực lượng CSGT đã xử lý khoảng 55.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm khoảng 25% số trường hợp vi phạm bị xử lý.

Bắt nghi phạm người nước ngoài sát hại nữ nhân viên công ty ở Bình Dương

Bắt nghi phạm người nước ngoài sát hại nữ nhân viên công ty ở Bình Dương

Sau khi ra tay sát hại nữ nhân viên của công ty, Yang ZhongWu đã bỏ trốn và bị bắt giữ lại Gia Lai.

Hà Nội chiếm hơn 14% tổng số vi phạm nồng độ cồn của cả nước

Hà Nội chiếm hơn 14% tổng số vi phạm nồng độ cồn của cả nước

Qua 3 tháng thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT Hà Nội xử lý hàng chục ngàn phương tiện vi phạm, phạt tiền 106,3 tỷ đồng, tăng 58,6% so với cùng kỳ. Qua tổng hợp chung của Bộ Công an, Hà Nội chiếm 14,1% tổng số xử lý vi phạm nồng độ cồn của cả nước.

Nên tăng trần hay bỏ hẳn trần giá vé máy bay?

Nên tăng trần hay bỏ hẳn trần giá vé máy bay?

Bộ GTVT dự kiến từ quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 sẽ điều chỉnh khung giá dịch vụ hàng không. Thông tin này một lần nữa làm nóng câu chuyện trần giá vé máy bay. Liệu nên tăng trần hay bỏ hẳn trần giá vé? Điều gì sẽ tốt cho cả doanh nghiệp và hành khách?