Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Lễ hội Xuân hồng là sự kiện hiến máu lớn nhất vào dịp sau Tết Nguyên đán, được Viện Huyết học truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội tổ chức hàng năm suốt 16 năm qua.
Khác với hàng ngàn lễ hội đầu xuân diễn ra trên khắp cả nước, đây là lễ hội duy nhất mà những người đến tham dự không cầu xin điều gì cho bản thân, mà trao tặng những giọt máu đào quý giá, một phần sự sống cho người bệnh.
Hơn 10 năm nay, mỗi năm, tài xế Lê Văn Chỉnh đều đặn đi hiến máu 4 lần. Lần gần nhất tại sự kiện Lễ hội xuân hồng ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương hôm 20/2 vừa qua là lần thứ 59 anh đi hiến máu.
Chia sẻ về thói quen này, anh Chỉnh cho biết, nó vừa khiến cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, lại giúp đỡ được nhiều người bệnh cần máu để điều trị, cấp cứu: “Mình cảm thấy rất thoải mái, nó như là thói quen nhiều năm nay. Cứ sau một thời gian, sau 3 tháng, mình mà không đi hiến máu thì thấy khó chịu. Sau khi hiến máu xong về cảm thấy rất dễ chịu. Còn việc lái xe thì vẫn bình thường”.
Bùi Hà Vân, nhóm máu AB, sinh viên Khoa Luật-Kinh tế, trường Đại học Thương mại, quyết định đi hiến máu trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Lý do của Hà Vân rất đơn giản: Cô gái này muốn làm một việc có ích cho cộng đồng. Và hiến máu thì rất đơn giản, chỉ cần một thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Bên cạnh đó, Vân trở thành một phiên bản tốt hơn về mọi mặt sau khi đi hiến máu.
“Hiến máu em thích lắm. Em nghĩ, ồ mình chưa làm được gì nhiều, nhưng cái này mình có thể làm được. Nó dễ dàng, em ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc xong cứ 3 tháng, có tin nhắn về là đi 1 lần. Sau mỗi lần hiến, da mặt em hồng hào hơn, trong em có nhiều thay đổi tốt hơn. Em có động lực, thói quen, lối sống của em được thúc đẩy vì phải khỏe mạnh thì mới đủ điều kiện đi hiến máu”, Hà Vân chia sẻ.
Mang trong người nhóm máu O, có thể hiến cho tất cả người mang nhóm máu khác, chị Nguyễn Mai Phương, làm công tác tài chính tại Công đoàn y tế Việt Nam, ý thức được giá trị nhóm máu của mình.
Chị hòa cùng các đồng nghiệp và hàng ngàn người khác đổ về ba địa điểm ở Hà Nội, là (18 – 25/2), Trường THCS Trâu Quỳ - Gia Lâm (22 – 23/2) và Trung tâm Thương mại AEON Mall Hà Đông (24/2) để tham gia hiến máu trong Lễ hội Xuân hồng.
“Cho đi thì mình sẽ nhận lại. Đơn giản vậy thôi. Khi mình cho đi, làm việc tốt thì mình sẽ có cả một năm may mắn. Hôm nay đầu năm, nhưng cơ quan mọi người rất hào hứng, phấn khởi đem một chút cá nhân để cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng”.
Lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 năm nay diễn ra khá sớm, từ Mùng 9 Tết Nguyên đán diễn ra liên tục trong 8 ngày. Trước giờ khai mạc, đã có 2.500 đơn vị máu được hiến tặng. Dự kiến, sự kiện sẽ tiếp nhận tối thiểu 8.000 đơn vị máu.
Bác sĩ Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu trung ương nhấn mạnh, có lẽ, Xuân hồng là lễ hội đầu xuân duy nhất mà người dự không cầu xin điều gì cho bản thân, mà đến để “lì xì” quà tặng là những giọt máu đào, mang lại may mắn, hạnh phúc cho người bệnh.
Những đơn vị máu được hiến tặng trong sự kiến này là nguồn bổ sung quan trọng cho các bệnh viện, cơ sở y tế khu vực phía Bắc, thông thường sẽ có nhu cầu truyền máu cao sau dịp Tết Nguyên đán.
“Năm nay là năm thứ 17 Lễ hội Xuân hồng. Chúng tôi rất mong mỏi và cảm ơn người hiến máu đã hưởng ứng những năm vừa qua, và liên tục hiến máu trong dịp năm mới. Việc này đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong việc hiến máu vào đầu xuân năm mới, cũng như cung cấp lượng máu thiết thực để người bệnh được điều trị tốt nhất trong năm mới 2024”, bác sĩ Thanh cho biết.
Nếu như nhiều năm về trước, nhiều người còn e ngại việc “cho đi” bởi sẽ mất đi may mắn thì càng những năm gần đây, nhờ đóng góp của Lễ hội Xuân hồng mà quan niệm này được thay đổi, hiến máu đã trở thành thói quen, là nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về, khắc phục tình trạng khan hiếm máu.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.