Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Lại chuyện vỉa hè

Quang Hùng: Chủ nhật 11/12/2022, 14:40 (GMT+7)

Vỉa hè ở thành phố, không hiểu vì sao mà chức năng chính của nó không dành cho khách bộ hành. Vỉa hè là nơi thể hiện mãnh liệt nhất của sự sống phố thị; là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của thị dân...

Có một vài con phố, vỉa hè ở Hà Nội rộng đến mức cái lòng đường dành cho xe cộ đi lại cũng phải ghen tị, như phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phố Huế, Hàng Bài…

Nhưng cũng có những phố, vỉa hè không rộng tới nổi một mét, thậm chí có phố còn chẳng có vỉa hè. Vỉa hè là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của người dân Hà Nội, là một phần không thể thiếu của phố phường. Chẳng thể hình dung nổi, phố phường Thủ đô mà lại không có vỉa hè…

Từ buôn bán, nấu nướng, để xe, sinh hoạt hằng ngày, dựng rạp đám hiếu, đám hỷ, đến chỗ vui chơi của trẻ con, chỗ gặp gỡ bạn bè của người già… Tất nhiên còn dùng để đi bộ. Nhưng hình như chức năng này là hạn chế nhất trong tất cả, dù rằng, theo một nghĩa nào đó – vỉa hè là nơi dành cho khách bộ hành.

Dù quan trọng với đời sống thị dân như thế, nhưng vỉa hè lại là một thực thể bất ổn nhất trong tất cả mọi vật tạo nên bộ mặt phố phường.

0


Trước kia, vỉa hè được lát gạch nghiêng, thậm chí có nơi chỉ là đất nện, ngăn giữa vỉa hè và lòng đường là những tấm đá xanh bó vỉa chắc chắn. Rồi sau đó, người ta chuyển sang lát gạch không cần dùng vữa, tức là chỉ cần xếp những viên gạch hình lục giác lại với nhau là xong, và bó vỉa bằng xi măng.

Những vỉa hè gạch nhìn rất hợp với không gian phố cổ, cũng hợp với khí hậu của miền bắc là hay mưa, ẩm ướt. Gạch hút nước nhanh và không bị trơn trượt. Nhưng rồi chỉ được một thời gian ngắn là nát be nát bét. Các vỉa bó xi măng trở nên nham nhở dưới bánh xe lên xuống hằng ngày. Gạch thì nát vụn, có nơi biến mất trơ lại nền cát nham nhở.

Gần đây thì người ta quyết định thay toàn bộ gạch bằng đá tự nhiên, thấy bảo là vĩnh cửu. Cũng đẹp và sạch sẽ hơn. Một trong những chi tiết mới của vỉa hè bây giờ khác với thời lát gạch nung, đó là người ta còn để ý tới việc thiết kế cả phần đường dành cho người khiếm thị đi trên vỉa hè. Đó thực sự là một thay đổi mang tính cách mạng của vỉa hè thành thị, mà ngày xưa không hề có, rất nhân văn.

Tất nhiên, chuyện người khiếm thị ở thủ đô có được sử dụng và sử dụng được cái làn đường nhân văn ấy hay không lại là chuyện khác. Bởi với thói quen sử dụng vỉa hè như… “sân nhà mình” của thị dân Thủ đô thì hầu như chẳng mấy tuyến phố người ta chừa lại cái phần đường ấy cho người khiếm thị. 

IMG_0280


Nhà nào mặt phố thì dùng vỉa hè làm chỗ để xe, nơi nấu nướng, sinh hoạt, bán hàng… Cơ quan, công ty, ngân hàng nào cũng coi cái vỉa hè là thuộc sở hữu của mình, họ dựng biển cấm các phương tiện khác được đỗ… dưới lòng đường trước cửa cơ quan mình, dựng biển cấm xe cộ qua lại trên vỉa hè trước cửa, để dành nơi đó cho xe của nhân viên họ để.

Thậm chí dựng biển cấm, đặt trạm gác cho nhân viên bảo vệ chiếm luôn cả phần đường cho người khiếm thị trên vỉa hè. Thế là mặc nhiên, chả ai dám đụng đến cái vỉa hè thuộc sở hữu của họ.

Nói vậy thôi, nhưng vỉa hè, cũng có những nét rất đáng yêu và thực sự gần gũi với cuộc sống của thị dân. Lang thang vỉa hè khắp phố, sẽ hiểu được cuộc sống đầy năng động của người dân Hà Nội. Mỗi mét vuông vỉa hè lại mang đến một câu chuyện khác nhau.

Có những nơi, lòng đường chỉ vừa cho 2 xe máy tránh nhau, vỉa hè 2 bên đường phố gần nhau tới mức, người ngồi bên này tán chuyện với anh hàng xóm bên kia một cách thoải mái mà chả cần phải gân cổ, lớn giọng.

Sức sống của vỉa hè sôi động tới mức có ai đấy đã từng định nghĩa gọn trong một cụm từ là “Nền kinh tế vỉa hè”. Có dạo thành phố quyết định dẹp vỉa hè, trả lại chức năng ban đầu của nó là dành cho người đi bộ. Khiến những người sống nhờ vào vỉa hè bồn chồn, bứt rứt đứng ngồi không yên. Vì miếng cơm, manh áo hằng ngày của cả gia đình đặt trọn vào cái vỉa hè ấy.

Vỉa hè còn là nơi thể hiện được tình làng nghĩa xóm. Nơi nào tình nghĩa xóm giềng khăng khít biết bảo ban nhau, nhường nhịn nhau thì cái vỉa hè được chia sẻ trong tình đoàn kết. Chẳng may hàng xóm không bằng lòng nhau trong cuộc sống hằng ngày là sinh cự cãi, tranh giành.

Vỉa hè, do vậy, có thể giúp người ta nhận ra được hạnh phúc, nỗi khổ đau, sự chăm chỉ và lười nhác, những bình yên trong cuộc sống cũng như bão tố cuộc đời của một con người, một gia đình trên phố.

Vỉa hè, chính là một thực thể sinh động và minh chứng cho sức sống mãnh liệt của phố thị…

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.