Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Để cùng có thêm thông tin về những xu hướng ngắn hạn lẫn việc khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng ăn uống, phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với một chuyên gia khởi nghiệp trẻ và đang là đồng sáng lập của kênh truyền thông Sài Gòn Tếu và chuỗi cafe Monkey in Black - Trần Thanh Tùng (nick name Tùng BT):
PV: Xin chào Tùng BT, những ngày gần đây thì nhiều người đi trên đường bắt đầu thấy những cái quán trà chanh giã tay hay bánh đồng xu phô mai không còn quá đông, thậm chí là nó thưa thớt khách. Bạn thấy gì từ hiện tượng này?
Trần Thanh Tùng: những cái trào lưu short trend (còn gọi là xu hướng ngắn) ngày xưa nó sẽ tồn tại đâu đó khoảng hai tháng, nhưng gần đây với sự phát triển của tiktok thì trend xuất hiện liên tục, dẫn đến việc bây giờ nó chỉ tồn tại đâu đó khoảng cỡ một tuần, hai tuần là bắt đầu xuống.
Cái thứ hai là những sản phẩm, những xu hướng đã tồn tại lâu ở nước ngoài, một cái nơi khác, tỉnh khác lâu rồi thì may ra kéo dài, còn với các xu hướng ngắn đi xuống như vậy là dĩ nhiên và đương nhiên.
PV: Thực tế là có nhiều bạn mong muốn là được khởi nghiệp và thành công từ những cái trend ngắn như vậy. Liệu những người trẻ họ đang hiểu chưa đúng về khởi nghiệp, đặc biệt là trong khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B?
Trần Thanh Tùng: Em nghĩ là do họ thiếu kinh nghiệm thôi, thực tế có người còn đầu tư ba trăm triệu, năm trăm triệu, thậm chí cả tỷ để làm quán cafe cho riêng mình. Cái đợt mà cafe muối, bánh đồng xu hoặc là trà chanh giã tay thì cũng có người đầu tư tiền trăm triệu.
Có đến 70 đến 80 % những người mà dám đầu tư như vậy là nhữ người mới khởi nghiệp lần đầu và họ không có kinh nghiệm, họ không biết cách làm sao để tận dụng trend tốt nhất, họ nghĩ về kinh doanh rất là đơn giản. Chuyện mà thấy ai cũng làm, thấy đông thì bu vô thì em nghĩ là nó là thói quen của những người thiếu kinh nghiệm thôi.
PV: Có một cái câu nói vui nhưng mà tương đối thật là muốn hại ai đó thì hãy rủ họ làm F&B. Phải chăng là khởi nghiệp hoặc là làm giàu từ F&B nó không còn thời sự nữa?
Trần Thanh Tùng: Nói rộng ra luôn là không có làm hại ai đó thì mình rủ người ta làm khởi nghiệp. Cá nhân em khác người khác ở chỗ là em kêu gọi mọi người đừng nên khởi nghiệp vì khởi nghiệp mình phải học tất cả các môn nên rất khó để 1 người khơi khơi mà giỏi khởi nghiệp.
Theo dõi những cuộc thi về kinh doanh khởi nghiệp trong sinh viên là 100 % thất bại, em chưa bao giờ em thấy một trường hợp nào thành công sau hai năm sau khi họ ra trường. Từ đầu năm tới giờ có 135.000 doanh nghiệp phá sản thành công, trong đó có 67,8% doanh nghiệp được hình thành chưa tới 5 năm.
So ra thì F&B là một mô hình khó làm, khó bắt đầu, dễ bị dụ theo xu hướng và khó thành công.Trong cái điều kiện mà kinh tế hiện nay không phải chỉ F&B mà cả lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp chưa bao giờ khó đến như vậy.
PV: Từ mô hình trà chanh giã tay hay là bánh đồng xu phô mai hay kinh doanh online, có phải chăng là trẻ thì khó khởi nghiệp?
Trần Thanh Tùng: Có một nghiên cứu là độ tuổi thành công trung bình của những người khởi nghiệp là 45 tuổi, càng ngày cái độ tuổi thành công nó càng xa. Nhưng rõ ràng có một cái sự thật là kinh doanh càng ngày càng khó, tức là người càng trẻ thì càng khó kinh doanh thành công.
Lúc này em mới cảm nhận được câu nói ngày xưa lúc 19 tuổi em khởi nghiệp là đến 35 tuổi mới chắc tay. Tức là sau một khoảng thời gian học rất nhiều, vất vả, sai lầm, phá sản nhiều doanh nghiệp khác nhau thì mình mới rút được cho mình những bài học và bây giờ trong công ty gần như em làm được tất cả mọi thứ.
Em không phải là người làm giỏi nhất nhưng em có thể làm được tất cả mọi thứ.
PV: Như chúng ta trao đổi thì khởi nghiệp không phải là một câu chuyện đơn giản mà có thể thành công được. Vậy thì làm thế nào để trung hòa giữa cái ước muốn làm giàu từ khởi nghiệp của người trẻ với những cái cơ chế, chính sách mà nhà nước ta đang đưa ra?
Trần Thanh Tùng: Trong thời gian gần đây các chính sách đã và đang ban hành rất là sâu sát rồi. Tuy nhiên có một cái vấn đề nó là hiện nay mọi người chỉ dừng ở cái việc cung cấp những kiến thức, những cái chính sách mang tính hỗ trợ.
Thực tế, có người tập trung nhiều hơn vào bán hàng à lievstream, có người lại tập trung nhiều hơn về sản phẩm và nông nghiệp. Mỗi người đều làm rất hiệu quả ở trong phần của mình nhưng lại thiếu phần liên kết nên dẫn đến cái chuyện người đang làm quá tốt phần bán hàng thì lại không hiểu về việc tạo ra sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu khách hàng và ngược lại người làm rất tốt về sản phẩm thì lại không có đầu ra.
Do đó, em cho rằng phải có cái sự liên kết giữa các ban liên ngành để có một đầu ra thống nhất cho một đối tượng khởi nghiệp cụ thể nào đó để mình có đi một hành trình xuyên suốt, để nó tránh cái bị khập khiễng trong quá trình đầu tư, hỗ trợ một doanh nghiệp cho nó phù hợp.
PV: Cám ơn Tùng về cuộc trò chuyện này!
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.