Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Làm thế nào để hỗ trợ kinh tế năm 2024 đạt hiệu quả?

Như Ngọc - Thùy Linh : Thứ năm 18/01/2024, 19:46 (GMT+7)

Trong năm 2023, nhiều chính sách tài khoá và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trong năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng và đặt ra yêu cầu hơn nữa cho năm 2024.

Tin trong nước và thế giới

# Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam là một trong những nước được doanh nghiệp quan tâm nhất tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2024.

Doanh nghiệp (DN) đến từ các quốc gia cũng cũng nhấn mạnh sự ấn tượng với các chính sách của nước sở tại và khẳng định Việt Nam là điểm đến phù hợp nhất. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại đối thoại chiến lược với các tập đoàn hàng đầu là thành viên WEF ngày 16-1 - Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại đối thoại chiến lược với các tập đoàn hàng đầu là thành viên WEF ngày 16-1 - Ảnh: Nhật Bắc

# Theo thống kê, hiện đã có hơn 20 nhà băng giảm thêm lãi suất tiết kiệm dịp đầu năm, trong đó nhóm quốc doanh đưa tiền gửi kỳ hạn 1 tháng về 1,7% mỗi năm.

Khảo sát với 34 ngân hàng trong nước cho thấy, làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm vẫn chưa dừng lại trong nửa đầu tháng 1/2024. Một số ít đơn vị điều chỉnh tăng song xu hướng giảm lãi suất là chủ đạo và diễn ra trên diện rộng. 

# Còn thống kê sau đây sẽ cho thấy mua sắm online vẫn đang là xu hướng ưu tiên của người tiêu dùng:

Cụ thể, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop) năm 2023 đã tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2022 - mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây.

Dự báo trong năm 2024, doanh thu trên các sàn bán lẻ trực tuyến tiếp tục tăng mạnh ở mức 35%, đạt khoảng 310.000 tỉ đồng. 

Và trong bối cảnh thị trường tiêu dùng ảm đạm, nhiều DN bán lẻ hi vọng càng gần tới Tết thì sức mua sẽ tăng lên. Nhất là khi người lao động được nhận tiền thưởng Tết cũng như được tạm ứng lương trước một tháng để ăn Tết. 

# Giá xăng dầu hôm nay (18/1) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng từ 300-550đ/lít. Cụ thể, giá mới của mỗi lít xăng E5 là 21.410 đồng, xăng RON95 là 22.480 đồng, dầu diesel là 20.200 đồng. 

Thông tin chứng khoán

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: baochinhphu

Kết quả biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: baochinhphu

# Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản (BĐS) đồng loạt hưởng ứng tích cực việc Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi). Đóng cửa, VNIndex lên ngưỡng 1.169 điểm, tăng 6,5 điểm.

# Dòng tiền đẩy mạnh ở các mã VHM, NLG, KDH, MWG. Nhóm trụ cột Ngân hàng vẫn trong trạng thái khả quan khi được nâng đỡ bởi BID, CTG, VPB, LPB, TCB. Hầu hết nhóm ngành còn lại không nhiều biến động so với phiên trước.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE quay về mức thấp, đạt 12,4 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với GT 54 tỷ đồng./.

Làm thế nào để hỗ trợ kinh tế năm 2024 đạt hiệu quả?

Trong năm 2023, nhiều chính sách tài khoá và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trong năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng và đặt ra yêu cầu hơn nữa cho năm 2024.

Trong năm 2023, các chính sách hỗ trợ tài khóa được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đánh giá cao về hiệu quả triển khai. Có thể kể đến một số chính sách hỗ trợ tiêu biểu như: Giảm 2% thuế suất của thuế giá trị gia tăng trong nửa cuối năm 2023, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và một số loại phí, lệ phí khác.

Bên cạnh đó còn có chính sách gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng, như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặt biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ảnh minh họa: VnEconomy

Ảnh minh họa: VnEconomy

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận: "Chính sách giảm thuế, phí được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Bởi nhóm chính sách này đi nhanh vào thực tế, thường không phải qua các khâu triển khai, thực hiện - vốn mất nhiều thời gian, thậm chí có thể không hiệu quả. Thứ hai là mang lại lợi ích trực tiếp, theo ngôn ngữ dân dã là "tiền tươi, thóc thật" nên doanh nghiệp tiếp cận rất dễ dàng, công bằng, minh bạch".

Một số chính sách hỗ trợ có kết quả thực hiện cao như các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, chính sách cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, trong đó nổi bật là chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã đạt 100% kế hoạch đề ra. 

Tuy nhiên, một số gói hỗ trợ thuộc chính sách tài khóa giải ngân chậm, như giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đạt khoảng 29%; cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới đạt 22%... Đặc biệt, gói hỗ trợ thuộc chính sách tiền tệ, là giảm 2% lãi suất cho vay ra doanh nghiệp, có tiến độ triển khai rất chậm, mới đạt hơn 2% kế hoạch.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đánh giá: "Cũng có nhiều nhóm hỗ trợ chính sách thực hiện chưa tốt, như liên quan cả chính sách tiền tệ và tài khóa, là hỗ trợ 2% cho vay, bằng nguồn 40 nghìn tỷ đồng từ ngân sách, nhưng thực hiện còn nhỏ, hay nhiều gói chính sách khác. Ở đây là tính quyết liệt thực thi, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm chưa mạnh, thậm chí là còn yếu". 

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, cần nghiêm túc nhìn nhận bài học về tính hiệu quả, hiệu lực trong triển khai các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2023, để làm tốt hơn trong năm 2024. Bởi lẽ, tình hình kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, thách thức lớn. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: "Chắc chắn 2024 là năm doanh nghiệp tiếp tục chờ đợi hỗ trợ của Nhà nước nói chung và ngành tài chính nói riêng, các chính sách sẽ được cập nhật bám sát mục tiêu đảm bảo nguồn thu ngân sách, hai là hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, tránh lạm dụng. Tinh thần chung, tôi nghĩ năm 2024 tiếp tục cần hỗ trợ ở mức cao, đặt biệt với doanh nghiệp đang nợ đọng, nợ xấu kéo dài".

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, đã thông qua Nghị quyết trong đó nêu rõ tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng – VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 để kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn khuyến nghị, việc giảm thuế VAT cần lộ trình đủ dài để tạo động lực cho thị trường.

Nhìn nhận về hỗ trợ kinh tế trong năm 2024, sĩ Trần Du Lịch cho rằng: "Năm 2024, chúng ta không cần sử dụng thêm công cụ gì mới, những công cụ đã áp dụng năm 2023 đi vào chiều sâu hơn, đồng bộ hơn, đặc biệt là đồng bộ hơn thì sẽ có tác kích cầu được thị trường nội địa. Chính phủ đã làm nhưng làm mạnh hơn, như VAT, thay vì giảm thuế VAT 6 tháng thì giảm 1 năm, vì thời hạn rất quan trọng để doanh nghiệp nhìn có tầm dài hạn 1 chút và có tác động".

Thực tế, để bố trí nguồn lực tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tài khóa trong năm 2024 là một nỗ lực rất lớn từ ngành tài chính.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thẳng thắn chia sẻ về nguồn lực triển khai chương trình tài khóa mở rộng hỗ trợ hồi phục kinh tế là áp lực không chỉ riêng với nền kinh tế Việt Nam: "Giảm thuế để điều hành chính sách tài khóa mở rộng, nếu tiếp tục kéo dài thì nguồn lực tài chính công suy giảm. Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC nhấn mạnh rủi ro, một là nâng thuế suất để giữ vững tài chính công, hai là quản lý chặt chẽ nợ công vì sau covid các nước đối diện nợ công cao lên, ba là nền kinh tế trọng cung để đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, thuế chỉ giảm đến 30/6 , không thì cũng rất căng". 

Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, hỗ trợ tài khóa nên tập trung vào việc tạo nền tảng phục hồi tăng trưởng và phát triển lâu dài, bền vững cho nền kinh tế, đó là hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nhân lực và đào tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay không chỉ là giảm thuế, mà phải quyết liệt đẩy mạnh các gói chính sách, như: cải cách môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục pháp lý, khơi thông vốn - tín dụng đến được với doanh nghiệp./.

Như Ngọc - Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Mạnh hay yếu đều thua

Mạnh hay yếu đều thua

Vừa qua, cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc xử lý những vụ ẩu đả trên đường do va chạm giao thông, dư luận xã hội cũng lên tiếng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần những giải pháp cụ thể để răn đe và cảnh tỉnh; ngăn ngừa từ sớm các vụ việc đau lòng.

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2: Không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2: Không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng

Công tác giải ngân tại các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 đang cơ bản bám sát mục tiêu, phấn đấu đến cuối tháng 1 này sẽ giải ngân được từ 95-100% tổng số vốn được giao?

Cứu nạn kịp thời 18 thuyền viên Việt Nam gặp tai nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế

Cứu nạn kịp thời 18 thuyền viên Việt Nam gặp tai nạn nguy hiểm trên vùng biển quốc tế

Vào rạng sáng ngày 11/01/2025, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT đã nhận được tín hiệu báo nạn khẩn cấp từ tàu M/V Dolphin 18 mang quốc tịch Việt Nam.

Khơi thông điểm nghẽn thi công Vành đai 3 qua Đồng Nai

Khơi thông điểm nghẽn thi công Vành đai 3 qua Đồng Nai

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài khoảng 11,26 km, điểm đầu giao với đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, điểm cuối giáp cầu Nhơn Trạch.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản cháo se Hạ Mỗ

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản cháo se Hạ Mỗ

Đã từ nhiều đời nay, dân làng Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng, Hà Nội) vẫn coi cháo se là món ăn của tình thân bởi ở đây, cứ vào dịp hội hè, đám cưới hay dịp vui của gia đình, mọi người lại quây quần bên nồi cháo se chuyện trò rôm rả.

TP.HCM: Hơn 7.200 người tham gia diễn tập xử lý cháy, nổ quy mô lớn

TP.HCM: Hơn 7.200 người tham gia diễn tập xử lý cháy, nổ quy mô lớn

Hơn 7.200 người, từ 23 đơn vị tham gia diễn tập, cùng gần 130 phương tiện cơ giới các loại phục vụ công tác chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn.

Nghề xưa chưa cũ

Nghề xưa chưa cũ

Tết Nguyên đán là dịp lễ cổ truyền lớn và quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Năm mới cũng có nghĩa là sức sống mới, hy vọng mới, vận hội mới đang đến. Ai cũng cầu mong những điều tốt lành mới sẽ đến với mình.