Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Linh hoạt chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế những tháng cuối năm

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ hai 24/07/2023, 21:49 (GMT+7)

Trước những biến động và nhiều yếu tố "đa khủng hoảng" xảy ra trên thế giới cũng như trong nước, Việt Nam đã có những điều chỉnh về mặt chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng.

Ảnh minh họa: Vnmedia

Ảnh minh họa: Vnmedia

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, trong bối cảnh quốc tế và trong nước thời gian qua có rất nhiều biến động và nhiều yếu tố "đa khủng hoảng", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" trước đó sang "chắc chắn" và đến nay, tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn".

Tại buổi tọa đàm diễn ra mới đây, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, đây là những yêu cầu phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, đặc biệt là với chính sách tiền tệ:

"Chúng ta nhìn thấy, chữ nới lỏng đã được sử dụng thay cho chữ chặt chẽ, chắc chắn. Thứ 2 phấn đấu giảm ít nhất 1,5% đến 2% lãi suất cho vay, chỉ tiêu tín dụng đã ở quanh 14%. Cái điểm thứ 2 mà chúng ta nhìn thấy ở đây là dư địa, tính lâu dài, ổn định của chính sách bắt đầu xuất hiện. Lần này, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng được xác định ít nhất là cho đến hết năm nay. Thông điệp đưa ra mang tính rõ ràng, vừa có thời hạn đề ra để doanh nghiệp tiên liệu trước được để có kế hoạch, kịch bản. Ngoài việc nới lỏng, thì Chính phủ cũng củng cố nền tảng sang ngân hàng".

Các chuyên gia khẳng định chính sách điều chỉnh này sát với tình hình quốc tế và trong nước, mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp đang khát vốn. Hiện nay giá cả, lạm phát trên thế giới về cơ bản đã chững lại, áp lực đối với lạm phát, tỉ giá trên thế giới đã giảm nhiệt. Ở trong nước, lạm phát lõi cũng đang giảm dần, dù giảm chậm hơn.

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực phân tích kinh tế qua 2 quý vừa qua mặc dù có tiến triển hơn nhưng vẫn còn rất khó khăn, chịu tác động lớn các yếu tố đặc biệt bên ngoài và những yếu tố nội tại: "Rõ ràng bây giờ chúng ta cần phải thay đổi chính sách phù hợp để: một là phục hồi và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế; hai là nới lỏng nhưng linh hoạt tức là vẫn phải đảm bảo mục tiêu là ổn định được kinh tế vĩ mô và cuối cùng cũng phải phối hợp đồng bộ hơn với các chính sách khác, trong đó có chính sách tài khóa, giải ngân đầu tư công, kể cả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì chúng ta mới bảo đảm được và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra".

Chia sẻ các kinh nghiệm của các nước trên thế giới điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: "Với những nước như Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt Nhật Bản mặc dù họ tập trung nhiều hơn vào cái hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng, nhưng mà họ vẫn theo dõi rất chặt chẽ biến động của lạm phát, để khi cần họ có thể điều chỉnh ít nhiều chính sách tiền tệ. Như vậy, tôi nghĩ rằng ở đây bài học là phải rất rõ thông điệp, minh bạch điều đó, như cộng với tính linh hoạt và sự khéo léo để làm sao đạt được cả hai mục tiêu".

Cùng với chính sách tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khắc phục ngay tình trạng sản xuất, kinh doanh trì trệ của doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, đây là vấn đề cần giải quyết hiện nay.

Phó Tổng Thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn mong muốn, các chính sách tài khóa, tiền tệ và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn của Chính phủ sớm được thực thi: "Hiện tại nhiều doanh nghiệp tại nhiều ngành hàng cũng cho biết việc việc vay được vốn rẻ vẫn đang rất khó khăn. Cho nên làm sao những chính sách tiền tệ như thế này phải đi nhanh vào thực tiễn và làm sao những doanh nghiệp cụ thể có thể vay vốn được với lãi suất hợp lý và có thể thúc đẩy được hoạt động kinh doanh".

Ngoài ra, giải pháp hiện tại ưu tiên tập trung vào chính sách tiền tệ theo hướng kéo mặt bằng lãi suất xuống và tăng cung tiền để làm sao tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn là chính sách rất trúng và cần thiết.

Thông tin trong nước và quốc tế

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

# Chính phủ vừa ban hành Quyết định về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, trong đó có việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

# Chính phủ cũng vừa giao Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu kiến nghị cho phép Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán trái phiếu như tiền gửi ngân hàng.

