Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Lê Thị Kiều Nhi – Câu chuyện về nghị lực của nữ sinh khuyết tật

Tấn Khoa : Thứ sáu 21/10/2022, 09:43 (GMT+7)

Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh với đôi tay co quắp lại và có khối u lớn ở lưng, nhưng Kiều Nhi vẫn nỗ lực cho tương lai của mình.

 Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những lúc gặp áp lực, khó khăn hay thậm chí cảm thấy bế tắc. Tuy nhiên, trước những áp lực ấy, chúng ta vẫn có quyền lựa chọn cách để đối diện: Mạnh mẽ bước tiếp hay gục ngã và thu mình lại?...

Chuyên mục Cảm Hứng Mekong hôm nay sẽ mang đến nguồn năng lực tích cực qua câu chuyện về nghị lực của nữ sinh khuyết tật Lê Thị Kiều Nhi – Sinh viên năm 4, trường Đại học Cần Thơ.

Trong những ngày này, bạn Lê Thị Kiều Nhi, sinh viên Khóa 45 ngành Kinh doanh nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ đang chuẩn bị cho bước chuyển tiếp theo của cuộc đời mình, đó là hoàn thành khóa luận và tốt nghiệp Đại học. Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh với đôi tay co quắp lại và có khối u lớn ở lưng, nhưng Kiều Nhi vẫn nỗ lực cho tương lai của mình.       

Nữ sinh Lê Thị Kiều Nhi chịu nhiều thiệt thòi vì khyết tật bẩm sinh - Ảnh Thanh Niên

Nữ sinh Lê Thị Kiều Nhi chịu nhiều thiệt thòi vì khyết tật bẩm sinh - Ảnh Thanh Niên

PV: Chào Kiều Nhi! Hiện tại thì sức khỏe của em thế nào, đặc biệt là những cử động ở tay?    

Kiều Nhi: Có cải thiện là ngo ngoe cầm viết được đó anh, chứ hồi đó là nó dính cứng ngắt à.    

PV: Được biết, tay của Nhi gặp vấn đề từ thuở nhỏ… Thế thì làm cách nào mà em tập được cách cầm viết?

Kiều Nhi: Hồi nhỏ, bà nội mua tập đồ, viết theo chữ của người ta. Bà nội cầm tay, bà nội cho viết tập đồ rồi từ từ quen, tự viết.

PV: Em có nhớ cảm giác của ngày đầu tiên được đến trường không?

Kiều Nhi: Cảm giác rất vui, nhưng mới vô lớp 1 thì người ta hổng có nhận, người ta nói có tật, viết không được. Mẹ vô xin, nói cho nó (Kiều Nhi – PV) học đi, nếu nó viết được thì nhận nó, còn viết không được thì sẽ cho nó nghỉ.

PV: Em đã chứng minh được là mình có thể đi học như bao bạn bè! Nhưng rồi sau đó, hành trình những năm học phổ thông có suôn sẻ hơn với em không?

Kiều Nhi: Em đi học lớp càng lớn thì viết càng nhiều, em viết chậm hơn người ta nên có khi em mượn tập bạn em viết lại. Với thường thì em hay bị bệnh phổi, em hay nghỉ, em bị mất bài thì em mượn bạn.

PV: Trong những năm đi học, với không ít khó khăn, đâu là động lực để em tiếp tục cố gắng?

Kiều Nhi: Em cũng không có suy nghĩ gì… Em cố gắng học để sau này nuôi bản thân của mình, đỡ cho cha mẹ.

PV: Còn về phía gia đình, ba mẹ có dặn dò em điều gì không?

Kiều Nhi: Dạ có, học tới đâu thì cha mẹ cho em học tới đó chứ cha mẹ không có bắt em phải nghỉ học.

PV: Đến khi vào đại học, việc học cũng như sinh hoạt của em ở môi trường mới như thế nào?

Kiều Nhi: Cũng hơi khó khăn, như làm bài tập nhóm, các bạn thấy em vậy nên các bạn phân chia cho em công việc ít. Còn báo cáo thì các bạn cho em không báo cáo mà trả lời câu hỏi. Em đi học thường em đi bộ, em ở ký túc xá của trường… Học xong 12, mẹ có tập cho em làm mọi chuyện cho nên em có thể tự làm, như tự giặt đồ, có thể tự làm vệ sinh cá nhân.

PV: Vậy còn khi ở nhà, Nhí có thể làm được công việc gì để phụ giúp ba mẹ?

Kiều Nhi: Ở nhà em có thể phụ cha mẹ quét nhà, có thể nấu cơm, có thể rửa chén nữa.

PV: Là một cô gái giàu nghị lực, em muốn gửi thông điệp gì đến nhiều thính giả đang nghe chương trình?

Kiều Nhi: Em muốn gửi đến mọi người là: Dù có khó khăn đến mấy thì hãy cố gắng để vượt qua chính bản thân của mình, để có thể giúp ích được cho xã hội.

PV: Cảm ơn Nhi đã chia sẻ cùng Mekong FM! Chúc em nhiều sức khỏe và sẽ chạm đến được ước mơ trong tương lai không xa!

Cô gái 9X mong khi ra trường có việc làm ổn định - Ảnh Thanh Niên

Cô gái 9X mong khi ra trường có việc làm ổn định - Ảnh Thanh Niên

Trong căn nhà nhỏ một buổi trưa nắng, ông Lê Thành Đức (cha của nữ sinh Lê Thị Kiều Nhi) cùng vợ vừa về đến nhà sau một buổi sáng đi hái nhãn thuê. Ngoài nền nhà đang ở, gia đình không có đất canh tác nên cả hai vợ chồng cố gắng đi làm thuê cho bà con địa phương đế có thu nhập lo cho các con. Vừa lau vội giọt mồ hôi trên trán, ông Đức vừa tâm sự: Kiều Nhi là chị lớn trong gia đình có 3 người con.

