Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Kinh tế tháng 1/2024: Nhiều điểm sáng bên cạnh khó khăn, thách thức tăng trưởng

Anh Thư - Như Ngọc: Thứ ba 30/01/2024, 20:16 (GMT+7)

Theo số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Thống kê công bố, những điểm sáng kinh tế tháng 1/2024 có thể kể đến là chỉ số sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu hay số doanh nghiệp thành lập... Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế mới vẫn còn những khó khăn và thách thức.

Hoạt động sản xuất được tăng cường phục vụ nhu cầu Tết và số ngày làm việc trong tháng nhiều hơn cùng kỳ 2023, nên hoạt động nông nghiệp phát triển khá tốt; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2024 tăng hơn 18%. Đó là 2 trong số nhiều điểm sáng về kinh tế trong tháng 1 vừa qua.

Về những điểm khó khăn, thách thức, bà Đỗ Thị Ngọc – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê nhìn nhận cụ thể: "Thách thức lĩnh vực nông nghiệp khi diện tích trồng rừng mới ước đạt 7,8 nghìn héc-ta, giảm 4,3 %. Sản xuất công nghiệp dù tăng so với cùng kỳ năm nhưng so với tháng trước giảm 4,4 % cho thấy doanh nghiệp ảnh hưởng từ biến động thị trường thế giới.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao và cao hơn doanh nghiệp gia nhập thị trường cho thấy khó khăn hiện hữu. Vốn FDI tăng nhưng ở mức thấp cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài còn khó khăn, chưa thể mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một điểm nữa, xuất nhập khẩu hàng hóa dù tháng 1 tăng cao đấy nhưng đang đối diện với rất nhiều thách thức khi căng thẳng tại Biển Đỏ làm gia tăng chi phí vận tải Việt Nam và khu vực, châu Âu."

Ảnh minh họa: Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

Ảnh minh họa: Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

Ở góc độ doanh nghiệp,  - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hà Nội nhìn nhận, có được những điểm sáng kinh tế tháng 1 vừa nêu, ngoài các yếu tố kinh tế nền tảng, ngoài nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, phải khẳng định đã có những tác động mạnh mẽ từ chủ trương, chính sách, định hướng từ cấp vĩ mô.

Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng thắn, việc số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động chỉ bằng hơn 1 nửa tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là số liệu rất đáng lưu ý, nếu không muốn nói là đáng báo động, cần được quan tâm.

"Số doanh nghiệp thành lập mới là những startup, có nhu cầu kinh doanh hoặc bắt đầu kinh doanh và khó tồn tại trong 10 năm tơi, còn số doanh nghiệp vừa rút lui khỏi thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đã trải qua những khủng hoảng thị trường suốt thời gian qua cho đến bây giờ.

Điều này cho thấy Chính phủ phải có những biện pháp rất mạnh để ngăn chặn làn sóng doanh nghiệp tạm ngừng này, có thể là kéo dãn thời gian nộp thuế như thời COVID-19 hoặc giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân – phải “bảo dưỡng” và “nuôi dưỡng” nguồn thu để họ tiếp tục hoạt động. Bản chất những doanh nghiệp vừa rút lui và đang tạm ngừng họ đã đóng góp nguồn thu cho ngân sách trước đó", ông Lưu Hải Minh cho biết.

Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế - PGS. TS Vũ Thành Hưng phân tích khẳng định: điểm sáng và thách thức kinh tế đang ở thế “giằng co” khi những hoạt động thể hiện tăng trưởng không quá nổi bật và bứt phá sô với mức tăng tháng trước, cùng kỳ năm trước, tức là không có nhiều tiềm năng trở thành trụ đỡ cho các hoạt động kinh tế khác:

"Vấn đề căn bản - giữ chân doanh nghiệp trên thị trường, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Muốn làm được, đầu tiên là tín dụng, tài chính. Nguồn cung tiền và chỉ số lạm phát là một chỉ báo, trong đó có vấn đề phải đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai là phải tăng cường đầu tư công, hàm ý là cải thiện logistics, hệ thống giao thông vận tải phải tốt, phục vụ luân chuyển hàng hóa phải tốt và hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động hải quan, thanh toán, bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa…"

Bày tỏ lạc quan về triển vọng trong năm nay, bà Minh Đặng, Giám đốc Khối nghiên cứu của Dragon Capital cho rằng, năm 2024 Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội hơn là thách thức: "Đối với ngành sản xuất, năm 2023 Việt Nam có 1 năm rất khó khăn. Tuy nhiên, đây là do vấn đề trên toàn thế giới phải trải qua một chu kỳ là giảm hàng tồn kho.

Hiện nay chúng tôi theo dõi về chỉ số hàng tồn kho của các nhà sản xuất ở Châu Âu, Châu Mỹ và chỉ số hàng tồn kho của các nhà ở bán lẻ các khu vực trên thế giới, thì mức hàng tồn kho này đã về mức bền vững. Do đó có thể kỳ vọng đáy của nền sản xuất của Việt Nam cũng đã qua. Và năm 2024 sẽ là năm phục hồi kinh tế".

Anh Thư - Như Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn