Thính giả hiến kế “giải cứu” nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến
Hôm nay đã bước sang ngày thứ tư phương án thí điểm tổ chức lại giao thông nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tát đìa ngày Tết - Nét văn hóa đặc trưng miền Tây
Ngày xưa, ở miền Tây bà con còn trồng lúa mùa và cá tôm đầy đồng. Cuộc sống khi ấy giản dị và còn nhiều khó khăn nên cứ khi con nước cạn, gió bắc thổi lao xao là lúc người ta rủ nhau tát đìa kiếm cá ăn Tết.
Do một năm chỉ diễn ra một lần nên tát đìa trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của cả người lớn lẫn con nít trong xóm. Theo các bậc cao niên, vì người ta thường tát đìa rộ trong mấy ngày cuối năm nên ai cũng quen gọi là “mùa” với hàm ý nói hoạt động này đã trở thành nếp sống của người dân quê khi tiết trời vào xuân.
Theo ông Trần Ngọc Lộc, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cách đây hơn 20 năm, cứ độ cuối tháng Chạp là gia đình ông sẽ chuẩn bị tát dìa ăn Tết. Từ từ mờ sáng thì ông đã thức dậy chuẩn bị đồ nghề tát đìa. Còn mấy người con, cháu trong xóm thì sửa soạn xô, thau, rổ, vợt để chờ đìa cạn bắt cá: "Xưa tát bằng gàu vai, gia đình đông thì khỏi dần công, ở xóm thì vần công nhau bắt cá, 24-26 thì tát vòng vòng mấy ngày đó, mương vườn đồ đó. Ở dưới rừng đồ có đìa, ở đây thì mương vườn".
Theo lời ông Lộc, hồi xưa, đất rộng, người thưa nên ở quê ông hầu như nhà nào cũng có vài cái đìa. Đìa cá thường nằm giáp với kênh, rạch, sông, chủ đìa đào đường nước, đặt ống bọng cho thông nhau. Có người còn đặt chà, trồng thêm mớ bông súng trong đìa để tạo môi trường thuận lợi cho cá ở và sinh sôi. Mùa tát đìa thường trước Tết khoảng mười ngày đến nửa tháng chứ không sớm hơn vì bà con cho rằng cá bắt lên để lâu sẽ chết hoặc bị ốm, ăn hết ngon.
Vui nhất là khi tát đìa. Chủ đìa và người trong nhà sẽ bắt cá trước còn hàng xóm và mấy đứa con nít phải kiên nhẫn chờ đến lượt sau. Từng con cá lóc, cá trê, cá rô… dần lộ diện dưới lớp nước sình khiến người lớn, con nít đều mê. Cá nằm xếp lớp khiến cho người bắt cũng hoa cả mắt. Cá trê, cá rô, cá sặc... nằm trên bùn dễ thấy, dễ bắt. Còn cá lóc, lươn và cá chạch thì chúi sâu xuống bùn nếu mò không kỹ thường bị sót.
Dù có trốn như thế nào thì với kinh nghiệm lâu năm những con cá lóc, cá trê trắng, cá mè vinh, cá phi... lần lượt được “bắt gọn”. Cá được bỏ vào cần xé đưa lên bờ. Sau đó, lựa ra cá “đen”, cá “trắng”. Với cá “đen” như cá lóc, cá trê cỡ lớn được ưu tiên rộng lại dành ăn Tết. Cá “trắng” thì đem biếu chòm xóm, họ hàng ăn lấy thảo hoặc đổ vô lu ủ mắm.
Cũng có khi, cả đìa nước chưa đến chục con cá nên những người tham gia tát đìa không mang về nhà mà nướng cá thưởng thức ngay trên bờ đìa hệt như lớp cha anh ngày trước.
Từ ký ức đến hiện tại - Tát đìa trong dòng chảy thời gian
Ông Nguyễn Văn Lực, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang kể lại: "Đìa nếu mà cá sặc rằn thì cỡ từ 5 thiên cho tới 1 muôn. Xe trâu mà kéo cá đen chắc cũng cỡ 5 -7 tấn. Cái đìa 40-50 thước vuông, có đìa cả trăm thước. Đìa thì nói chung tới mà tát đìa rồi thì cá sặc không còn, cá lóc nó ăn hết trơn. Cá sặc, cá rô làm mắm, cá trê làm mắm. Hồi đó cá trê người ta chê. Cá rô người ta cũng chê nữa. Ngày xưa là cá lóc không hà. Cá lóc thì bán, làm mắm luôn. Mắm cá lóc thì con từ nửa ký trở lên là người ta làm mắm hết hà".
Chủ đìa bắt tới, bắt lui vài lượt thì nghỉ nhường lại cho dân “bắt hôi”. Vì cá trong đìa hồi ấy khá nhiều nên dân “bắt hôi” đôi khi trúng mánh được cá lớn vì chúng ủi sâu trong sình quá lâu đến lúc ngộp phải trồi lên là bị bắt. Cứ như thế, hết đìa nọ tới đìa kia được tát khô để bắt cá. Dân nghèo cũng nhờ thế mà có được những bữa cơm tươm tất hơn.
Ông Lộc, nhớ lại: "Hồi đó đâu có xuyệt đồ gì đâu, tự cá vô, của ai nấy ăn, không có nhấp vịt nữa. Cá dữ lắm mà, cá bự thì bắt cá nhỏ thì thả nuôi lại, đìa 50-70 ký, cá nhiều dữ lắm. Hồi đó đi cấm câu cá nhỏ gỡ bỏ, bắt cá bự không hà, hồi đó bán cho ai, làm mần làm khô, nướng, hấp cúng ông bà. Xưa xóm giềng thân nhau lắm"
Còn với gia đình của ông Luật khi ấy thì cá được lựa ra, cá lớn thì mang ra chợ bán lấy tiền sắm Tết, do là cá đồng thứ thiệt nên giá cũng cao hơn cá nuôi gấp nhiều lần mà có bao nhiêu cũng bán hết. Số còn lại thì “thủ” sẵn trong nhà ăn Tết: "Người ta dữ lắm, một người mà tát đìa một cái làm cá, một nhà nếu mà đìa lớn lớn khoảng chừng 20 người làm cá 2-3 ngày. Ở xóm người ta lại người ta làm cá. Làm dùm, ai muốn lại làm thì làm hà, rồi hốt cá về ăn"
Với dân quê thời trước, mùa tát đìa giống như “khởi động” cho việc họ bắt đầu ăn Tết. Từ thời điểm tiếng máy lạch tạch nổ từ đầu trên đến xóm dưới, các bà, các mẹ tất bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bánh kẹo cho ngày xuân.
Bà Nguyễn Thị Chinh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhớ lại ký ức của những ngày xưa cũ: "Hồi đó tôi đìa nhiều lắm, địa để đại vậy đó rồi cái nước giựt cạn hết trơn. Hồi đó đâu có bờ bao gì đâu, cạn xuống cái đồng nó khô đó rồi của ai nấy tát. Cá mần mắm. Cá sống cá lóc, cá trê, cá rô, sống thì bán, còn chết thì mần mắm. Toàn bộ là cá sặc mần mắm hết. Cá dữ lắm mà giờ người ta xuyệt hết trơn với lại người ta ban ra người ta mần ruộng hết"
Theo thời gian, tát đìa dần biến mất và mùa tát đìa cũng dần thưa vắng. Vì nhiều lý do, bà con vùng quê lấp đìa để có thêm đất canh tác hoặc cải tạo để phù hợp với mục đích sử dụng. Hơn nữa, mùa lũ không còn tràn đồng nên cá chẳng thể sinh sôi nhiều như ngày xưa. Do đó, gia đình nào còn đủ điều kiện thì mới tổ chức tát đìa, nhưng cũng chỉ để cháu con trong nhà tham gia chẳng cần hàng xóm vần công.
Chuyện tát đìa giờ chỉ còn nhiều ở những cánh đồng giáp biên và người ta cũng không tát rộ mà tranh thủ lúc nào thuận lợi nhất mà thôi. Tuy nhiên, thói quen chờ đến cuối năm mới kiếm cá ăn Tết đã đi vào nếp nghĩ của dân quê nên phải cuối tháng Chạp họ mới tát đìa bắt cá. Khác với cha ông xưa, dân quê ngày nay tát đìa thuận lợi hơn rất nhiều. Họ không tát gàu mà chủ yếu chạy máy dầu, máy xăng.
Dù cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi thói quen tát đìa ăn Tết nhưng ký ức về mùa tát đìa vẫn mãi lưu giữ trong lòng mỗi người dân quê, như một minh chứng cho sự gắn kết cộng đồng và những nét đẹp truyền thống của những ngày cuối năm.
Hôm nay đã bước sang ngày thứ tư phương án thí điểm tổ chức lại giao thông nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Trong thời gian từ 22/1 đến 22/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến 25 tháng Giêng năm Ất Tý), Sở GTVT Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô thành phố dịp này theo 6 hướng.
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo nghiên cứu, điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu giao thông, rà soát, đề xuất việc sử dụng tạm thời vỉa hè trong thời gian cuối năm, giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phương tiện xe container, xe tải, ô tô….phải “chôn chân” nhiều giờ trên đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội cũ, thuộc TP. Thủ Đức, TP.HCM) vì kẹt xe.
Như kế hoạch trước đó thì kể từ ngày hôm nay (21/1/2025), tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức thu phí đối với hành khách sau thời gian 30 ngày miễn phí.
Sáng 21/1/2025, tuyến Metro số 1 chính thức triển khai bán vé cho hành khách. Tuy nhiên, nhiều người dân phản ánh với VOV Giao thông về việc hệ thống thanh toán tự động gặp sự cố, buộc họ phải mua vé giấy thủ công.
Sáng 21/1, cầu Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân đã chính thức được thông xe, đánh dấu sự hoàn thành của một dự án giao thông quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Tây Nam thành phố.