Từ lúc mới sinh ra, thấy con gái có cơ thể không được lành lặn như bao đứa trẻ khác, ông Đức và vợ càng dành nhiều tình yêu thương cho con. Gia đình cố gắng chạy chữa cho con, nhưng kết quả không mấy khả quan… Và thế là con gái dần lớn lên với đôi tay co gập lại và phần khối u to ở trên lưng. Thấy con gái ngày càng lớn, hai vợ chồng ông Đức cũng ý thức được rằng, đã đến lúc phải cho con đến trường để con có cơ hội được học tập như bao bạn bè đồng trang lứa:

"Nó (Kiều Nhi – PV) bị bẩm sinh trong bụng mẹ. Hồi đó nó yếu lắm, một tháng nó bệnh 29 ngày. Tới lúc con 9 tuổi, gia đình mới bàn cho con đi học, đưa con vào lớp 1 mà cô giáo không nhận. Cô giáo nói không biết con học được không… Gia đình mới nói cô cho học, nếu không được thì gia đình đưa cháu về. Nó vô học được, viết bình thường như người ta mà hơi chậm thôi. Nó học được tới bây giờ luôn, con mình mong ước ham học thì mình cho học luôn, cũng động viên cho con có tinh thần học".

May mắn khi con gái dần dần tập quen được với cây viết, con chữ, vợ chồng ông Đức cũng an tâm hơn. Những ngày đầu, ông Đức đưa trước con đi học. Rồi đến khi con học lớp 3, lớp 4, vợ chồng ông sắm cho con chiếc xe đạp nhỏ, gắn thêm bánh xe vào cho con tập chạy. Đôi bàn tay bé nhỏ của Kiều Nhi cố gắng bám lấy tay lái, đôi chân tập đạp những vòng xe đầu tiên. Bóng con gái nhỏ chạy trước, bóng cha chạy theo sau…

Thế rồi khoảng thời gian tiếp đó, Nhi có thể tự đi học, có được cảm giác “tự lập”.

Dù khuyết tật, Nhi rất chịu khó và chăm học - Ảnh Thanh Niên

Dù khuyết tật, Nhi rất chịu khó và chăm học - Ảnh Thanh Niên

Thời gian thấm thoắt trôi, cũng đến ngày Kiều Nhi tốt nghiệp cấp 3. Lúc đầu, Nhi định chọn trường nghề để theo học, nhưng rồi được thầy cô định hướng, Nhi cố gắng thi và đậu vào trường Đại học Cần Thơ. Một chặng đường mới lại mở ra với Nhi và cũng mở ra hy vọng mới cho ba mẹ:    

"Mừng lắm! Con mình có tật nhưng cố gắng học, mình mừng chứ… Mẹ nó có nói là con xuống dưới (kí túc xá – PV) con ở đi, nếu không được thì mẹ cha xuống với con, cha đi kiếm việc làm. Cuối cùng nó xuống dưới ở thì hòa đồng với bạn bè được".    

Ở trường đại học, mặc dù có những lúc bài tập nhiều, ghi chép không kịp so với bạn bè nhưng Nhi không bao giờ nản chí mà cố gắng mượn tập bạn để chép bài. Bên cạnh đó, cô sinh viên nhỏ còn năng nổ tham gia các phong trào, hoạt động tập thể phù hợp với sức của mình.

Chia sẻ về Kiều Nhi, anh Phạm Việt Truyền, Bí thư Đoàn Khoa Phát triển nông thôn, Đại học Cần Thơ cho biết: "Đối với các hoạt động tại khoa, Kiều Nhi tham gia rất nhiệt tình. Tuy là hoàn cảnh của bạn có tật ở tay, việc lao động cũng rất khó khăn, nhưng bạn rất nỗ lực. Ví dụ như bạn đi vào giúp các bạn cùng nhặt cỏ, cũng giúp các bạn có tinh thần lao động hơn. Ngoài ra, với các hoạt động không cần hoạt động tay chân nhiều thì Kiều Nhi tham gia cũng rất nhiệt tình".    

Đi học đại học, ở ký túc xá, Nhi được ba mẹ dặn dò từng chút một, dạy cách tự chăm sóc bản thân. Mỗi cuối tuần, ba lại chạy xe máy lên ký túc xá để rước Nhi về thăm nhà. Hành trình cố gắng của Nhi và cả gia đình cũng đã cùng 4 năm đại học dần trôi qua. Dẫu chặng đường phía trước còn lắm thử thách, nhưng câu chuyện của Kiều Nhi cũng đã tiếp thêm động lực cho nhiều người trong hành trình chinh phục ước mơ:    

"Qua câu chuyện này, mình cảm thấy khâm phục Kiều Nhi vì từ một người khiếm khuyết, không thể tự làm những công việc bình thường được, nhưng giờ bạn đã chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Câu chuyện này cho mình một bài học là mình phải cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống cũng như trong công việc".

"Qua câu chuyện của bé Kiều Nhi, mình thấy là có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhưng các bé vẫn vượt lên nghịch cảnh để cố gắng phấn đấu trong cuộc sống. Hy vọng sau khi ra trường, bé sẽ có một công việc tốt để lo cho cuộc sống sau này".

Tấn Khoa /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.