# Những tháng tới, Bộ NNN&PTNT sẽ tập trung thúc đẩy xuất khẩu nông sản vào 3 thị trường lớn gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. (VN+)

Trước đó, lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 7, hoạt động nhập khẩu hàng hóa vẫn giảm sâu hơn chiều xuất khẩu, khiến cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu vọt lên 13,25 tỷ USD. 

# Theo Dat Xanh Service, 6 tháng cuối năm nay sẽ là thị trường của người mua, khi các DN áp dụng chính sách ưu đãi trong phương thức chi trả. 

# Còn Savills dự báo, khi đường Vành đai 4 thông xe vào năm 2027, nguồn cung nhà ở quanh khu vực sẽ tăng khoảng 36% so với hiện tại. Điều này giúp giảm bớt áp lực cho khu vực nội thành với quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

# Đã có hơn 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm. Nhiều doanh nghiệp trong nước đang đuối sức, không chống chịu được trước bối cảnh cầu thị trường trong nước và thế giới sụt giảm mạnh kéo dài.

Phía sau mỗi doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động là hàng loạt người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Nông dân thu hoạch lúa mì tại vùng Kharkiv, Ukraine ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nông dân thu hoạch lúa mì tại vùng Kharkiv, Ukraine ngày 19/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

# Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lo ngại, việc ngừng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm cho các quốc gia có thu nhập thấp vốn phụ thuộc nhiều vào các chuyến hàng từ Ukraine. 

# Tổ chức Khí tượng Thế giới ước tính, 90% khả năng hiện tượng thời tiết El Nino sẽ diễn ra trong suốt năm 2023 và ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực toàn cầu.

# Từ tháng 8 tới, Nga có thể thử nghiệm ruble kỹ thuật số, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng chịu hàng loạt lệnh trừng phạt sau chiến sự Ukraine.

# Đáng chú ý, Ấn Độ sắp khai trương tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới, với không gian cho 4.700 văn phòng trên 660.000m2 diện tích sàn (vượt qua cả Lầu Năm Góc của Mỹ). 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VN-Index kết phiên chiều nay tăng 4,8 điểm lên mức 1.190 điểm.

# Cổ phiếu ngân hàng nghiêng nhiều về sắc xanh, trong đó gây ấn tượng là VPB, VIB, SHB, MSB. Trong khi đó, nhóm chứng khoán, sản xuất, bán lẻ và BĐS đều phân hóa.

# Theo SSI Reseach, toàn sàn HoSE có 301 mã tăng giá, 71 mã đứng giá tham chiếu và 154 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức cao, đạt 18.683 tỷ đồng.

 

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao cứ va chạm giao thông lại “nhảy bổ” vào nhau?

Vì sao cứ va chạm giao thông lại “nhảy bổ” vào nhau?

Ẩu đả gây thương tích, hành hung người khác sau va chạm giao thông thậm chí tấn công cả những người can ngăn, vì sao vẫn xảy ra? Thực trạng đáng báo động, gây tâm lý bất an, tổn hại đến sức khỏe, thậm chí cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông làm cách nào để chấm dứt?

Đa dạng cách thức “trả góp” tiền phạt vi phạm giao thông

Đa dạng cách thức “trả góp” tiền phạt vi phạm giao thông

Hiện Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực từ 01/1/2025, tăng mạnh mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm. Tuy nhiên, có những trường hợp gặp khó khăn về tài chính trong việc nộp phạt.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành: Chậm một ngày thêm lãng phí

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành: Chậm một ngày thêm lãng phí

Những năm qua, nút thắt “cổ chai” cầu Long Thành, Trạm thu phí Long Phước hay nút giao An Phú đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều lái xe khi lưu thông trên tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.

Phố đi bộ hay chợ cóc?

Phố đi bộ hay chợ cóc?

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là một trong những điểm đến nổi tiếng và thu hút khách du lịch bậc nhất tại TP.HCM. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng rong tràn lan tại đây đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, giải pháp không thể chỉ là cho học sinh nghỉ học

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, giải pháp không thể chỉ là cho học sinh nghỉ học

“Nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục, có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học”, đây là nội dung đáng chú ý được nêu trong văn bản khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe của Cục Quản lý Môi trường y tế, vào ngày 7/1.

Đường sắt đô thị: Từ trải nghiệm đến thói quen

Đường sắt đô thị: Từ trải nghiệm đến thói quen

Sau nửa tháng vận hành chính thức và miễn phí 1 tháng cho người dân, tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) thu hút hàng vạn lượt khách trải nghiệm/ngày.

Các trường hợp không được vượt xe từ 01/1/2025

Các trường hợp không được vượt xe từ 01/1/2025

Khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định không được vượt xe trong trường hợp.